Đề tài Phương pháp dạy tốt môn Am nhạc lớp 5

Đề tài Phương pháp dạy tốt môn Am nhạc lớp 5

 -Năm học 2006 -2007 cả nước áp dụng chương trình thay sách giáo khoa lớp 5, trong đó có môn âm nhạc lớp 5.Một môn học đòi hỏi phải có sự luyện tập vất vả,một khả năng linh hoạt và năng khiếu đặc biệt mới có thể thể hiện được một cách tốt nhất.Từ những bài hát ca ngợi con người, quê hương, cuộc sống quanh ta với âm điệu dân ca, đồng dao quen thuộc, các em tiếp tục làm quen với những giai điệu khó hơn: âm nhạc và nhạc cụ nước ngoài.

 

doc 13 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 3760Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp dạy tốt môn Am nhạc lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 -Năm học 2006 -2007 cả nước áp dụng chương trình thay sách giáo khoa lớp 5, trong đó có môn âm nhạc lớp 5.Một môn học đòi hỏi phải có sự luyện tập vất vả,một khả năng linh hoạt và năng khiếu đặc biệt mới có thể thể hiện được một cách tốt nhất.Từ những bài hát ca ngợi con người, quê hương, cuộc sống quanh ta với âm điệu dân ca, đồng dao quen thuộc, các em tiếp tục làm quen với những giai điệu khó hơn: âm nhạc và nhạc cụ nước ngoài.
-Ở chương trình âm nhạc lớp 5 mới đòi hỏi học sinh phải biết hát và hát đúng 10 bài hát, các em phải biết thể hiện cao độ, trường độ chính xác và tập hát diễn cảm theo nội dung tính chất mỗi bài hát. Các em phải nhận biết được 04 nhạc cụ nước ngoài, nhớ tên các ký hiệu ghi nhạc thông dụng và đọc được một số bài nhạc ngắn, nghe được điệu nhạc không lờiQua học hát tập đọc nhạc và nghe nhạc tạo cho các em có tình cảm trong sáng lành mạnh phát triển năng lực cảm thụ và thẩm mỹ âm nhạc.
-Đối với học sinh lớp 5A Trường Tiểu Học Cẩm Long. Học sinh rất đam mê học hát, các em nắm được kỹ thuật luyện hát theo điệu, tiết tấu và cơ bản cũng đọc được ký hiệu âm nhạc trên khuôn nhạc.
Tuy nhiên số học sinh cảm thụ và học tốt môn âm nhạc không nhiều, đa số các em biết hát theo nhịp, còn cao độ, trường độ hát diễn cảm theo nội dung là điều mà giáo viên dạy nhạc luôn trăn trở.
-Với những lý do nêu trên, muốn cho học sinh lớp 5A học nhạc tốt hơn đáp ứng được với nhu cầu đổi mới. Tôi mạnh dạn chọn giải pháp nâng cao chất lượng “Phương pháp dạy tốt môn Aâm nhạc lớp 5” để làm đề tài nâng cao chất lượng âm nhạc ở học sinh lớp 5A Trường tiểu học Cẩm Long.
2.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
-Tập thể học sinh lớp 5A Trường tiểu Học Cẩm Long.
Trong quá trình dạy học, học sinh đóng vai trò chủ thể trực tiếp giảùi quyết các vấn đề, tự mình chiếm lĩnh kiến thức, còn giáo viên đóng vai trò khách thể hướng dẫn tổ chức mọi hoạt động, theo sát giúp đỡ học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Do đó giáo viên và học sinh có liên quan mật thiết với nhau, nhằm giải quyết những mâu thuẫn để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
-Để thuận tiện cho việc nghiên cứu đề tài.Tôi chọn phạm vi nghiên cứu :Lớp 5A Trường Tiểu Học cẩm Long và phương pháp dạy tốt môn âm nhạc lớp 5.
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
-Nghiên cứu tài liệu :Tài liệu là cẩm nang là hướng đi đúng đắn, việc nghiên cứu tài liệu, tìm giải pháp để giãng dạy tốt là điều thiết yếu của người giáo viên. Đối với môn âm nhạc giáo viên không những nghiên cứu kĩ tài liệu mà còn phải linh động, sáng tạo phối hợp nhiều phương pháp khoa học mới thực hiện được
-các tài liệu nghiên cứu trong đề tài :
+Thế giới trong ta.
+SGK, SGV môn Âm nhạc lớp 5.
+Chuyên đề giáo dục Tiểu học.
-Điều tra: là phương pháp kiểm tra đối chiếu khả năng âm nhạc, sự tiếp thu của từng học sinh, qua đó chọn nhiều phương pháp phối hợp linh động để áp dụng từng đối tượng, song song đó tham gia tập huấn các chuyên đề, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệpVì âm nhạc cũng là hướng để tìm ra giải pháp toàn diện nhất để giảng dạy học sinh.
-Giả thuyết khoa học
+Đối với môn Âm nhạc lớp 5.Một môn học nghệ thuật đòi hỏi học ở cao độ trường độ, hát đọc nhạc và nhất là chuyển tải nội dung đúng tình cảm.Giáo viên cần nghiên cứu kỹ “Phương pháp dạy tốt môn Âm nhạc lớp 5” để nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu kiến thức cần đạt ở giai đoạn mới. 
 B.NỘI DUNG.
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN.
-Theo chương trình Tiểu học của Bộ GD-ĐT ban hành theo Quyết định số 43/2001/QĐ-GD&ĐT ngày 09/11/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ghi rõ chương trình Âm nhạc lớp 5 gồm:
+ Tập hát 10 bài hát tầm cỡ giọng không quá quãng 9, cần củng cố các kĩ năng hát như tư thế, cách thở, lấy hơi, giữ hơi, tập hát rõ lời, hoà giọng cùng tập thể.
+ Phát triển khả năng âm nhạc:biết vài nhạc cụ phương Tây phổ biến, nghe được nhạc không lời, ca khúc mới, biết được vài nhạc sĩ nổi tiếng trong nước và thế giới kèm theo tác phẩm.
+ Tập đọc nhạc: Làm quen với các bài tập đọc nhạc nhịp 2/4, 4/4, 3/4, biết được hình nốt tròn, nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc kép, chấm đôi. Làm quen các bài tập đọc nhạc nhịp 3, dấu lặng đen và dấu lặng đơn. Biết đánh nhịp 3/4, đọc được các bài tập 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si
-Học âm nhạc giúp các em học sinh hoà mình vào thế giới âm nhạc Đô, Rê, Mi cơ bản biết được nhạc lí, cách thể hiện bài cơ bản nhất, hay nhất.Âm nhạc là món ăn tinh thần của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, học âm nhạc các em cảm nhận được bài hát sâu sắc hơn, lắng đọng hơn và có tình cảm hơn với nội dung và giai điệu bài hát. Hơn thế nữa học Âm nhạc các em có khả năng trở thành những ca sĩ nổi tiếng tương lai từ bài học đầu tiên Đô, Rê, Mi
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN.
-Học sinh lớp 5A trường Tiểu Học Cẩm long đa số là con em nông dân, ảnh hưởng rất lớn với đời sống Nam bộ. Âm nhạc đối với các em vốn còn xa lạ. Mặc dù các em đã tiếp xúc với thế giới âm nhạc ở lớp 1,2,3,4.Tuy nhiên vẫn còn một phần lớn chưa cảm nhận được Âm nhạc một cách thiết thực khoa học.
-Để dạy tốt được môn Âm nhạc lớp 5 là phấn đấu rất lớn của thầy và trò để đạt được một khả năng âm nhạc nhất định cho tất cả các em học sinh lớp 5A.
-Dạy nhạc không chỉ dành riêng cho các em năng khiếu mà cho tất cả các em học sinh trong lứa tuổi cấp sách đến trường.giáo viên phải làm sao cho tất cả các em cùng hát được, biết được những kí hiệu âm nhạc, biết đọc nhạc, hát đúng chính xác cao độ, trường độ dẫn tới hát đúng tình cảm nội dung bài hát.Qua đó kích thích sự đam mê, hoà mình vào thế giới âm nhạc, động viên khuyến khích các em tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài nhà trường. Đây là sự cần thiết thúc giục tôi thực hiện đề tài: “Phương pháp dạy tốt môn Âm nhạc lớp 5A”.
3.NỘI DUNG VẤN ĐỀ.
-Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của những học sinh lớp 5 về âm nhạclà biết hát đúng chính xác, khả năng phát triển và khả năng đọc nhạc, người giáo viên phải luôn sáng tạo tìm nguồn cảm hứng phương pháp phù hợp, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh.
-Khi dạy âm nhạc giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
+Hạn chế việc cho học sinh hát nhắc lại 1 câu hát nhiều lần để tránh tình trạng “chặt vụn” bài hát, ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ và giai điệu của bài hát.tư thế khi hát phải thoải mái không bị gò bó, hát kết hợp vận động phụ hoạ, như thế mới gây được tình cãm của bài hát.Qua đó rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin và tự thể hiện năng lực của bản thân
+Phần đọc nhạc không dạy theo lối “truyền khẩu” đọc nốt nhạc, nhưng cũng không dạy theo phương pháp xướng âm chuyên nghiệp.Qua hoạt động dạy học nhạc, các em rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, bước đầu biết thể hiện các kí hiệu ghi nhạc bằng âm thanhviệc đó giúp các em hát đúng, phát triển khả năng nghe nhạc.
+Khi dạy về tiết tấu cần phân biệt các thuật ngữ, đọc âm hình tiết tấu, đọc hình nốt theo tiết tấu, thể hiện tiết tấu để đạt đến đích là thể hiện được tiết tấu.
+Dạy phát triển khả năng âm nhạc: Học sinh có thêm hiểu biết và thấy được mối liên quan và tác dụng của âm nhạc đối với đời sống.Khi giới thiệu nhạc cụ phải giúp các em nhớ hình dáng, tên gọi và tốt nhất là các em nghe được âm sắc thật của nhạc cụ.
-với môn Âm nhạc, để hoàn thiện phương pháp dạy học, giáo viên cần nắm vững quy trình dạy học các phân môn, các dạng bài, bởi quy trình vừa cụ thể hoá những định hướng, vừa gắn với nội dungtừng tiết học, vừa biểu hiện về kỹ thuật trong phương pháp dạy học.
 * Quy trình dạy bài hát gồm 8 bước sau:
 -Bước 1: Giới thiệu bài hát
 -Bước 2: Nghe hát mẫu
 -Bước 3: Đọc lời ca
 -Bước 4: Khởi động giọng
 -Bước 5: Tập hát từng câu
 -Bước 6; Hát cả bài
 -Bước 7: Trình bày bài hát
 -Bước 8: Củng cố, kiểm tra.
-Những thao tác khi áp dụng quy trình. Biết các bước trong quy trình chưa đảm bảo giáo viên sẽ dạy hát thành công. Hiệu quả của tiết dạy còn phụ thuộc vào sự sáng tạo, kỹ năng, thủ thuật của giáo viên khi thực hiện các bước.Sau đây là những thao tác cần thực hiện khi áp dụng quy trình dạy hát của giáo viên:
+Bước 1: Giới thiệu bài hát.
-Giáo viên dùng tranh ảnh minh hoạ, đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nhận xét về nội dung tranh ảnh, giáo viên giới thiệu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
-Với bài hát nước ngoài, giáo viên nên sử dụng bản đồ tranh ảnh để giới thiệu về vị trí địa lí, thiên nhiên và con người của đất nước đó.
+Bước 2:Nghe hát mẫu
-Giáo viên trình bày bài hát hoặc mở băng đĩa nhạc
-Hỏi cảm nhận của học sinh về bài hát
+Bước 3: Đọc bài hát
-Giáo viên chia câu hát
-Chỉ định học sinh đọc lời
-Giải thích từ khó trong bài hát
-Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu
+Bước 4:Khởi động giọng
-Giáo viên cho học sinh nghe nhạc, học sinh đọc bằng nguyên âm A.O.I
-Khởi động giọng A.O.I.U kết hợp trò chơi
+Bước 5:Tập hát từng câu
-Giáo viên dịch giọng phù hợp giọng hát học sinh
-Mở đàn theo giai điệu mỗi câu 2-3 lần
-Bắt nhịp cho học sinh hát theo giai điệu (có thể mở đĩa)
-Hướng dẫn học sinh cách lấy hơi
-Chỉ định cho học sinh khá hát mẫu
-Khi học sinh hát, giáo viên lắng nghe để phát hiện chỗ sai sót hướng dẫn cho học sinh sữa lại.(giáo viên có thể hát mẫu nếu cần thiết)
-Hướng dẫn tập các câu tiếp sau tương tự 
-Yêu cầu học sinh hát nối các câu hát
+Bước 6:Hát cả bài
-Giáo viên hướng dẫn học sinh hát với tốc độ hơi chậm, rồi hơi nhanh vừa phải
-Tiếp tục sữa chữa những chỗ học sinh hát còn chưa đạt
+Bước 7:Trình bày bài hát
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tập trình bày bài hát với các cách hát, nối tiếp đối đáp, lĩnh xướng
-Hướng dẫn học sinh thể hiện sắc thái của bài
-Hướng dẫn học sinh trình bày bài hát kết hợp gõ nhịp đệm hoặc vận động theo nhạc
+Bước 8: Củng cố, kiểm tra
-Giáo viên củng cố giai điệu, tiết tấu cho học sinh
-Yêu cầu học sinh biểu diễn bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
-Dặn dò chuẩn bị lần sau
-Tuy nhiên đối với dạng bài: ôn tập bài hát và tập đọc nhạc, giáo viên cần linh động điều chỉnh các bước cho phù hợp với yêu cầu nội dung của bài học, cần phối hợp các phương pháp linh động, nhuần nhuyễntrong quá trình truyền thụ kiến thức.
* Cụ thể bài: Ôn tập bài ƯỚC MƠ
 Tập đọc nhạc: TĐN số 4
I.MỤC TIÊU
-Học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và tiết tấu, thể hiện được tình cảm thiết tha, triều mến.
-Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ hoạ theo nhạc.
-Học sinh đọc nhạc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca đúng với nốt nhạc.
II. CHUẨN BỊ
+Giáo viên: Máy nghe, đĩa nhạc bài hát lớp 5, bài tập đọc nhạc số 4.
 -Nhạc cụ quen dùng
 -Một số động tác minh hoạ cho bài hát 
+Học sinh: Sách âm nhạc lớp 5
 -Vở ghi bài
III.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1/ Ổn định lớp:
-Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học ngay ngắn.
-Khởi động giọng.
2/Kiểm tra bài cũ:
-Có thể tiến hành trong quá trình ôn hát.
3/Bài mới:
a)Giới thiệu: giới thiệu tiết học gồm 2 nội dung: ôn tập bài hát ƯỚC MƠ và tập đọc nhạc bài TĐN số 4
b)Phần hoạt động: 
-Ôn tập bài hát “ƯỚC MƠ”
+Hoạt động 1: Ôn hát đúng lời và đúng giai điệu.
-Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài hát và tên tác giả, sau khi nghe lại giai điệu bài hát đã học ở tiết trước.
-Giáo viên mở đĩa nhạc và hướng dẫn học sinh ôn lại bài hát.
-Hướng dẫn học sinh hát kết hợp với gõ đệm.
+Hoạt động 2:Luyện hát kết hợp với vận động
-Hướng dẫn một số động tác phụ hoạ hoặc gợi ý cho học sinh tự nghĩ ra động tác:
* Động tác 1:Tay dang ngang vẫy nhẹ hai bên ( gió vờn cánh hoa bay dưới trời.Đàn bướm xinh dạo chơi)
* Động tác 2: Áp hai bàn tay lại đưa nghiêng hai bên má (em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên , cuộc sống tươi đẹp thêm)
* Động tác 3:Nghiêng người vỗ tay hai bên trái và phải (cho đàn em tung tăng múa ca trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà)
-Giáo viên tổ chức cho học sinh lên biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ
-Giáo viên nhận xét tuyên dương
-Học bài tập đọc nhạc số 4
-Giáo viên treo bảng phụ, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu và bài tập đọc số 4
-Giáo viên đặt câu hỏi:
+Nêu lên các nốt trong bài TĐN?
+Nêu các hình nốt có trong bài TĐN?
-Cho học sinh luyện cao độ các nốt có trong bài TĐN: Đô –Rê –Mi –Son –La –Đố
Hướng dẫn các bước tập đọc nhạc cụ thể:
+Bước 1: Hướng dẫn học sinh luyện theo cao độ
+Bước 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc tiết tấu bài TĐN kết hợp gõ đệm theo tiết tấu
+Bước 3: Giáo viên dùng nhạc cụ thể hiện bài TĐN, rồi hướng dẫn học sinh đọc cao độ kết hợp với tiết tấu,
+Bước 4:Đọc nhạc kết hợp ghép lời ca, giáo viên đọc nhạc hoặc đàn giai điệu, học sinh ghép lời ca, sau đó học sinh tự đọc nhạc và ghép lời ca.
+Hoạt động cuối: Cũng cố, dặn dò
-Cho cả lớp ôn lại bài hát 1 lần
-Dặn học sinh về ôn lại bài hát “ƯỚC MƠ”, tập đọc bài TĐN số 4 kết hợp gõ đệm theo phách, xem và trả lời câu hỏi 2 SGK.
Kết quả đạt được khi áp dụng đề tài:
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
ĐẦU NĂM
HỌC KÌ I
HỌC KÌ II
C.KẾT LUẬN
1.Bài Học Kinh Nghiệm
-Qua nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi rút ra được một số kinh nghiệm, để nâng dần chất lượng môn âm nhạc ở lớp 5 như sau:
+Việc chuẩn bị bài dạy, chuẩn bị dụng cụ âm nhạc là điều cần thiết tác động rất lớn đối với tiết học
+Giáo viên phải biết vận dụng hài hoà nhiều phương pháp dạy học để kích thích lòng say mê học âm nhạc của các em
+Giáo viên phải biết tôn trọng sự chủ động, tính tích cực sáng tạo của học sinh.Đồng thồi thể hiện được vai trò chủ đạo dẫn dắthọc sinh tự chiếm lĩnh tri thức âm nhạc mới
+ Tạo cho học sinh có niềm tin sáng tạo, mạnh dạn chiếm lĩnh tri thức trong không gian chủ động, thoải mái thật sự
+ Giáo viên phải có tấm lòng yêu nghề mến trẻ, yêu âm nhạc, luôn trao dồi nghiệp vụ, tìm tòi học hỏi bạn đồng nghiệp, sách tham khảo, tham gia lớp bồi dưỡng âm nhạc do nghành tổ chức, luôn nghiên cứu tìm nhiều phương pháp để phối hợp chặt chẽ, tạo không khí vui tươi thoải mái trong từng tiết học, giúp học sinh yêu thích và đam mê học âm nhạc. Qua đó giáo dục lòng yêu quê hương đát nước, con người Việt Nam, yêu sắc màu và bạn bè thế giới, chăm ngoan học giỏi, có ước mơ hoài bảo trong tương lai.
-Với những phương pháp nêu trên.Tôi tin chắc rằng chất lượng âm nhạc của lớp 5a nói riêng , chất lượng âm nhạc của Trường Tiểu Học Cẩm Long nói chung, luôn khởi sắc và ngày càng có nhiều giọng hát hay cho quê hương Tây Ninh trong tương lai.
2.Hướng Phổ Biến-Aùp Dụng Đề Tài
-Đề tài áp dụng cho lớp 5a Trường Tiểu Học Cẩm Long năm học 2006-2007.
-Sau đó mở rộng cho cả khối 5 và cả Trường Tiểu Học Cẩm Long trong những năm tiếp theo.
3.Hướng Nghiên Cứu Tiếp Đề Tài
-Nhằm phát huy tính tích cực trong đề tài, đồng thời khắc phục những vướng mắc khi thực hiện đề tài “Phương pháp dạy tốt môn âm nhạc lớp 5A” hướng tới tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài cụ thể hơn, phương pháp ngắn gọn dễ hiểu đầy đủ, để tiếp tục thực hiện cho những năm học tới đạt hiệu quả cao hơn.
-Với những kết quả phấn khởi, chất lượng âm nhạc ngày càng cao, tạo niểm tin cho cả thầy và trò chúng tôi, để phát huy truyền thống tốt đẹp.Tôi tin chắc rằng phong trào văn nghệ của Trường chúng tôi sẽ sôi nỗi và rộng khắp.
 Phước Hồ, ngày 12 tháng 03 năm 2009
 Người thực hiện
 Đỗ Phương Bình
D. BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
-Tên đề tài: Phương pháp dạy tốt môn Aâm nhạc lớp 5A
-Họ và tên tác giả: Đỗ Phương Bình.
-Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Phước Hồ.
1/ Lí do chọn đề tài:
-Nhằm để nâng cao chất lượng âm nhạc cho học sinh lớp 5.
-Hát đúng 10 bài hát, các em phải biết thể hiện cao độ, trường độ chính xác và tập hát diễn cảm theo nội dung tính chất mỗi bài hát. 
 2/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
-Đối tượng: Học sinh lớp 5A.
-Phương pháp nghiên cứu:
+Phương pháp đọc tài liệu-Nghiên cứu tài liệu.
+Phương pháp quan sát thảo luận nhóm.
+Phương pháp trò chơi.
+Phương pháp đàm thoại.
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:
-Tạo cho học sinh có niềm tinh sáng tạo, mạnh dạn chiếm lĩnh tri thức âm nhạc mới. 
4/ Hiệu quả ứng dụng:
-Giúp các em học sinh hát đúng cao độ, trường độ của bài hát, say mê học âm nhạc, nghe được điệu nhạc không lời, qua các bài tập đọc nhạc tạo cho các em có tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc. 
5/ Phạm vi áp dụng:
-Đề tài áp dụng cho lớp 5A Trường tiểu học Phước Hồ năm học 2008-2009. Sau đó mở rộng cho cả khối 5 trong những năm tiếp theo. 
E.NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA :
1.Hội đồng khoa học Trường, đơn vị:
-Nhận xét:
....
-Đánh giá:
....
2. Hội đồng khoa học Phòng Giáo dục:
-Nhận xét:
...
-Đánh giá:
...
3. Hội đồng Khoa học Ngành:
-Nhận xét:
......
-Đánh giá:
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docDETAI.doc