Đề cương ôn tập học kì I môn: Lịch sử lớp 10

Đề cương ôn tập học kì I môn: Lịch sử lớp 10

Câu 1: Khoa học đã chứng minh loài người có nguồn gốc từ đâu?

A. Do một loài Vượn cổ chuyển hóa thành

B. Do loài người tối cổ chuyển hóa thành

C. Do một loài Đười ươi cổ chuyển hóa thành

D. Do một loài Tinh tinh cổ chuyển hóa thành

Câu 2: Dấu vết của Người tối cổ xuất hiện cách đây:

A. Khoảng 4 triệu năm B. Khoảng 3 triệu năm

C. Khoảng 5 triệu năm D. khoảng 6 triệu năm

Câu 3 : Sự khác biệt cơ bản giữa Người tối cổ và vượn cổ là gì?

A. Hành động -bàn tay B. Công cụ-ngôn ngữ

C. Hành động -hộp sọ-cụng cụ-ngôn ngữ D. Hành động -hộp sọ-bàn tay

Câu 4: Nhờ đâu mà người tối cổ đã dần tự hoàn thiện mình?

A. Nhờ vào quá trình lao động. B. Nhờ thích nghi vớ điều kiện tự nhiên.

C. Nhờ tự tìm kiếm được thức ăn. D. Nhờ tự biết cải tạo tự nhiên.

 

docx 8 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1761Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn: Lịch sử lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10
Câu 1: Khoa học đã chứng minh loài người có nguồn gốc từ đâu?
A. Do một loài Vượn cổ chuyển hóa thành
B. Do loài người tối cổ chuyển hóa thành
C. Do một loài Đười ươi cổ chuyển hóa thành
D. Do một loài Tinh tinh cổ chuyển hóa thành
Câu 2: Dấu vết của Người tối cổ xuất hiện cách đây:
A. Khoảng 4 triệu năm	B. Khoảng 3 triệu năm
C. Khoảng 5 triệu năm	D. khoảng 6 triệu năm
Câu 3 : Sự khác biệt cơ bản giữa Người tối cổ và vượn cổ là gì?
A. Hành động -bàn tay 	B. Công cụ-ngôn ngữ
C. Hành động -hộp sọ-cụng cụ-ngôn ngữ 	D. Hành động -hộp sọ-bàn tay
Câu 4: Nhờ đâu mà người tối cổ đã dần tự hoàn thiện mình?
A. Nhờ vào quá trình lao động. 	B. Nhờ thích nghi vớ điều kiện tự nhiên.
C. Nhờ tự tìm kiếm được thức ăn. 	D. Nhờ tự biết cải tạo tự nhiên.
Câu 5: Người nguyên thuỷ tìm kiếm thức ăn bằng cách:
A. Săn bắt – hái lượm	B. Săn bắn – hái lượm
C. Chăn nuôi	D. Trồng trọt
Câu 6: Lửa ra đời có ý nghĩa như thế nào trong xã hội bầy người nguyên thuỷ?
A. Sưởi ấm 	B. Nấu chín thức ăn
C. Xua đuổi thú dữ 	D. Cả a, b,c.
Câu 7: Quan hệ xã hội của Người Tối cổ được gọi là:
A. Bầy người nguyên thuỷ	B. Xã hội nguyên thuỷ
C. Công xã nguyên thuỷ	D. Cả a,b,c
Câu 8: Người tinh khôn xuất hiện trước đây:
A. Khoảng 3 vạn năm	B. Khoảng 4 vạn năm
C. Khoảng 5 vạn năm	D. Khoảng 6 vạn năm
Câu 9: Điểm phân biệt cơ bản giữa thời kỳ Đá cũ và Đá mới:
A. Cách tìm kiếm thức ăn	B. Công cụ lao động
C. Tổ chức xã hội	D. Đặc điểm hình dáng con người
Câu 10: Cách mạng thời đá mới xuất hiện cách đây:
A. 1 vạn năm	B. 2 vạn năm
C. 3 vạn năm	D. 4 vạn năm
Câu 11: Cách mạng đá mới là gì?
A. Con người biết trồng trọt 	B. Con người biết chăn nuôi
C. Cụng cụ cải tiến	 D. Cả a, b, c 
Câu 12: Công cụ bằng kim loại xuất hiện theo trình tự và thời gian sau:
A. 5500 nămà đồng thau, 4000 nămà đồng đỏ, 3000 nămà sắt.
B. 5500 nămà đồng thau, 4000 nămà sắt, 3000 nămà đồng đỏ
C. 5500 nămà đồng đỏ, 4000 nămà đồng thau, 3000 nămà sắt.
D. 5500 nămà đồng đỏ, 3000 nămà đồng thau, 4000 nămà sắt. 
Câu 13: Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa gì?
A. Năng suất lao động tăng. 	B. Khai thác thêm đất đai trồng trọt.
C. Thêm nhiều ngành nghề mới.	D. Cả a,b,c
Câu 14: Thế nào là thị tộc?
A. Là nhóm người có chung dòng máu 	B. Là nhóm người hơn 10 gia đình
C. Là nhóm người cùng sống với nhau 	D. Là nhóm người sống ở cùng địa bàn
Câu 15: Thế nào là bộ lạc?
A. Là tập hợp các thị tộc 
B. Là những thị tộc có cùng chung nguồn nước.
C. Là tập hợp các thị tộc sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau. 
D. Là sự liên kết của các thị tộc .
Câu 16: Công xã thị tộc thời kỳ nguyên thuỷ có đặc điểm gì?
A. Hợp tác lao động 	B. Hưởng thụ bằng nhau
C. Cộng đồng	 D. Cả a,b,c
Câu 17: Do đâu Tư hữu xuất hiện? 
A. Người lợi dụng chức quyền chiếm của chung.
B. Sản phẩm làm ra dư thừa.
C. Chia sản phẩm không đồng đều.
D. Cả a,b,c
Câu 18: Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thuỷ bị phá vỡ khi nào?
A. Sản phẩm thừa thường xuyên	 B. Tư hữu xuất hiện
C. Cuộc sống thấp kém	 D. Cụng cụ kim loại xuất hiện
Câu 19: Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?
A.Vai trò người đàn ông được nâng cao 	B.Trong xã hội xuất hiện giàu nghèo
C. Con cái lấy theo họ cha 	D.Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện
Câu 20: Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở đâu?
A. Trên các hòn đảo 	B. Lưu vực các dòng sông lớn
C. Trên các vựng núi cao 	D. Ở các thung lũng
Câu 21: Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời sớm?
A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi
B. Do nhu cầu sinh sống
C Do điều kiện tự nhiên thuận lợi
D. Do nhu cầu phỏt triển kinh tế
Câu 22: Nền kinh tế chính của các cư dân phương Đông cổ đại là gì?
A. Thủ công nghiệp 	B. Nông nghiệp
C. Làm gốm 	D. Thương mại
Câu 23: Nền kinh tế của các cư dân phương Đông cổ đại có tính chất gì?
A. Khép kín 	B. Tự túc
C. Tự cung tự cấp 	D. Thương nghiệp
Câu 24: Các quốc gia nào xuất hiện đầu tiên ở phương Đông?
A. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc
B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Việt Nam
C. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc
D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ
Câu 25: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào?
A. Nông dân công xã, Quý tộc, Nô tì
B. Nông dân công xã, Bình dân, Quý tộc, Nô lệ
C. Nông dân công xã, Quý tộc, Nô lệ
D. Nông dân công xã, Quý tộc, Địa chủ, Nô lệ
Câu 26: Trong xã hội cổ đại Phương Đông tầng lớp nào có vai trò sản xuất chính?
A. Nô lệ 	B. Nông dân công xã
C. Bình dân 	D. Thợ thủ công
Câu 27: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là gì?
A. Thể chế dân chủ 	B. Thể chế cộng hoà
C. Thể chế quân chủ chuyên chế 	D. Thể chế quân chủ tập quyền
Câu 28: Cư dân nào tìm ra chữ số không?
A. Ai Cập 	B. Ấn Độ
C. Lưỡng Hà	 D. La Mã
Câu 29: Văn hoá cổ đại phương Đông gồm những lĩnh vực nào?
A. Lịch pháp và thiên văn học, Chữ viết, Toán học, Kiến trúc
B. Lịch pháp, Chữ viết, Toán học, Kiến trúc
C. Thiên văn học, Chữ viết, Toán học, Kiến trúc
D. Lịch pháp và thiên văn học, Chữ viết, Toán học, Y học
Câu 30: Tại sao lại gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là nông lịch?
a. Do nông dân sáng tạo ra 
b. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp 
c. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng 
d. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 31: Kiểu chữ viết ra đời đầu tiên ở phương Đông:
A. là chữ tượng trưng	B. là chữ tượng ý
C. là chữ tượng thanh	D. là chữ tượng hình
Câu 32: Nguyên nhân nào mà Kiến trúc cổ đại phương Đông ra đời hàng loạt?
A. Do trình độ kỹ thuật cao	B. Do nhu cầu của cuộc sống
C. Do uy quyền của các nhà vua	D. Do ảnh hưởng của tôn giáo
Câu 33: Xã hội cổ đại nào phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,?
A. Xã hội cổ đại phương Đông 	B. Xã hội cổ đại phương Tây
C. Xã hội phương Đông và phương Tây	D. Xã hội cổ đại Nguyên thủy
Câu 34: Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm nào?
A. Năm 221 TCN B. Năm 221
C. Năm 206 D. Năm 212 TCN.
Câu 35: Ai đã đưa nền kinh tế, văn hóa đời Đường phát triển tới đỉnh cao?
A. Lý Uyên B. Lý Thế Dân
C. Lý Tự Thành D. Chu Nguyên Chương 
Câu 36: Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên những nguyên liệu nào ?
A. Giấy Pa-pi-rut. 	 B. Đất sét.
C. Lụa, thẻ tre, xương thú, mai rùa. 	 D. Mảnh sành 
Câu 37: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào triều đại nào ?
A. Thời Hán B. Thời Đường
C. Thời Tống D. Thời Minh.
Câu 38: Công cuộc thống nhất đất nước của Tần Thuỷ Hoàng đã
A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh, loạn lạc ở Trung Quốc.
B. tạo điều kiện xác lập chế độ phong kiến
C. tập trung quyền hành vào tay nhà vua
D. Hai câu A và B đúng
Câu 39: Hệ tư tưởng, công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền ở Trung Quốc là :
A. Phật Giáo B. Lão Giáo
C. Nho Giáo D. Tất cả đều đúng
Câu 40: Chế độ “quân điền” ở Trung Quốc thời Đường có ý nghĩa là :
A. lấy ruộng đất của quan lại, địa chủ chia cho nông dân.
B. lấy ruộng đất của nhà giàu chia cho nông dân nghèo.
C. lấy ruộng tịch điền chia cho nông dân.
D. lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
Câu 41: Ai là người sáng lập nhà Minh ?
A. Lưu Bá Ôn	B. Chu Nguyên Chương
C. Lý Tự Thành	D. Lý Uyên
Câu 42: Ai là người sáng lập ra Nho Giáo?
A. Mạnh Tử	B. Khổng Minh
C. Lão Tử	D. Khổng Tử
Câu 43: Nhà Thanh đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Mở rộng hợp tác	B. Bế quan toả cảng
C. Mở cửa tự do	D. Thu hút đầu tư
Câu 44: Phật giáo thịnh hành nhất vào thời Nhà nào ở Trung Quốc?
 A. Minh	B. Hán
C. Đường	D. Thanh
Câu 45: Bốn phát minh quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là:
A. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng.
B. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, dệt.
C. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, đại bát
Câu 46: Vào những năm (319 -467) vương triều nào đã thống nhất miền Bắc và làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ?
A. Gúpta	B. Mô gôn
C. Hác sa	D. Đê Li
Câu 47: Đạo Hinđu ở Ấn Độ ra đời và phát triển chủ yếu thờ 3 vị thần chính:
A. Thần Sáng tạo, Thần thiện, Thần ác
B. Thần núi, Thần thiện, Thần ác
C. Thần lửa, Thần núi, Thần Siva
D. Thần Siva, Thần Visnu, Thần Brama
Câu 48: Văn hoá Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng mạnh nhất ở đâu?
A. Đông Bắc Á	B. Đông Nam Á
C. Trung Quốc	D. Ba nước Đông Dương
Câu 49: Thực dân phương Tây nào đầu tiên xâm lược Ấn Độ?
A. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha	B. Bồ Đào Nha và Anh
C. Tây Ban Nha và Anh	D. Bồ Đào Nha và Đức
Câu 50: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển nhất vào thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII đến X	B. Từ thế kỉ VIII đến X
C. Từ thế kỉ VII đến XI	D. Từ thế kỉ VI đến IX
Câu 51: Địa bàn sinh sống ban đầu của cư dân Campuchia ở đâu?
A. Trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Nam
B. Trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Kông
C. Trên cao nguyên Cò Rạt và mạn hạ lưu sông Mê Kông
D. Trên cao nguyên Cò Rạt và mạn hạ lưu sông Mê Nam
Câu 52: Kinh đô đầu tiên của Campuchia được xây dựng ở:
A. Tây bắc Biển Hồ	B. Đông bắc Biển Hồ
C. Bắc Biển Hồ	D. Tây nam Biển Hồ
Câu 53: Cư dân chính của vương quốc Lào cổ là:
 A. Người Lào Thơng	B. Người Lào Lùm 
C. Người Lào gốc	D. Người Lào Thượng
Câu 54: Ý nghĩa tên nước “Lang Xang” của vương quốc Lào cổ là gì?
A. Triệu Ngựa 	B. Triệu voi
C. Triệu Hổ	D. Cả a,b
Câu 55: Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của:
A. Thái Lan và Mianma.	B. Campuchia và Ấn Độ
C. Campuchia và Việt Nam	D. Campuchia và Mianma
Câu 56: Cuối thế kỉ V, đế quốc Rôma bị ai xâm lược?
A. Người Giecman xâm lược	B. Người da đỏ xâm lược
C. Người phương tây xâm lược	D. Người Ai Cập xâm lược
Câu 57: Lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời vào thời gian nào?
A. Giữa thế kỷ X	B. Giữa thế kỷ IX
C. Giữa thế kỷ XI	D. Giữa thế kỷ VIII
Câu 58: Vai trò thành thị trung đại:
A. Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, tự túc.
B. Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.
C. Góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phân quyền. 
D. Cả a,b,c
Câu 59: Nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lý:
A. Sản xuất phát triển, nhu cầu về hương liệu, vàng và thị trường cao.
B. Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.
C. Khoa học – kỹ thuật phát triển: đóng tàu, la bàn, hải đồ
D. Cả a,b,c
Câu 60: Thời kì hậu kì trung đại có bao nhiêu cuộc phát kiến địa lý lớn?
A. 3 cuộc	B. 4 cuộc
C. 5 cuộc	D. 6 cuộc
Câu 61: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý là:
A. Mở ra kiến thức mới, con đường mới, dân tộc mới, thị trường mới.
B. Thúc đẩy sự tan rã của phong kiến tạo sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
C. Nảy sinh cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
D. Cả a,b,c
Câu 62: Dấu vết Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại cách đây:
A. 30-40 vạn năm	B. 35-40 vạn năm
C. 30-50 vạn năm	D. 20-30 vạn năm
Câu 62: Biểu hiện sự tiến bộ, phát triển của xã hội nguyên thủy Việt Nam:
A. Sử dụng kỹ thuật khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.
B. Biết trồng lúa, dùng cuốc đá. 
C. Biết trao đổi sản phẩm của các thị tộc, bộ lạc.
D. Cả a,b,c
Câu 63: Quốc gia cổ nào hình thành sớm nhất ở Việt Nam?
A. Âu Lạc 	B. Văn Lang
C. Chămpa 	D. Phù Nam
Câu 64: Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tuỳ, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện nhằn mục đích gì?
A. Sáp nhập đất Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.
B. Để dễ quản lý và dễ cai trị.
C. Để đồng hóa dân tộc ta.
D. Cả a,b,c
Câu 65: Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng đánh kẻ thù nào?
A. Nhà Lương	B. Nhà Nam Hán
C. Nhà Đông Hán	D. Nhà Đường	
Câu 66: Sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc 1 nghìn năm đô hộ phong kiến của phương Bắc?
A. Lý Bí	B. Ngô Quyền
C. Khúc Thừa Dụ	D. Trần Hưng Đạo	
Câu 67: Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở:
A. Cổ Loa	B. Hoa Lư – Ninh Bình
C. Đông Anh - Hà Nội.	D. Thăng Long
Câu 68: Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là:
A. Đại Nam.	B. Đại Việt
C. Vạn Xuân	D. Đại Cồ Việt
Câu 69: Chức quan chuyên trông coi đê điều vào thời Nhà Trần có tên là: 
A. Ti đê điều	B. Hà đê sứ
C. Tổng quản đê điều	D. Hầu đê sứ
Câu 70: Năm 1248, Nhà Trần cho đắp những con dê dọc theo các con sông lớn có tên là: 
A. Đê quai chảo	B. Đê quai nồi
C. Đê quai thao	D. Đê quai vạc
Câu 71 : Tên các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống :
A. Chống Tống thời Tiền Lê và thời Lý
B. Chống Tống thời Lê và thời Lý
C. Chống Tống thời Tiền Lê và thời Trần
D. Cả a,b,c
Câu 72: Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do ai lãnh đạo ?
 A. Lê Lợi – Nguyễn Trãi	 	B. Lê Lai – Nguyễn Trãi
C. Lê Lợi – Trần Hưng Đạo	D. Lê Lợi – Lê Lai
Câu 73: Năm 1070, vi vua nào đã cho lập Văn Miếu Quốc tử giám?
A. Lý Nhân Tông 	B. Lý Thánh Tông
C. Lý Anh Tông	D. Lý Huệ Tông
Câu 74: Khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành được diễn ra vào năm nào?
A. Năm 1074	B. Năm 1076
C. Năm 1077	D. Năm 1075
Câu 75: Sau khi nhà Mạc lên cầm quyền đã thi hành chính sách gì?
A. Xây dựng chính quyền theo mô hình nhà Lê.
B. Tổ chức thi cử đều đặn – Xây dựng quân đội mạnh.
C. Giải quyết ruộng đât cho nông dân.
D. Cả a,b,c
Câu 76: Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút mùa đói kém liên miên là do:
A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất.
B. Nội chiến giữa các thế lực phong kiến
C. Quan lại tranh giành quyền lực
D. Cả a,b,c
Câu 77: Phong trào Tây sơn lật đổ chính quyền ở đâu đầu tiên?
A. Đàng trong	B. Đàng ngoài
C. Chính quyền vua Lê	D. Cả b,c
Câu 78: Sau khi được Vua Lê Chiêu Thống cầu viện, nhà Thanh đem bao nhiêu quân kéo sang nước ta?
A. 28 vạn quân	B. 29 vạn quân
C. 30 vạn quân	D. 39 vạn quân
Câu 79: Trận thắng vang dội nào quyết định cho nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Thanh?
A. Chi Lăng – Xương Giang	B. Tốt Động – Chút Động
C. Ngọc Hồi – Đống Đa	D. Rạch Gầm – Xoài Mút
Câu 80: Vương triều Tây Sơn chính thức sụp đổ vào năm nào?
A. Năm 1802	B. Năm 1792
C. Năm 1788	D. Năm 1778
HẾT.
Đáp án in nghiêng

Tài liệu đính kèm:

  • docx80_cau_hoi_trac_nghiem_lop_10_hoc_ki_1.docx