I. KIẾN THỨC
1. Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật có quỹ đạo là đường thẳng, có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường.
Chuyển động thẳng đều có ba đại lượng đặc trưng là: vận tốc(v), quãng đường(s) và thời gian
chuyển động(t).
1. Vận tốc trung bình : v = = (quãng đường chuyển động : thời gian chuyển động)
2. Độ dời : ∆x = x – x0 ; x2 – x1 (quãng đường vật đã chuyển động)
2. Tốc độ trung bình: vtb = ( tổng quãng đường CĐ : tổng thời gian CĐ )
= s1 + s2 + +sn
t1 + t2 + tn
3. Quãng đường đi được : s = v.t
4. Phương trình của chuyển động thẳng đều:
Để xây dựng phương trình chuyển động thẳng đều của 1 vật ta tiến hành như sau :
- Chuyển động thẳng nên quỹ đạo của vật chuyển động là đường thẳng
- Chuyển động thẳng đều nên v ko đổi
- Từ công thức s = vtb.t = vt ( s : km; m – t: h;s – v: km/h ; m/s)
Trong đó : - s : là quãng đường CĐ (độ dời) => s = ∆x = x – x0
- t : thời gian vật CĐ của quãng đường s => t = ∆t = t – t0
Từ công thức s = vt ta biến đổi :
x – x0 = v(t – t0) x = x 0 + v (t - t 0 ).
- x0 : vị trí của vật bắt đầu xét chuyển động so với gốc tọa độ
- t0 : thời điểm vật bắt đầu chuyển động
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU I. KIẾN THỨC 1. Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật có quỹ đạo là đường thẳng, có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường. Chuyển động thẳng đều có ba đại lượng đặc trưng là: vận tốc(v), quãng đường(s) và thời gian chuyển động(t). x – x0 t – t0 ∆x ∆t 1. Vận tốc trung bình : v = = (quãng đường chuyển động : thời gian chuyển động) 2. Độ dời : ∆x = x – x0 ; x2 – x1 (quãng đường vật đã chuyển động) s t 2. Tốc độ trung bình: vtb = ( tổng quãng đường CĐ : tổng thời gian CĐ ) = s1 + s2 ++sn t1 + t2 +tn 3. Quãng đường đi được : s = v.t 4. Phương trình của chuyển động thẳng đều: Để xây dựng phương trình chuyển động thẳng đều của 1 vật ta tiến hành như sau : Chuyển động thẳng nên quỹ đạo của vật chuyển động là đường thẳng Chuyển động thẳng đều nên v ko đổi Từ công thức s = vtb.t = vt ( s : km; m – t: h;s – v: km/h ; m/s) Trong đó : - s : là quãng đường CĐ (độ dời) => s = ∆x = x – x0 - t : thời gian vật CĐ của quãng đường s => t = ∆t = t – t0 Từ công thức s = vt ta biến đổi : x – x0 = v(t – t0) ó x = x 0 + v (t - t 0 ). x0 : vị trí của vật bắt đầu xét chuyển động so với gốc tọa độ t0 : thời điểm vật bắt đầu chuyển động + t0 t X0 O x - Nếu chọn gốc tọa độ và gốc thời gian tại vị trí vật bắt đầu CĐ (x 0 = 0, t0 = 0) thì x = s = v.t Đây là phương trình bật nhất x(t) biểu diễn trên hệ trục tọa độ : v (km/h; m/s) t(h; s) X (km; m) t(h; s) X (km; m) t(h; s) X0 v0 x = x 0 -vt x = x 0 + vt X0 O O O v = v0 v < 0 v >0 Cùng chiều Ngược chiều 5. Chú ý: - Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của vật nào đó (nếu có nhiều vật) - Vật chuyển động cùng chiều dương v > 0, ngược chiều dương v < 0. - Vật ở phía dương của trục tọa độ x > 0, ở phía âm của trục tọa độ x < 0. - Nếu hai vật chuyển động (trên cùng 1 hệ tọa độ) + khi hai vật gặp nhau thì x1 = x2 + khi hai vật cách nhau 1 khoảng ∆s = |x1 – x2| Nếu gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động thì t 0 = 0. Đổi km/h => m/s = km/3,6 và ngược lại II. CÁC DẠNG BÀI TẬP . Dạng 1 : Tính vận tốc, tốc độ trung bình. Bài 1 : Một ôtô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ôtô trong nửa đầu của khoảng thời gian này là 60km/h và trong nửa cuối là 40km/h. Tính tốc độ trung bình của ôtô trên cả đoạn đường AB. Bài 2 : Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB. Tốc độ của xe đạp trong nửa đầu của đoạn đường này là 12km/h là trong nửa cuối là 18km/h. Tính tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB. Dạng 2: Lập phương trình chuyển động – xác định vị trí và thời điểm hai vật gặp nhau Bài 3 : Lúc 8 giờ một ôtô khởi hành đi từ A về B với vận tốc 20m/s. Chuyển động thẳng đều. Lập phương trình chuyển động. Lúc 11h thì người đó ở vị trí nào.? c. Người đó cách A 40km lúc mấy giờ? Bài 4: Hai thành phố A và B cách nhau 250km. Lúc 7h sáng, 2 ô tô khởi hành từ hai thành phố đó hướng về nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 60km/h, xe kia có vận tốc v2 = 40 km/h. Hỏi 2 ô tô sẽ gặp nhau lúc mấy giờ ? tại vị trí cách B bao nhiêu km ? Bài 5: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km có hai ôtô chạy cùng chiều trên đoạn đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ôtô chạy từ A là 54km/h và của ôtô chạy từ B là 48km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai ôtô làm chiều dương. Bài 6 : Lúc 6 giờ một ôtô xuất phát đi từ A về B với vận tốc 60Km/h và cùng lúc một ôtô khác xuất phát từ B về A với vận tốc 50km/h. A và B cách nhau 220km. a. Lấy AB làm trục tọa độ, A là gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B và gốc thời gian là lúc 6giờ, lập phương trình chuyển động của mỗi xe. Bài 7 : Hai vật chuyển động ngược chiều qua A và B cùng lúc, ngược chiều để gặp nhau. Vật qua A có vận tốc v1 = 10m/s, qua B có vận tốc v2 = 15m/s. AB = 100m. a. Lấy trục tọa độ là đường thẳng AB , gốc tọa độ ở B, có chiều dương từ A sang B , gốc thời gian là lúc chúng cùng qua A và B .Hãy lập phương trình chuyển động của mỗi vật. III. ĐỀ TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP. Câu 1 : Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng : x = 5 + 60t (x : km, t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ? A.Từ điểm O, với vận tốc 5km/h. B.Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h. C.Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h. D.Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h. Câu 2 : Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v= 2m/s. Và lúc t= 2s thì vật có toạ độ x= 5m. Phương trình toạ độ của vật là A. x= 2t +5 B. x= -2t +5 C. x= 2t +1 D.x= -2t +1 Câu 3 : Phương trình của một vật chuyển động thẳng có dạng: x = -3t + 4 (m; s) . Kết luận nào sau đây là đúng A. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động B. Vật chuyển động theo chiều âm trong suốt thời gian chuyển động C. Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm t = 4/3 D. Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại toạ độ x= 4 Câu 4 : Trên hình là đồ thị tọa độ-thời gian của một vật chuyển động thẳng. Cho biết kết luận nào sau đây là sai? X(m) t(s) 25 10 0 5 A. Toạ độ ban đầu của vật là xo = 10m. B. Trong 5 giây đầu tiên vật đi được 25m. C. Vật đi theo chiều dương của trục toạ độ. D. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật ở cách gốc toạ độ 10m. Câu 5 : Trong các đồ thị sau đây, đồ thị nào có dạng của vật chuyển động thẳng đều? A. Đồ thị a B. Đồ thị b và d C. Đồ thị a và c D.Các đồ thị a,b và c đều đúng x O t a x O t b v O t c x O t d Câu 6 : Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều trên 1 quãng đường dài 40m. Nửa quãng đường đầu vật đi hết thời gian t1 = 5s, nửa quãng đường sau vật đi hết thời gian t2 = 2s. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là: A.7m/s B.5,71m/s C. 2,85m/s D. 0,7m/s Câu 7 : Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 20m/s, nửa quãng đường sau vật đi với vận tốc v2 = 5m/s. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là: A.12,5m/s B. 8m/s C. 4m/s D.0,2m/s Câu 8 : Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều; 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc trung bình 60km/h, 3 giờ sau xe chạy với vận tốc trung bình 40km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là: A. 50km/h B. 48km/h C. 44km/h D. 34km/h Câu 9 : Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có vận tốc trung bình là 20Km/h trên 1/4 đoạn đường đầu và 40Km/h trên 3/4 đoạn đường còn lại .Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là : A. 30km/h B. 32km/h C. 128km/h D. 40km/h Câu 10 : Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12km/h. Trong nửa thời gian sau xe chạy với vận tốc 18km/h .Vận tốc trung bình trong suốt thời gian đi là: A.15km/h B.14,5km/h C. 7,25km/h D. 26km/h Câu 11 : Một ngừơi đi xe đạp trên 2/3 đoạn đừơng đầu với vận tốc trung bình 10km/h và 1/3 đoạn đừơng sau với vận tốc trung bình 20km/h. Vận tốc trung bình của ngừơi đi xe đạp trên cả quảng đừơng là A. 12km/h B. 15km/h C. 17km/h D. 13,3km/h Câu 12 : Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn thẳng và xe ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 3 km. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là : A. x = 3 + 80t. B. x = 80 – 3t. C. x = 3 – 80t. D. x = 80t. Câu 13 : Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai xe làm chiều dương. Phương trình chuyển động của các ô tô chạy từ A và từ B lần lượt là ? A. xA = 54t ;xB = 48t + 10. B. xA = 54t + 10; xB = 48t. C.xA = 54t; xB = 48t – 10 . D. xA = -54t, xB = 48t. Câu 14 : Nội dung như bài trên(bài 13), hỏi khoảng thời gian từ lúc hai ô tô xuất phát đến lúc ô tô A đuổi kịp ô tô B và khoảng cách từ A đến địa điểm hai xe gặp nhau là A. 1 h ; 54 km. B.1 h 20 ph ; 72 km. C.1 h 40 ph ; 90 km. D.2 h ; 108 km. Câu 15 : Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây,phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ? A. x=15+40t (km,h) B. x=80-30t (km,h) C. x= -60t (km,h) D. x=-60-20t (km,h
Tài liệu đính kèm: