Bài tập Chương 5: Nhóm Halogen

Bài tập Chương 5: Nhóm Halogen

CHƯƠNG 5. NHÓM HALOGEN

LÝ THUYẾT

Câu 1. Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:

Â. 3s23p5 B. 2s32p5 C. 4s24p5 D. ns2np5

Câu 2. Nguyên tố chỉ có số oxi hóa – 1 trong tất cả các hợp chất là:

Â. Clo B. flo C. brom D. cả A, B và C

Câu 3. Phát biểu không phải là đặc điểm chung của các halogen là:

Â. Nguyên tử halogen dễ thu thêm 1 eletron

B. Các nguyên tố halogen đều có khả năng thể hiện các số oxi hóa – 1, +1, +3, +5, +7.

C. Halogen là những phi kim điển hình.

D. Liên kết trong phân tử halogen X2 không bền lắm, chúng dễ bị tách thành 2 nguyên tử halogen X.

pdf 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 3535Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Chương 5: Nhóm Halogen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tớ yêu môn Hóa Cô Ngọc 01649645424 
 1 
CHƯƠNG 5. NHÓM HALOGEN 
LÝ THUYẾT 
Câu 1. Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 
Â. 3s
2
3p
5 
B. 2s
3
2p
5
 C. 4s
2
4p
5
 D. ns
2
np
5 
Câu 2. Nguyên tố chỉ có số oxi hóa – 1 trong tất cả các hợp chất là: 
Â. Clo
B. flo C. brom D. cả A, B và C 
Câu 3. Phát biểu không phải là đặc điểm chung của các halogen là: 
Â. Nguyên tử halogen dễ thu thêm 1 eletron 
B. Các nguyên tố halogen đều có khả năng thể hiện các số oxi hóa – 1, +1, +3, +5, +7. 
C. Halogen là những phi kim điển hình. 
D. Liên kết trong phân tử halogen X2 không bền lắm, chúng dễ bị tách thành 2 nguyên tử halogen X. 
Câu 4. Hãy chỉ ra phát biểu sai dưới đây: 
Â. Đơn chất clo là chất khí, màu vàng lục. 
B. Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính khử mạnh. 
C. Khí clo ít tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ. 
D. Trong các hợp chất với oxi, clo đều có số oxi hóa dương. 
Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của phản ứng giữa kim loại với khí clo: 
Â. Tốc độ phản ứng xảy ra nhanh. 
B. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt. 
C. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm. 
D. Tạo ra muối clorua trong đó kim loại có số oxi hóa thấp. 
Câu 6. Hiện tượng xảy ra khi cho dây sắt nóng đỏ và bình đựng khí clo là: 
Â. Có khói trắng B. Có khói nâu C. Có khói đen D. Có khói tím 
Câu 7. Khi đưa môi sắt chứa natri nóng chảy vào bình đựng khí clo, hiện tượng quan sát được là: 
Â. Xuất hiện khói nâu B. Có tiếng nổ lép bép C. Ngọn lửa sáng chói D. cả A, B và C 
 Câu 8. Tính chất nào sau đây không là tính chất của nước clo? 
Â. Có màu vàng lục B. Có mùi hắc C. Có tính khử mạnh D. Có tính tẩy màu 
Câu 9. Hiện tượng xảy ra khi cho quỳ tím vào nước clo là: 
Â. Quỳ tím không đổi màu B. Quỳ tím hóa đỏ 
C. Quỳ tím mất màu D. Quỳ tím hóa đỏ rồi ngay lập tức mất màu 
Câu 10. Hãy chỉ ra đâu không phải ứng dụng của khí clo: 
Â. Xử lí nước sinh hoạt B. Sản xuất nhiều hợp chất hữu cơ 
C. Sản xuất NaCl, KCl trong công nghiệp D. Dùng để tẩy trắng, sản xuất chất tẩy trắng 
Câu 11. Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm, ở miệng bình thu khí clo có bông tẩm xút để: 
Â. Nhận biết bình đã đầy khí chưa. 
B. Không choc lo khuyết tán vào không khí. 
C. Dùng để nhận biết khí clo do clo tác dụng với xút sinh ra nước Gia –ven có tác dụng làm trắng bông 
D. Cả B và C. 
Câu 12. Không được dung biện pháp này để nhận biết khí clo: 
Â. Quan sát màu sắc của khí B. Ngửi mùi của khí 
C. Dùng quỳ tím ẩm D. Sục vào nước tạo dung dịch làm mất màu quỳ 
Tớ yêu môn Hóa Cô Ngọc 01649645424 
 2 
Câu 13. Cách tốt nhất để làm sạch không khí trong phòng thí nghiệm có lãn lượng lớn khí clo là: 
Â. Phun nước B. Phun dd Ca(OH)2 C. Phun NH3 đặc D. Phun khí H2 
Câu 14. Tính chất của axit HCl là: 
Â. Là axit mạnh, có tính oxi hóa, có tính khử 
B. là axit mạnh, có tính oxi hóa, không có tính khử 
C. Là axit mạnh, có tính khử, không có tính oxi hóa 
D. Là axit mạnh, tác dụng được với các kim loại đứng trước hiđro trong dãy điện hóa, có tính khử 
không có tính oxi hóa. 
Câu 15. Điều chế khí hiđro clorua bằng cách: 
Â. Cho tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4 đặc và đun nóng 
B. Cho dung dịch NaCl tác dụng với H2SO4 đặc và đun nóng 
C. Cho dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 và đun nóng 
D. Cho tinh thể NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 và đun nóng 
Câu 16. Cho các axit HCl (1), HI (2), HBr (3). Sắp xếp theo chiều tính khử giảm dần: 
Â. (1) > (2) > (3)
B. (3) > (2) > (1) C. (1) > (3) > (2) D. (2) > (3) > (1) 
Câu 17. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần theo thứ tự sau: 
Â. Cl2> Br2> I2> F2 B. F2> Cl2> Br2> I2 C. Br2> F2> I2> Cl2 D. I2> Br2> Cl2> F2 
Câu 18. Số oxi hóa của clo trong các hợp chất: HCl; KClO3; HClO; HClO2; HClO4 lần lượt là: 
Â.+1, +5, -1, +3, +7
B. -1, +5, +1, -3, +7 C. -1, -5, -1, -3, -7 D. -1, +5, +1, +3, + 7 
Câu 19. Thêm dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột. Hiện tượng quan sát được là: 
Â. Dung dịch hiện màu xanh B. dung dịch hiện màu vàng 
C. Có kết tủa màu trắng D. Có kết tủa màu vàng nhạt 
Câu 20. Chất tác dụng với H2O tạo ra khí oxi là: 
Â. Flo
B. Clo C. Brom D. Iot 
Câu 21. Dãy khí nào sau đây (từng chất một) làm nhạt được màu của dung dịch nước brom: 
Â. CO2, SO2, N2, H2S B. SO2, H2S C. H2S, SO2, N2, H2O D. CO2, SO2, NO2 
Câu 22. Có 3 dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 loãng. Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch trên là: 
Â. AgNO3 B. BaCO3 C. Cu(NO3)2 D. AgNO3 
Câu 23. Sắp xếp nào sau đây theo chiều tăng dần tính axit: 
Â. HClO > HClO2 > HClO3 > HClO4 B. HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4 
C. HClO3 HClO4 > HClO > HClO4 
Câu 24. Dung dịch được dung để khắc chữ, tranh lên thủy tinh là: 
Â. dd NaOH B. dd HF C. dd H2SO4 đặc D. dd HClO4 
Câu 25. Trước đây, trong ngành công nghiệp điện lạnh người ta sử dụng CFC làm chất sinh hàn trong điều hòa 
và tủ lạnh. Nhưng đây là chất độc gây nguy hại nghiệm trọng đến môi trường nên đã bị ngưng sử dụng. Hãy cho 
biết CFC là chất nào sau đây: 
Â. CF4 và CCl4 B. CF4 và CF2Cl2 C. CCl4 và CFCl3 D. CF2Cl2 và CFCl3 
Câu 26. Chất rơi vào da gây bỏng nặng là: 
Â. Nước clo B. Cồn iot C. Brom D. Cả A, B và C 
Tớ yêu môn Hóa Cô Ngọc 01649645424 
 3 
Câu 27. Trước khi thời đại máy ảnh kĩ thuật số bùng nổ như hiện nay, để chụp ảnh người thợ chủ yếu dung máy 
ảnh cơ và lưu hình ảnh trên phim thay vì thẻ nhớ. Bạn hãy cho biết chất nào được dùng để tráng lên phim ảnh là 
chất nào: 
Â. AgCl B. AgBr C. AgI D. AgF 
Câu 28. Hãy chỉ ra đâu không là ứng dụng của brom? 
Â. Dùng để sản xuất một số dẫn xuất của hiđrocacbon như C2H5Br, C2H4Br2 trong công nghiệp dược 
phẩm 
B. Sản xuất NaBr dùng làm thuốc chống sâu răng 
C. Sản xuất AgBr dùng để tráng lên phim ảnh 
D. Các hợp chất của brom được dùng nhiều trong công nghiệp dầu mỏ, nông nghiệp, phẩm nhuộm 
Câu 29. Muối iot là muối ăn được trộn thêm một lượng nhỏ: 
Â. I2 B. NaI C. KI D. CaI2 
BÀI TẬP 
DẠNG I. VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau: 
a) HCl  Cl2  FeCl3  NaCl  HCl  CuCl2  AgCl 
b) KMnO4Cl2HCl FeCl3  AgCl Cl2Br2I2ZnI2 
DẠNG II. NHẬN BIẾT 
Nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: 
Câu 1. Không giới hạn thuốc thử: 
a) HCl, NaCl, NaOH 
b) NaCl, NaBr, NaNO3 
c) HCl, H2SO3, H2SO4 
Câu 2. Chỉ dùng 1 loại thuốc thử: 
a) KI, NaCl, HNO3 
b) KBr, ZnI2, HCl 
DẠNG III. BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT CỦA HALOGEN 
Câu 1. Cho 0,012 mol Fe và 0,02 mol Cl2 tham gia phản ứng với nhau. Khối lượng muối khan thu được là: 
Â. 4,34 gam B. 3,90 gam C. 1,95 gam D. 2,17 gam 
Câu 2. Cho 1,12 lít halogen X2 tác dụng vùa đủ với kim loại đồng, thu được 11,2 gam CuX2. Nguyên tố halogen 
đó là: 
Â. Iot B. Flo C. Clo D. Brom 
Câu 3. Cho 10,8 gam một kim loại M tác dụng với khí clo thấy tạo thành 53,4 gam mối clorua kim loại. Xác 
định tên kim loại M: 
Â. Na B. Fe C. Al D. Cu 
Câu 4. Cho m gam đơn chất halogen X2 tác dụng với Mg dư thu được 19 gam muối. Cũng m gam X2 cho tác 
dụng với Al dư thu được 17,8 gam muối. X là: 
Â. Flo B. Clo C. Iot D. Brom 
Câu 5. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung 
dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là: 
Tớ yêu môn Hóa Cô Ngọc 01649645424 
 4 
Â. Ca và Sr B. Sr và Ba C. Mg và Ca D. Be và Mg 
Câu 6. Chất dùng để làm khô khí Clo ẩm là: 
Â. Dung dịch H2SO4đ B. Na2SO4 khan C. dung dịch NaOHđ D. CaO 
Câu 7. Hòa tan 23,6 gam hỗn hợp KBr và NaCl vào nước rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 
0,5M thấy tạo ra 47,5 gam hỗn hợp kết tủa. 
a) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu? 
b) Tính thể tích dung dịch AgNO3 cần dùng? 
DẠNG IV. BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT CỦA AXIT HALOGEN HIĐRIC 
Câu 1. Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho 
biết công thức của oxit đó? 
Â. Al2O3 B. CaO C. CuO D. FeO 
Câu 2. Cho 14,2 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở đktc là: 
Â. 0,561 B. 5,61 C. 4,481 D. 8,961 
Câu 3. Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). 
Khối lượng muối khan thu được là: 
Â. 11,3 gam B. 7,75 gam C. 7,1 gam D. kết quả khác 
Câu 4. Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A 
và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu? 
Â. 11,10 gam B. 13,55 gam C. 12,20 gam D. 15,80 gam 
Câu 5. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được 
hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là: 
Â. 90 ml B. 57 ml C. 75 ml D. 50 ml 
Câu 6. Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol 
Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là: 
Â. 0,23 B. 0,18 C. 0,08 D. 0,16 
Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 
(ở đktc). Thể tích O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là: 
Â. 2,80 lít B. 1,68 lít C. 4,48 lít D. 3,92 lít 
Câu 8. Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500 ml dung dịch 
NaOH 4M (ở nhiệt độ thường). 
a, Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 
b, Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích nước lọc thu được 
thay đổi không đáng kể. 
DẠNG V. BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT CỦA MUỐI HALOGENUA 
Câu 1. Cho 200 ml dung dịch AgNO3 1M tác dụng với 100ml dung dịch FeCl2 0,1 M thu được khối lượng kết 
tủa là: 
Â. 2,87 gam B. 3,95 gam C. 23,31 gam D. 28,7 gam 
Câu 5. Cho 31, 84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư 
thì thu được 57,34 gam kết tủa. Công thức của 2 muối là: 
Â. NaCl và NaBr B. NaBr và NaI C. NaF và NaCl D. kết quả khác 
Tớ yêu môn Hóa Cô Ngọc 01649645424 
 5 
Câu 8. Cho 300 ml một dung dịch có hòa tan 5,85 gam NaCl tác dụng với 200 ml dung dịch có hòa tan 34 gam 
AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc. 
a, Tính khối lượng chất kết tủa thu được. 
b, Tính nồng độ mol của chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được thay đổi không đáng 
kể. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_dang_bai_tap_chuong_halogen.pdf