Bài giảng Ngữ Văn lớp 10 - Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú-Trương Hán Siêu) - Trịnh Huy Cường

Bài giảng Ngữ Văn lớp 10 - Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú-Trương Hán Siêu) - Trịnh Huy Cường

a. Hoàn cảnh ra đời: Sáng tác đời vua Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông,

khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thắng lợi. Khi

vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá

khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.

(Khi vương triều nhà Trần có dấu hiệu suy thoái, cần phải nhìn lại quá

khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.)

b. Cảm hứng sáng tác:

Sông Bạch Đằng là sông Kinh Thầy đổ ra

biển giữa 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng

Dòng sông lịch sử :

- 928, Ngô Quyền đánh tan quân Nam- Hán

- 1288, Trần Quốc Tuấn đánh tan quân

Nguyên_ Mông

pdf 17 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn lớp 10 - Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú-Trương Hán Siêu) - Trịnh Huy Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Trương Hán Siêu
Giáo viên: Trịnh Huy Cường
Phú sông Bạch Đằng
TỔ NGỮ VĂN
(Bạch Đằng giang phú)
I TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Trương Hán Siêu
- Tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Am – Yên Ninh vốn là môn khách
của Trần Hưng Đạo, từng giữ nhiều chức vụ trong xã hội thời Trần.
- Là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của
quân dân nhà Trần chống quân Mông – Nguyên, được các vua Trần tin cậy và
nhân dân kính trọng.
I TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời: Sáng tác đời vua Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông,
khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thắng lợi. Khi
vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá
khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.
(Khi vương triều nhà Trần có dấu hiệu suy thoái, cần phải nhìn lại quá
khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.)
I TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm
b. Cảm hứng sáng tác:
Sông Bạch Đằng là sông Kinh Thầy đổ ra
biển giữa 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng
Dòng sông lịch sử :
- 928, Ngô Quyền đánh tan quân Nam- Hán
- 1288, Trần Quốc Tuấn đánh tan quân
Nguyên_ Mông
 Đề tài sáng tác cho thơ ca. Chiều trên sông Bạch Đằng
I TÌM HIỂU CHUNG
2. Tác phẩm
c. Thể loại:
Phú: nghĩa đen là bày tỏ, miêu tả. Có 2 loại:
* Phú cổ thể (phú lưu thuỷ) như bài ca, bài văn xuôi có vần;
* Phú Đường luật có vần có đối, luật bằng trắc nghiêm ngặt.
 Bài này thuộc phú cổ thể.
II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Cảm xúc lịch sử của “khách” trước cảnh sắc Bạch Đằng:
a. Hình tượng “Khách”: Tác giả.
(Thủ pháp nghệ thuật) lời kể sinh động, bày tỏ trực tiếp cảm xúc của tác giả.
b. Thú du ngoạn:
- Đi khắp nơi:
+ Chi tiết: “Giương buồm giong gió  lướt bể chơi trăng”.
+ Thời gian: “Sớm gõ, chiều lần”.
+ Không gian: “Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách 
Việt”; “Đầm Vân Mộng Tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết” Liệt kê những địa danh 
ở Trung Quốc.
 Tâm hồn phóng khoáng, tự do, thích thú du ngoạn, tráng chí bốn phương.
II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Cảm xúc lịch sử của “khách” trước cảnh sắc Bạch Đằng:
b. Thú du ngoạn:
- Đi khắp nơi:
+ Điển tích:
“Học Tử Trường chừ thú tiêu dao”.
 Thích đi nhiều nơi nhằm mở mang kiến thức, tầm nhìn, sự hiểu biết.
Tư Mã Thiên, tên tự Tử Trường (子長), là một nhà sử học Trung Quốc sống vào đầu thời
nhà Hán. Ông được coi là cha đẻ của ngành sử học Trung Quốc với bộ Sử ký.
Từ nhỏ, Tư Mã Thiên đã được học nhiều sách văn học và sử học đương thời.
Ông lớn lên trong môi trường Nho giáo, luôn coi tác phẩm lịch sử của mình là hành động
báo hiếu với cha theo đúng tư tưởng Nho gia.
Thời nhà Hán, Tư Mã Thiên quyết định bắt đầu một chuyến đi vòng quanh Trung Quốc.
Mục đích của chuyến đi là để thu thập các tài liệu và bằng chứng lịch sử, kiểm chứng lời đồn đại,
truyền thuyết và thăm viếng di tích lịch sử. Ông bắt đầu cuộc hành trình từ kinh đô Trường An
(gần Tây An ngày nay), đi về phía nam qua Trường Giang đến Trường Sa (tỉnh Hồ Nam ngày
nay). Tại đây, Tư Mã Thiên thăm lưu vực sông Mịch La, tương truyền là nơi nhà thơ Khuất
Nguyên đã gieo mình tự sát vào thời Chiến quốc. Sau đó, ông lại đi tìm nơi chôn cất của Hạ Vũ
trên núi Hội Kê và của Đế Thuấn trên núi Cửu Nghi (nay thuộc huyện Ninh Viễn, Hồ Nam). Tiếp
tục cuộc hành trình, ông đi về phía bắc đến Hoài Âm (淮阴, nay là Hoài An thuộc tỉnh Giang Tô)
để xem mộ danh tướng nhà Hán Hàn Tín, sau đó tiếp tục đi về phía bắc đến Khúc Phụ, quê hương
của Khổng Tử.
https://vi.wiktionary.org/wiki
II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Cảm xúc lịch sử của “khách” trước cảnh sắc Bạch Đằng:
- Đến bến sông Bạch Đằng:
+ Vị trí địa lý: “Qua cửa Đại Than, ngược bến ĐôngTriều”.
+ Cảnh sắc trên sông:
“Bát ngát sóng kình thướt tha đuôi trĩ Nước trời: một sắc, phong cảnh..”.
 Cảnh đẹp, hùng vĩ.
“Bờ lau san sát Sóng chìm giáo gãy”.
 Tái hiện lại cảnh chiến trận tang thương.
c. Tâm trạng:
“Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu. Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, tiếc thay dấu
vết luống còn lưu!”.
 Nỗi niềm hoài cổ, thương tiếc người anh hùng đã ngã xuống trước cảnh sao dời vật đổi...
II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Cảm xúc lịch sử của “khách” trước cảnh sắc Bạch Đằng:
Sơ kết: Nhân vật khách - tác giả có tâm hồn nhạy cảm trước cảnh
vật thiên nhiên, một kẻ sĩ nặng lòng với đất nước.
II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
2. Các bô lão kể về chiến thắng trên sông Bạch Đằng:
a. Hình tượng bô lão: (người cao tuổi, hiểu biết, uy tín) kể chuyện lời kể có sức thuyết phục.
b. Bô lão kể lại chiến công xưa:
- Sông bạch Đằng: nơi ghi dấu nhiều chiến công xưa.
- Diễn biến trận chiến:
+ Bối cảnh chiến trường được tạo dựng bởi những hình ảnh hoành tráng: “Thuyền bè san
sát nối đuôi nhau kéo dài hàng ngàn dặm, cờ quạt phấp phới bay theo chiều gió”.
+ Trên nền chiến trận ấy là sự xuất hiện của đội quân dũng mãnh, giáo gươm tua tủa:
“Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”.
+ Nghệ thuật phóng đại: Chiến trường dữ dội, khốc liệt và căng thẳng tới mức tưởng chừng
như tối sầm cả trời đất làm “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ”.
II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
2. Các bô lão kể về chiến thắng trên sông Bạch Đằng:
a. Hình tượng bô lão: (người cao tuổi, hiểu biết, uy tín) kể chuyện lời kể có sức thuyết phục.
b. Bô lão kể lại chiến công xưa:
- Sông bạch Đằng: nơi ghi dấu nhiều chiến công xưa.
- Diễn biến trận chiến:
+ Khí thế của chiến trường và khói lửa ngút trời bốc lên cao che lấp cả Mặt trời, Mặt trăng,
khiến cho bầu trời đất dường như muốn đổi sắc.
 Lối tả thậm xưng đó đã gợi lên cảm nhận tổng hợp về âm thanh, màu sắc, ánh
sáng của chiến trận dữ dội Bạch Đằng. Theo nhịp của từng câu trong bài phú, chúng ta
tưởng như đang nghe thấy tiếng hò reo rung trời chuyển đất, tiếng va chạm giáo gươm
loảng xoảng, tiếng la hét thất điên bát đảo của quân thù khi vấp phải trận địa cọc ngầm
tua tủa mọc lên từ đáy nước.
II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
2. Các bô lão kể về chiến thắng trên sông Bạch Đằng:
a. Hình tượng bô lão: (người cao tuổi, hiểu biết, uy tín) kể chuyện lời kể có sức thuyết phục.
b. Bô lão kể lại chiến công xưa:
- Sông bạch Đằng: nơi ghi dấu nhiều chiến công xưa.
- Diễn biến trận chiến:
+ Mưu mô của quân xâm lược phương Bắc:
 Điển tích: sức mạnh của quân Nguyên với vai trò Hốt Tất Liệt có lực lượng kị
binh hết sức tinh nhuệ, tương truyền “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được ở chỗ
ấy”.
 “Những tưởng gieo roi một lần. Quét sạch Nam bang bốn cõi.”
Quân Nguyên ỷ thế quân đông, tướng mạnh kiêu căng, ngạo mạn.
II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
2. Các bô lão kể về chiến thắng trên sông Bạch Đằng:
- Kết quả:
+ “Hung đồ hết lối! Khác nào như khi xưa:
 Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
 Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”
+ “Đến nay nước sông tuy chảy hoài, mà nhục quân thù khôn rửa nổi!”  bài học đắt giá cảnh
tỉnh quân xâm lược đến muôn đời.
+ “Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi.”  chiến thắng này như một cuộc sinh nở vĩ đại lần
thứ hai của vũ trụ để sáng tạo ra đất nước.
 So sánh liên tưởng (điển tích)  sự thất bại thảm bại của giặc và chiến thắng oanh
liệt của ta yêu nước, tự hào trước chiến công của ông cha ta.
Sơ kết: Lời kể theo trình tự diễn biến của sự kiện với thái độ, giọng điệu đầy nhiệt
huyết, tự hào. Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích,...
3. Lời bàn luận, suy nghĩ và cảm xúc của tác giả:
- “Từ có vũ trụ  giang san” khẳng định độc lập là quyền bất khả xâm phạm.
- So sánh, điển tích: Trần Quốc Tuấn hội tướng sĩ vương hầu ở bến Bình Than như
+ Lã Vọng, người đời Ân giúp Vũ Vương hội quân ở bến Mạnh Tân để diệt vua Trụ tàn ác;
+ Hàn Tín, người đời Hán giúp Lưu Bang đánh tan quân Tề ở Duy Thủy.
 mượn điển tích, người kể đang muốn tôn lên sự tài ba, xuất chúng của Đại vương Trần Quốc
Tuấn trong lời kể âm vang niềm tự hào về “nhân tài” Đất Việt.
- “Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng; Bởi đại vương coi thế giặc nhàn” các yếu tố quyết định chiến
thắng: thiên thời địa lợi, nhân hoà  thái độ ung dung, bình tĩnh, tự tin, quyết đoán của người
làm chủ chiến cuộc nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo.
- “Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn”: sông Bạch Đằng, nơi ghi dấu chiến công lịch sử sẽ
còn mãi âm vang lời ngợi ca, tự hào về những “nhân tài”.
- Cảm xúc: “đến bên sông  lệ chan” Buồn thương, tiếc nuối, khâm phục tự hào dân tộc..
II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
4. Lời ca khẳng định vai trò, đức độ của con người:
a. Lời ca của bô lão:
“Sông Đằng... lưu danh” quy luật.
- Bọn bất nghĩa – tiêu vong.
- Người anh hùng – lưu danh.
 Chân lý: Sông Bạch Đằng là nơi lưu giữ chiến công dân tộc xu thế vận động chung của đời sống, những
giá trị xứng đáng được trường tồn cùng lịch sử, được vĩnh viễn hóa cùng không gian và thời gian.
b. Lời ca của khách:
“Anh minh đức cao”.
 Ca ngợi tài đức của người lãnh đạo + sức mạnh của dân tộc.
 Bạch Đằng đã trở thành một niềm tin, sau này khi trên dải đất Việt Nam “Trăm con sông đều
muốn hóa Bạch Đằng” (Chế Lan Viên) Niềm tự hào dân tộc.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, hình tượng nghệ thuật sinh động mang ý nghĩa khái quát.
- Giọng thơ hào hùng, có lúc lắng đọng sâu sắc.
2. Ý nghĩa văn bản
Bài phú ca ngợi:
- Truyền thống anh hùng bất khuất.
- Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời.
Mang giá trị nhân văn cao đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngu_van_lop_10_phu_song_bach_dang_bach_dang_giang.pdf