Câu 1: (2 điểm)
“Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, thoạt nhiên là đồng đỏ vào khoảng 5500 năm trước đây. Cách ngày nay khoảng 4000 năm, nhiều cư dân trên trái đất đã biết dùng đồng thau.
Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt”
(Trích SGK 10 – Trang 10 – NXBGD Việt Nam 2017)
Theo em sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển lịch sử nhân loại?
SỞ GD & ĐT .................. TRƯỜNG THPT ...................... ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2020-2021 MÔN THI: LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) “Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, thoạt nhiên là đồng đỏ vào khoảng 5500 năm trước đây. Cách ngày nay khoảng 4000 năm, nhiều cư dân trên trái đất đã biết dùng đồng thau. Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt” (Trích SGK 10 – Trang 10 – NXBGD Việt Nam 2017) Theo em sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển lịch sử nhân loại? Câu 2: (4 điểm) Lập bảng so sánh giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây theo mẫu sau: Nội dung Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây Thời gian ra đời Vị trí địa lý Điều kiện tự nhiên Kinh tế Xã hội Chính trị Câu 3: (4 điểm) Tại sao nói thời Đường là đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc? ......................................................Hết............................................................. (Đề thi gồm 01 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIỮA HỌC KÌ I – LỊCH SỬ 10 Câu Gợi ý kiến thức cần đạt Điểm Câu 1 2.0 1.Tác dụng của công cụ bằng kim loại đối với sự phát triển kinh tế - Công cụ bằng kim loại so với công cụ bằng đá, tre, gỗ trước đó 1,0 + Diện tích gieo trồng được mở rộng (có thể khai phá những vùng đất mà trước đây không thể khai phá...) 0,25 +Số mùa vụ cũng nhờ đó mà tăng lên (Không chỉ trồng vào mùa mưa mà cả mùa khô)... 0,25 +Có thể xẻ gỗ, đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài... 0,25 => Nhờ đó năng suất lao động tăng, nền kinh tế phát triển, của cải làm ra ngày càng nhiều và có của thừa... 0,25 2. Tác dụng của công cụ bằng kim loại đối với sự phân hoá xã hội 1,0 - Từ khi có sản phẩm thừa, một số người lợi dụng chức phận để chiếm thành của riêng, của tư hữu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bị phá vỡ, gia đình cũng thay đổi theo...Khả năng lao động của các gia đình khác nhau thúc đẩy sự phân biệt giàu – nghèo.. 0,5 - Xã hội nguyên thuỷ (xã hội thị tộc, bộ lạc) bị rạn vỡ, con người đứng trước ngưỡng của của thời đại có giai cấp đầu tiên – Xã hội cổ đại. 0,5 Câu 2 4.0 Nội dung Quốc gia cổ đại phương Đông Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, TQ Quốc gia cổ đại phương Tây Hy Lạp và Rô ma Thời gian Ra đời sớm, TNK IV-III TCN Ra đời muộn hơn TNK I TCN VTĐL Trên lưu vực các con sông lớn ở Châu Á, Châu Phi Trên các bán đảo và nhiều đảo nhỏ ở bờ Bắc ĐTH ĐKTN Đất đai màu mỡ, phì nhiêu... Khí hậu ấm nóng, mưa nhiều... Khó khăn (lũ lụt, hạn hán...) Gần biển, thuận lợi giao thông trên biển, khí hậu mát mẻ... Đất chủ yếu khô và cứng... KT - Nông nghiệp (trồng lúa nước), và chăn nuôi -TCN: dệt vải, gốm, rèn sắt... - Trao đổi sản phẩm vật đổi vật =>Nghề chính là Nông nghiệp trồng lúa nước - Nông nghiệp: trồng cây lâu năm, lúa mì, lúa mạch... - TCN: sản xuất rượu nho, dầu ô lưu, đồ thủ công, mĩ nghệ... - Thương nghiệp: buôn bán tấp nập (Đbiệt nô lệ) => Nghề chính là thủ công và thương nghiệp XH Có 2 giai cấp và chia 3 tầng lớp -Quý tộc -Nông dân công xã -Nô lệ =>Nông dân công xã là lực lượng sản xuất chủ yếu... Có 2 giai cấp chia 3 tầng lớp -Quý tộc chủ nô -Bình dân -Nô lệ => Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu làm ra của cải... CT Chuyên chế cổ đại (Vua đứng đầu và nắm mọi quyền hành) Dân chủ chủ nô (Không chấp nhận có Vua; Đứng đầu là Hội đồng 500 người được bầu theo thể chế dân chủ, quyền dân chủ dành cho tầng lớp chủ nô) 0,25 0,25 0,25 0,5 1,0 1,0 1,0 Câu 3 4.0 Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì? 4,0 1.Sự thành lập: Lý Uyên dẹp các phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường (618 - 907) 0,5 2.Biểu hiện về kinh tế: phát triển tương đối toàn diện 1,5 - Nông nghiệp: (thực hiện giảm tô, thuế; chính sách “quân điền”; áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất...) nhờ đó nông nghiệp phát triển 0,5 -Thủ công nghiệp: phát triển thịnh đạt (xưởng thủ công: dệt vải, luyện sắt, đóng thuyền ... có quy mô lớn, sản phẩm chất lượng) 0,5 -Thương nghiệp đạt đỉnh cao: hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển được thiết lập và mở rộng 0,5 3.Biểu hiện về chính trị: củng cố và hoàn thiện bộ máy chính quyền trung ương và địa phương (đối nội và đối ngoại) 1,5 - Thêm chức tiết độ sứ cai quản vùng biên cương 0,5 - Tuyển chọn quan lại thông qua thi cử 0,5 - Tiếp tục chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ 0,5 4.Biểu hiện về văn hoá: đạt được nhiều thành tựu rực rỡ (Tôn giáo: đạo Phật phát triển; Thơ Đường đạt đỉnh cao....) 0,5 *Lưu ý HS trình bày đấy đủ cho điểm tối đa Khuyến khích bài làm sáng tạo và có ý thức liên hệ thực tiễn...
Tài liệu đính kèm: