Bài tập chương Halogen

Bài tập chương Halogen

Câu 1: Cho 4 đơn chất F2; Cl2; Br2; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

 A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.

Câu 2: Câu nào sau đây Không đúng?

 A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.

 B. Các halogen đều có số oxi hóa là -1; 0; +1; +3; +5; +7.

 C. Các halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p.

 D. Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ flo đến iod.

Câu 3: Các hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố halogen thì halogen có tính oxi hoá mạnh hơn sẽ có số oxi hoá

 A. dương. B. âm. C. không. D. không xác định được.

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập chương Halogen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập chương halogen
Câu 1: Cho 4 đơn chất F2; Cl2; Br2; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
            A. F2.                           B. Cl2.                         C. Br2.             D. I2.
Câu 2: Câu nào sau đây Không đúng?
            A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.
            B. Các halogen đều có số oxi hóa là -1; 0; +1; +3; +5; +7.
            C. Các halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p.
            D. Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ flo đến iod.
Câu 3: Các hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố halogen thì halogen có tính oxi hoá mạnh hơn sẽ có số oxi hoá
            A. dương.                   B. âm.                          C. không.                    D. không xác định được.
Câu 4: Trong tự nhiên, các halogen
            A. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.                       B. chỉ tồn tại ở dạng muối halogenua.
            C. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.                       D. tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.
Câu 5: Khi cho khí Cl2 tác dụng với khí NH3 có chiếu sáng thì
            A. thấy có khói trắng xuất hiện.                     B. thấy có kết tủa xuất hiện.
            C. thấy có khí thoát ra.                                   D. không thấy có hiện tượng gì.
Câu 6: HF có nhiệt độ sôi cao bất thường so với HCl, HBr, HI là do
            A. flo có tính oxi hoá mạnh nhất.       B. flo chỉ có số oxi hoá âm trong hợp chất.
            C. HF có liên kết hiđro.                                  D. liên kết H – F phân cực mạnh nhất.
Câu 7: Trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá -1 còn clo, brom, iod có cả số oxi hóa +1; +3; +5; +7 là do so với clo, brom, iod thì
            A. flo có tính oxi hoá mạnh hơn.        B. flo có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.
            C. nguyên tử flo có cấu tạo đặc biệt. D. nguyên tử flo không có phân lớp d.
Câu 8: ở điều kiện thường, clo là chất khí, màu vàng lục, có mùi xốc và nặng hơn không khí
            A. 1,25 lần.                 B. 2,45 lần.                  C. 1,26 lần.                  D. 2,25 lần.
Câu 9: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách
            A. điện phân nóng chảy NaCl.                        B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
            C. phân huỷ khí HCl.                          D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2; KMnO4
Câu 10 (A-07): Trong công nghiệp người ta thường điều chế clo bằng cách
            A. điện phân nóng chảy NaCl.                        B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
            C. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dd NaCl.    D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2; đun nóng.
Câu 11: Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím
            A. chuyển sang màu đỏ.                                  B. chuyển sang màu xanh.
            C. không chuyển màu.                                    D. chuyển sang không màu.
Câu 12: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách
            A. clo hoá các hợp chất hữu cơ.                     B. cho clo tác dụng với hiđro.
            C. đun nóng dung dịch HCl đặc.        D. cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc.
Câu 13: Thứ tự tăng dần tính axit của các axit halogen hiđric (HX) là
            A. HF < HCl < HBr < HI.                              B. HI < HBr < HCl < HF.
            C. HCl < HBr < HI < HF.                              D. HBr < HI < HCl < HF.
Câu 14: Có 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI đựng trong các lọ bị mất nhãn. Nếu dùng dung dịch AgNO3 thì có thể nhận được
            A. 1 dung dịch.           B. 2 dung dịch.           C. 3 dung dịch.           D. 4 dung dịch.
Câu 15: Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Một trong các hoá chất có thể loại bỏ clo ra khổi hỗn hợp là
            A. KBr.                       B. KCl.                        C. H2O.                       D. NaOH.
Câu 16: Axit pecloric có công thức
            A. HClO.                    B. HClO2.                   C. HClO3.                   D. HClO4.
Câu 17: Axit cloric có công thức
            A. HClO.                    B. HClO2.                   C. HClO3.                   D. HClO4.
Câu 18 (B-07): Cho 13,44 lít khí Cl2 (đktc) qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
            A. 0,24M.                    B. 0,48M.                    C. 0,2M.                      D. 0,4M.
Câu 19: Điện phân 2 lít dung dịch hỗn hợp NaCl và KCl có màng ngăn một thời gian thu được 1,12 lít khí Cl2 (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi. Tổng nồng độ mol của NaOH và KOH trong dung dịch thu được là
            A. 0,01M.                    B. 0,025M.                  C. 0,03M.                    D. 0,05M.
Câu 20: Độ tan của NaCl ở 100OC là 50 gam. ở nhiệt độ này dung dịch bão hoà NaCl có nồng độ phần trăm là
            A. 33,33.                     B. 50.                          C. 66,67.                     D. 80.
Câu 21: Hoà tan 11,2 lít khí HCl (đktc) vào m gam dung dịch HCl 16% thu được dung dịch HCl 20%. Giá trị của m là
            A. 36,5.                       B. 182,5.                     C. 365,0.                     D. 224,0.
Câu 22: Hoà tan V lít khí HCl (đktc) vào 185,4 gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch HCl 16,57%. Giá trị của V là
            A. 4,48.                       B. 8,96.                       C. 2,24.                       D. 6,72.
Câu 23: Cho 11,2 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 16,98 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al thu được 42,34gam hỗn hợp Z gồm MgCl2; MgO; AlCl3 và Al2O3.
     1. Phần trăm thể tích của oxi trong X là
            A. 52.                          B. 48.                          C. 25.                          D. 75.
     2. Phần trăm khối lượng của Mg trong Y là
            A. 77,74.                     B. 22,26.                     C. 19,79.                     80,21.
Câu 24: Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Lượng clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên là
            A. 0,1 mol.                  B. 0,05 mol.                C. 0,02 mol.                D. 0,01 mol.
Câu 25: Hoà tan hỗn hợp gồm 0,2 mol Al; 0,2 mol Fe và 0,2 mol Fe3O4 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
            A. 74,2.                       B. 42,2.                       C. 64,0.                       D. 128,0.
Câu 26: Hoà tan 174 gam hỗn hợp M2CO3 và M2SO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí CO2và SO2 thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500ml dung dịch NaOH 3M.  Kim  loại M là
            A. Li.                           B. Na.                          C. K.                           D. Rb.
Câu 27: Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỷ lệ mol là 1 : 1. Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O2 trong hỗn hợp lần lượt là
            A. 30 và 70.                B. 40 và 60.                 C. 50 và 50.                 D. 60 và 40.
Câu 28: Hoà tan hoàn toàn 25,12 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là
            A. 67,72.                     B. 46,42.                     C. 68,92                      D. 47,02.
Câu 29: Cho 6,72 lít clo (đktc) tác dụng với 16,8 gam Fe nung nóng rồi lấy chất rắn thu được hoà vào nước và khuấy đều thì khối lượng muối trong dung dịch thu được là
            A. 38,10 gam. B. 48,75 gam.  C. 32,50 gam.  D. 25,40 gam.
Câu 30: Cho 9,14 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu bằng dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc), dung dịch X và 2,54 gam chất rắn Y. Khối lượng muối trong X là
            A. 32,15 gam. B. 31,45 gam.  C. 33,25 gam.  D. 30,35gam.
Câu 31: Hoà tan hoàn toàn 10,05 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị II và III vào dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Khối lượng muối trong A là
            A. 10,38gam.  B. 20,66gam.   C. 30,99gam.   D. 9,32gam.
Câu 32: Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là
            A. 70,6.                       B. 61,0.                       C. 80,2.                       D. 49,3.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai halogen.doc