Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 10

Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 10

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10

1. Xác định mục tiêu kiểm tra

- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các nội dung từ tuần 1 đến tuần 10;

- Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp;

- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình, tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS;

- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể;

- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.

2. Xác định hình thức kiểm tra

 Hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan

3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra

Ở đề kiểm tra 1 tiết, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 10 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Bài mở đầu về nông, lâm, ngư nghiệp (1 tiết, 10%), chọn lọc giống vật nuôi (3 tiết, 30%), sản xuất giống ( 3 tiết, 30%), nhu cầu dinh dưỡng (3 tiết, 30%).

 

doc 12 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 3246Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10 
1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các nội dung từ tuần 1 đến tuần 10;
- Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp;
- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình, tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS;
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể;
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
2. Xác định hình thức kiểm tra
	Hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Ở đề kiểm tra 1 tiết, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 10 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Bài mở đầu về nông, lâm, ngư nghiệp (1 tiết, 10%), chọn lọc giống vật nuôi (3 tiết, 30%), sản xuất giống ( 3 tiết, 30%), nhu cầu dinh dưỡng (3 tiết, 30%).
Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Bài mở đầu về nông, lâm, ngư nghiệp
- Biết được tầm quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
- Biết được tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.
Tỉ lệ 10 %
Số điểm 1 điểm
Tỉ lệ 100 %
Số điểm 1 điểm
Chọn lọc giống vật nuôi
- Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.
- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phổ biến ở nước ta.
- Hiểu được khái niệm và vai trò của sinh trưởng và phát dục.
- Hiểu được nội dung cơ bản và ứng dụng các quy luật sinh trưởng và phát dục.
- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục.
    Tỉ lệ 30 %
  Số điểm 3 điểm  
Tỉ lệ 16,66  %
Số điểm 0,5 đ
Tỉ lệ 16,66 %
Số điểm 0,5 đ
Tỉ lệ 66,68 %
Số điểm 2đ
Sản xuất giống 
- Biết được khái niệm, cơ sở khoa học và các bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi bò.
- Biết được các quy trình sản xuất con giống
- Hiểu khái niệm và mục đích của nhân giống thuần chủng và lai giống.
- Hiểu được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật nuôi.
  Tỉ lệ 30 %
Số điển 3 điểm    
Tỉ lệ 16,66  %
Số điểm 0,5đ
Tỉ lệ 66,68 %
Số điểm 2đ
Tỉ lệ 16,66 %
Số điểm 0,5 đ
Nhu cầu dinh dưỡng
Tỉ lệ 30 %
Số điển 3 điểm
- Biết được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- Biết được thế nào là tiêu chuẩn , khẩu phần ăn của vật nuôi.
- Biết được nguyên tắc phôi hợp khẩu phần.
Tỉ lệ 25%
Số điển 0,75 điểm
- Hiểu được đặc điểm của một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.
Tỉ lệ 8,4  %
Số điển 0,25 điểm
- Phối hợp được khẩu phần ăn của vật nuôi
Tỉ lệ  66,6 %
Số điểm 2đ
Tổng số 100%
   10điểm
Số điểm 4,75đ
47,5 %
Số điểm 3,25đ
32,5 %
Số điểm 2đ
20 %
4. Viết đề kiểm tra từ ma trận và hướng dẫn chấm điểm
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 TRƯỜNG THCS – THPT VÀM ĐÌNH MÔN: Công nghệ 10
 Thời gian làm bài: 45 phút.
Họ và tê: .. Số báo danh: .
Lớp: . Số phòng thi: 
Mã số đề
01
I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)
	Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu trả lời sau:
Trong các ý sau, ý nào không phải là phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta ?
	A. Tăng cường sản xuất lương thực để xuất khẩu.
	B. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
	C. Áp dụng khoa học, công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng.
	D. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái.
Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta thì cơ cấu đầu tư phát triển ngành nào thành ngành sản xuất chính?
	A. Ngành trồng trọt.
	B. Ngành chăn nuôi.
	C. Ngành công nghiệp chế biến.
	D. Ngành lâm nghiệp.
3. Sinh trưởng của vật nuôi là:
	A. Sự tăng khối lượng , kích thước của cơ thể.
	B. Sự phân hóa để tạo ra các cơ quan, bộ phận cơ thể.
	C. Quá trình hoàn thiện cơ thể thực hiện các chức năng sinh lý.
	D. B và C.
4. Quy luật nào không phải là quy luật trong sinh trưởng và phát triển:
	A. Quy luật sinh trưởng và phát dục theo thời gian
	B. Quy luật sinh trưởng và phát dục theo chu kì
	C. Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn
	D. Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều.
5. Giai đoạn phát triển của cá là :
1.Cá hương (2). Cá trưởng thành  (3). Cá giống (4). Cá bột  (5). Phôi
	A. 1 - 5 - 4 – 3 - 2
	B. 5 - 1 - 3 - 4 - 2
	C. 5 - 4 - 1 - 3 - 2
	D. 5 - 1 - 4 - 3 - 2
6. Mục đích của phương pháp lai kinh tế là :
	A. Năng cao số lượng đàn giống.
	B. Tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn.
	C. Duy trì số lượng đàn vật nuôi.
	D. Tất cả đáp án trên đều sai.
7. Thể chất của vật nuôi được hình thành bởi:
	A. Ngoại hình và khả năng sinh trưởng của vật nuôi.
	B. Tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi.
	C. Tính di truyền và khả năng sinh trưởng của vật nuôi.
	D. Khả năng sinh trưởng và sức sản xuất của vật nuôi.
8. Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt giống vật nuôi là:
	A. Hiệu quả chọn lọc cao, dễ thực hiện.
	B. Nhanh, đơn giản, không tốn kém và dễ thực hiện.
	C. Tốn kém ít và hiệu quả chọn lọc cao.
	D. Dễ thực hiện và hiệu quả chọn lọc cao.
9. Mục đích của nhân giống thuần chủng là:
	A. Phát triển về số lượng và duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống.
	B. Tạo ra giống mới có sức sản sức cao hơn giống bố hoặc mẹ.
	C. Phát triển về thành phần số lượng trong đàn giống hiện có.
	D. Tạo ra những cá thể có tính di truyền hơn hẳn bố mẹ.
10. Nhược điểm trong phương pháp lai gây thành là:
	A. Con lai thường bị hiện thượng đồng huyết.
	B. Khó thực hiện, cần nhiều thời gian.
	C. Các ưu thế lai sẽ bị giảm dần qua các thế hệ.
	D. Chi phí cao trong khi hiệu quả lại thấp.
11. Đàn giống trong hệ thống nhân giống có số lượng nhiều nhất là :
	A. Đàn hạt nhân.
	B. Đàn nhân giống.
	C. Đàn thương phẩm.
	D. Tất cả đều sai.
12. Nếu các đàn nhân giống và thương phẩm là con lai thì năng suất của các đàn giống là :
	A. Đàn hạt nhân > đàn nhân giống > đàn thương phầm
	B. Đàn hạt nhân > đàn thương phẩm > đàn nhân giống
	C. Đàn thương phẩm > đàn nhân giống > đàn hạt nhân 
	D. Đàn thương phẩm < đàn hạt nhân <đàn nhân giống
13. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn bao gồm:
	A. Gluxit, protein, khoáng và vitamin.
	B. Năng lượng, protein, gluxit và vitamin.
	C. Năng lượng, protein, khoáng và vitamin.
	D. Năng lượng, chất béo, khoáng và vitamin.
14. Chức năng của vitamin trong tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là:
	A. Cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi.
	B. Có tác dụng điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
	C.Tham gia vào quá trình tổng hợp các hoạt chất sinh học, các mô.
	D. Góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào trong cơ thể vật nuôi.
15. Loại thức ăn nào có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng tỉ lệ xơ thấp.
	A. Thức ăn tinh.
	B. Thức ăn thô.
	C. Thức ăn xanh.
	D. Thức ăn hổn hợp.
16. Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi theo từng gia đoạn phát triển và mục đích sản xuất, người chăn nuôi thường chọn loại thức ăn nào ?
	A. Thức ăn tinh.
	B. Thức ăn thô.
	C. Thức ăn xanh.
	D. Thức ăn hổn hợp.
II. Phần tự luận (6,0 điểm)
Câu 1. ( 2,0 điểm) 
Nêu quy trình sản xuất gia súc giống .
Câu 2. (2,0 điểm) 
Trình bày các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.
Câu 3. (2,0 điểm)
Phối hợp khẩu phần ăn cho bò sữa có thể trọng 300kg, năng suất sữa 10kg/ngày, gồm : cỏ voi ta, bắp cải ủ xanh, hỗn hợp đậm đặc. Tỉ lệ Protein trong khẩu phần là 10%. Tỉ lệ bắp cải ủ xanh và cỏ voi là 1/4. Tính giá thành của 1kg thức ăn hỗn hợp theo dữ liệu sau :
STT
LOẠI THỨC ĂN
HÀM LƯỢNG Pr (%)
GÍA (đồng/kg)
1
2
3
Bắp cải ủ xanh
Cỏ voi
Hỗn hợp đậm đặc
2,2
1,9
40
5000
2000
15000
Hết
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 TRƯỜNG THCS – THPT VÀM ĐÌNH MÔN: Công nghệ 10
 Thời gian làm bài: 45 phút.
Họ và tê: .. Số báo danh: .
Lớp: . Số phòng thi: 
Mã số đề
02
I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)
	Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu trả lời sau:
1. Năm 2004, hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế ?
	A. 41,2%	B. 58,8%	C. 28,8%	D. 31,7%
2. Những điều kiện thuận lợi để phát triển, sản xuất ngành nông nghiệp ở nước ta là :
	A. Có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp.
	B. Đa phần dân số sống bằng nghề nông.
	C. Nhân dân cần cù, chăm chỉ.
	D. Tất cả đáp án trên.
3. Phát dục là : 
	A. Sự tăng khối lượng , kích thước của cơ thể.
	B. Sự phân hóa để tạo ra các cơ quan, bộ phận cơ thể.
	C. Quá trình hoàn thiện cơ thể thực hiện các chức năng sinh lý.
	D. Cả B và C.
4. “ Ngày hoạt động nhiều, trao đổi chất tăng, đêm ít vận động, trao đổi chất giảm ” Ví dụ trên thuộc quy luật sinh trưởng, phát dục nào?
	A. Quy luật sinh trưởng và phát dục theo chu kì
	B. Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn
	C. Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều.
	D. Tất cả đều sai.
5. Phương pháp chọn lọc giống vật nuôi bao gồm:
	A. Chọn lọc tổ tiên và chọn lọc bản thân.
	B. Chọn lọc bản thân và chọn lọc cá thể.
	C. Chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
	D. Chọn lọc hàng loạt và chọn lọc tổ tiên.
6. Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt giống vật nuôi là:
	A. Hiệu quả chọn lọc cao, dễ thực hiện.
	B. Nhanh, đơn giản, không tốn kém và dễ thực hiện.
	C. Tốn kém ít và hiệu quả chọn lọc cao.
	D. Dễ thực hiện và hiệu quả chọn lọc cao.
7. Phương pháp chọn lọc cá thể trong việc chọn lọc giống vật nuôi, đối tượng thường được áp dụng là:
A. Gia súc cái.
	B. Gia cầm cái
	C. Đực giống 
	D. Cái giống.
8. Qúa trình chọn lọc cá thể trong các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi bao gồm mấy bước ?
    A. 2 bước.
    B. 3 bước
    C. 4 bước
    D. 5 bước
9. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lai giống ?
	A. Lai giống là cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái khác giống để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó.
	B. Lai giống là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những đặc tính di truyền mới, tốt hơn bố mẹ.
	C. Lai giống là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể cùng giống nhằm tạo ra con lai mang những đặc tính di truyền mới, tốt hơn bố mẹ.
	D. Lai giống là cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó.
10. Đàn giống trong hệ thống nhân giống có số lượng nhiều nhất là :
	A. Đàn hạt nhân.
	B. Đàn nhân giống.
	C. Đàn thương phẩm.
	D. Tất cả đều sai.
11. Trong công nghệ cấy truyền phôi bò, tại sao có thể chuyển phôi bò cho sang bò nhận mà phôi vẫn sống và phát triển bình thường ?
	A. Vì 2 cá thể bò cùng loài.
	B. Vì 2 cá thể bò cùng tính biệt.
	C. Vì 2 cá thể bò đồng pha.
	D. Tất cả đều sai.
12. Bước thứ 10 trong công nghệ cấy truyền phôi bò là: 
	A. Cấy phôi cho bò nhận.
	B. Bò nhận phôi có chửa.
	C. Bò cho phôi trở lại bình thường chờ chu kì sinh sản tiếp theo.
	D. Thu hoạch phôi.
13. Chức năng của vitamin trong tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là:
	A. Cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi.
	B. Có tác dụng điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
	C.Tham gia vào quá trình tổng hợp các hoạt chất sinh học, các mô.
	D. Góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào trong cơ thể vật nuôi.
14. Khi phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi, cần đảm bảo nguyên tắc nào ?
	A. Đảm bảo tính khoa học và tính kinh tế.
	B. Đảm bảo tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của vật nuôi.
	C. Đảm bảo phù hợp về giống và đặc điểm sinh lý của giống.
	D. Đảm bảo phù hợp khẩu vị cho vật nuôi.
15. Thức ăn xanh bao gồm các loại thức ăn :
	A. Thức ăn giàu năng lượng và thức ăn giàu protein.
	B. Các loại rau xanh, cỏ tươi và thức ăn ủ xanh.
	C. Cỏ khô và rơm rạ, bả mía.
	D. Thức ăn hổn hợp hoàn chỉnh và thức ăn hổn hợp đậm đặc.
16. Thức ăn tinh bao gồm các loại thức ăn :
	A. Thức ăn giàu năng lượng và thức ăn giàu protein.
	B. Các loại rau xanh, cỏ tươi và thức ăn ủ xanh.
	C. Cỏ khô và rơm rạ, bả mía.
	D. Thức ăn hổn hợp hoàn chỉnh và thức ăn hổn hợp đậm đặc.
II. Phần tự luận (6,0 điểm)
Câu 1. ( 2,0 điểm) 
Nêu quy trình sản xuất cá giống. 
Câu 2. (2,0 điểm) 
Trình bày các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.
Câu 3. (2,0 điểm)
Hãy phối hợp khẩu phần ăn cho gà nuôi giai đoạn từ 1 đến 4 tuần tuổi, tỉ lệ Protein trong thức ăn là 21%, bởi : bột ngô, cám gạo, bột cá. Biết tỉ lệ bột ngô/ cám gạo = 1/2 .Tính giá tiền của 1kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được tạo thành từ dữ liệu sau: 
STT
LOẠI THỨC ĂM
HÀM LƯỢNG Pr (%)
GÍA (đồng/kg)
1
2
3
Bột ngô
Cám gạo
Bột cá
9
13
42
6000
4000
10000
Hết
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 TRƯỜNG THCS – THPT VÀM ĐÌNH MÔN: Công nghệ 10
 Thời gian làm bài: 45 phút.
Họ và tê: .. Số báo danh: .
Lớp: . Số phòng thi: 
Mã số đề
03
I. Phần trắc nghiệm (4,0điểm)
	Hãy chọn câu trả lời đùng nhất cho các câu sau:
1. “Thức ăn dễ bị ẩm, mốc, sâu mọt và chuột phá hoại nên cần bảo quản cẩn thận” là đặc điểm của loại thức ăn nào ?
	A. Thức ăn tinh.
	B. Thức ăn thô.
	C. Thức ăn xanh.
	D. Thức ăn hổn hợp.
2. Loại thức ăn nào có tỉ lệ xơ cao nhưng nghèo chất dinh dưỡng và nước ?
	A. Thức ăn tinh.
	B. Thức ăn thô.
	C. Thức ăn xanh.
	D. Thức ăn hổn hợp.
3. Chức năng của vitamin trong tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là:
	A. Cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi.
	B. Có tác dụng điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
	C.Tham gia vào quá trình tổng hợp các hoạt chất sinh học, các mô.
	D. Góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào trong cơ thể vật nuôi.
4. Khi phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi, cần đảm bảo nguyên tắc nào ?
	A. Đảm bảo tính khoa học và tính kinh tế.
	B. Đảm bảo tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của vật nuôi.
	C. Đảm bảo phù hợp về giống và đặc điểm sinh lý của giống.
	D. Đảm bảo phù hợp khẩu vị cho vật nuôi.
5. Bước thứ 5 trong công nghệ cấy truyền phôi bò là: 
	A. Gây rụng trứng nhiều ở bò cho phôi.
	B. Bò nhận phôi động dục.
	C. Phối giống bò cho phôi với đực giống tốt.
	D. Gây động dục hàng loạt.
6. Trong công nghệ cấy truyền phôi bò, tại sao có thể chuyển phôi bò cho sang bò nhận mà phôi vẫn sống và phát triển bình thường ?
	A. Vì 2 cá thể bò cùng loài.
	B. Vì 2 cá thể bò cùng tính biệt.
	C. Vì 2 cá thể bò đồng pha.
	D. Tất cả đều sai.
7. Phát biểu nào sao đây là đúng khi nói về đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp.
	A. Trong hệ thống nhân giống hình tháp, được phép đưa con giống từ đàn hạt nhân xuống đàn nhân giống và ngược lại.
	B. Trong hệ thống nhân giống hình tháp, được phép đưa con giống từ đàn nhân giống xuống đàn thương phẩm và ngược lại.
	C. Trong hệ thống nhân giống hình tháp, chỉ được phép đưa con giống từ đàn hạt nhân xuống đàn nhân giống và không được làm ngược lại.
	D. Trong hệ thống nhân giống hình tháp, chỉ được phép đưa con giống từ đàn nhân giống xuống đàn hạt nhân và không được làm ngược lại.
8. Mục đích của phương pháp lai kinh tế là :
	A. Năng cao số lượng đàn giống.
	B. Tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn.
	C. Duy trì số lượng đàn vật nuôi.
	D. Tất cả đáp án trên đều sai.
9. Qúa trình chọn lọc cá thể trong các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi bao gồm mấy bước ?
	A. 2 bước.
	B. 3 bước
	C. 4 bước
	D. 5 bước
10. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi bao gồm:
	A. Ngoại hình, thể chất, khả năng sinh trưởng, phát dục, sức sản xuất.
	B. Ngoại hình, thể chất, khả năng phát dục, sức tạo ta sản phẩm.
	C. Ngoại hình, khả năng sinh trưởng, khả năng phát dục và sức sản xuất.
	D. Ngoại hình, mức độ cho ra sản phẩm, yếu tố di truyền.
11. “Thời kì thành thục, khối lượng của vật nuôi tăng nhanh do cơ và xương phát triển mạnh, nhưng từ thời kì sinh trưởng trở đi thì chủ yếu chỉ tích lũy mỡ”, Ví dụ trên thuộc quy luật sinh trưởng, phát dục nào?
	A. Quy luật sinh trưởng và phát dục theo chu kì
	B. Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn
	C. Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều.
	D. Tất cả đều sai.
12. Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta thì cơ cấu đầu tư phát triển ngành nào thành ngành sản xuất chính?
	A. Ngành trồng trọt.
	B. Ngành chăn nuôi.
	C. Ngành công nghiệp chế biến.
	D. Ngành lâm nghiệp.
13. Trong các ý sau, ý nào không phải là phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta ?
	A. Tăng cường sản xuất lương thực để xuất khẩu.
	B. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
	C. Áp dụng khoa học, công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng.
	D. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái.
14. Nhược điểm trong phương pháp lai gây thành là:
	A. Con lai thường bị hiện thượng đồng huyết.
	B. Khó thực hiện, cần nhiều thời gian.
	C. Các ưu thế lai sẽ bị giảm dần qua các thế hệ.
	D. Chi phí cao trong khi hiệu quả lại thấp.
15. Nếu các đàn nhân giống và thương phẩm là con lai thì năng suất của các đàn giống là :
	A. Đàn hạt nhân > đàn nhân giống > đàn thương phầm
	B. Đàn hạt nhân > đàn thương phẩm > đàn nhân giống
	C. Đàn thương phẩm > đàn nhân giống > đàn hạt nhân 
	D. Đàn thương phẩm < đàn hạt nhân <đàn nhân giống
16. Bước thứ 10 trong công nghệ cấy truyền phôi bò là: 
	A. Cấy phôi cho bò nhận.
	B. Bò nhận phôi có chửa.
	C. Bò cho phôi trở lại bình thường chờ chu kì sinh sản tiếp theo.
	D. Thu hoạch phôi.
II. Phần tự luận (6,0 điểm)
Câu 1. ( 2,0 điểm) 
Nêu quy trình sản xuất gia súc giống.
Câu 2. (2,0 điểm) 
Trình bày các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của cá giống.
Câu 3. (2,0 điểm)
Hãy phối hợp khẩu phần ăn cho gà nuôi giai đoạn từ 1 đến 4 tuần tuổi, tỉ lệ Protein trong thức ăn là 21%, bởi : bột ngô, cám gạo, bột cá. Biết tỉ lệ bột ngô/ cám gạo = 1/2 .Tính giá tiền của 1kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được tạo thành từ dữ liệu sau: 
STT
LOẠI THỨC ĂM
HÀM LƯỢNG Pr (%)
GIÁ (đồng/kg)
1
2
3
Bột ngô
Cám gạo
Bột cá
9
13
42
6000
4000
10000
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_cong_nghe_10_co_ma_tran_hay_3de.doc