I. Tên bài học: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
II. Thông tin bài dạy:
1. Dạng bài: Giáo án lý thuyết
2. Chủ đề lớn: Giải quyết vấn đê với sự trợ giúp của máy tính (cđ F)
3. Chủ đề con: kỹ thuật lập trình vơi sự trợ giúp của máy tính
4. Thời lượng: 2t
5. Vị trí: câu lệnh rẽ nhánh
III. Mục tiêu
1. Kiến thức:
+ Biết được khái niệm rẽ nhánh, cấu trúc rẽ nhánh
+ Hiểu được ý nghĩa câu lênh IF – THEN
2. Kỹ năng:
+ Viết được câu lệnh if – then để giải quyết bài toán
+ Viết chương trình có sử dụng câu lệnh IF - THEN
3. Phẩm chất cần hình thành qua bài học:
+ Chăm chỉ: HS tự thực hiện công việc được giao, chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ
+ Trách nhiệm. Giúp đỡ bạn bè và hợp tác hoạt động nhóm
4. Năng lực cần hình thành qua bài học:
+ Năng lực chung: hợp tác và giao tiếp trong hoạt động
+ NL c: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của cntt và truyền thông, HS rèn luyện giải quyết vấn đề thông qua học lập trình
IV. Phương pháp, kỹ thuật, thiết bị dạy học và học liệu:
1. Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động nhóm, nêu vấn đề
2. Kỹ thuật dạy học: Mảnh ghép
3. Thiết bị: Chương trình giáo dục phổ thông tin học(12/2018), máy tính, máy chiếu bài giảng điện tử
Công cụ: Pascal, bảng phụ, bút viết
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC BÀI DẠY TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI MÔN TIN HỌC I. Tên bài học: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH II. Thông tin bài dạy: 1. Dạng bài: Giáo án lý thuyết 2. Chủ đề lớn: Giải quyết vấn đê với sự trợ giúp của máy tính (cđ F) 3. Chủ đề con: kỹ thuật lập trình vơi sự trợ giúp của máy tính 4. Thời lượng: 2t 5. Vị trí: câu lệnh rẽ nhánh III. Mục tiêu 1. Kiến thức: + Biết được khái niệm rẽ nhánh, cấu trúc rẽ nhánh + Hiểu được ý nghĩa câu lênh IF – THEN 2. Kỹ năng: + Viết được câu lệnh if – then để giải quyết bài toán + Viết chương trình có sử dụng câu lệnh IF - THEN 3. Phẩm chất cần hình thành qua bài học: + Chăm chỉ: HS tự thực hiện công việc được giao, chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ + Trách nhiệm. Giúp đỡ bạn bè và hợp tác hoạt động nhóm 4. Năng lực cần hình thành qua bài học: + Năng lực chung: hợp tác và giao tiếp trong hoạt động + NL c: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của cntt và truyền thông, HS rèn luyện giải quyết vấn đề thông qua học lập trình IV. Phương pháp, kỹ thuật, thiết bị dạy học và học liệu: Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động nhóm, nêu vấn đề Kỹ thuật dạy học: Mảnh ghép Thiết bị: Chương trình giáo dục phổ thông tin học(12/2018), máy tính, máy chiếu bài giảng điện tử Công cụ: Pascal, bảng phụ, bút viết Hoạt động 1. Khởi động/mở bài (5 phút) 1. Mục tiêu: - Gây hứng thú cho học sinh với nội dung bài học 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: + Tham gia tích cực các hoạt động do giáo viên tổ chức + Lựa chọn câu trả lời của tình huống đưa ra 3.Sản phẩm học sinh: mức độ hoàn thành nhiệm vụ 4. Cách thức tiến hành hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV đưa ra câu chuyện chú Lừa ngốc nghếch. “ Quà Tặng Cuộc Sống Chú Lừa Ngốc Nghếch YouTube 360p” Dẫn dắt vào bài: Qua câu chuyện trên các em rút ra cho mình bài học gì? Trong cuộc sống chúng ta có nhiều sự lựa chọn. Vậy phải lựa chọn đường đi hợp lý và đúng đắn mới được kết quả như mong muốn. Mỗi lựa chọn như vậy chúng ta xem như rẽ nhánh. Mỗi nhánh rẽ cho chúng ta một hướng đi. Vậy rẽ nhánh là gì? Nó được biểu diễn như thế nào trong ngôn ngữ lập trình. Cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề Cấu trúc rẽ nhánh trong tiết học hôm nay. Học sinh quan sát lắng nghe và tìm hiểu . Học sinh trả lời kết quả. Tình huống giáo viên đưa ra gây sự tò mò cho học sinh làm cho học sinh hứng thú nghe tình tiết câu chuyện. Như vậy đáp ứng được mục đích của hoạt động khởi động. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (30 phút) 1. Mục tiêu: + Học sinh nắm được như thế nào là cấu trúc rẽ nhánh. + Lấy được ví dụ về cấu trúc rẽ nhánh trong thực tiễn. + Biết được cú pháp câu lệnh If- Then và nguyên tắc hoạt động câu lệnh. 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Lắng nghe, tìm hiểu và thực hiện các hoạt động do giáo viên đưa ra 3. Sản phẩm học sinh: Đưa ra được các tình huống thực tiễn dạng cấu trúc rẽ nhánh -Viết được câu lệnh If - Then 4. Cách thức tiến hành hoạt động: Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cấu trúc rẽ nhánh(10 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Rẽ nhánh: a, Thực tiễn - Từ câu chuyện chú lừa ngốc nghếch giáo viên đưa ra hoạt động nhóm với ý tưởng như sau: + Về nhóm: Số học sinh ngồi trong cùng 1 bàn là 1 nhóm. Cử đại diện 1 nhóm trưởng và 1 thư ký. Hoàn thành phiếu học tập sau Mệnh đề 1: Nếu chở muối Thì Nếu.. Thì khi xuống dưới nước trọng lượng nặng hơn. + Hoạt động cá nhân: Học sinh lấy 1 ví dụ thực tiễn với mệnh đề. Nếu.. Thì. Nếu .Thì., Nếu không thì.. Giáo viên lấy kết quả của học sinh làm ví dụ: - Tổ chức hoạt động cặp đôi với trò chơi cặp đôi hoàn hảo. Nội dung nói về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Gv: Lấy ngẫu nhiên 4 cặp chơi và tìm ra cặp ăn ý nhất. Cuối cùng giáo viên chốt lại nội dung thông qua các hoạt động của học sinh: Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu: Nếu Thì. Dạng đủ: Nếu..Thì, Nếu không thì Như vậy các hoạt động giáo viên đưa ra để học sinh thực hiện rất phong phú gắn với thực tiễn và còn thể hiện sự liên môn trong chủ đề dạy học cụ thể: Hướng nghiệp nghề, giáo dục đạo đức thông qua câu chuyện lừa. Gv dẫn dắt: Cấu trúc rẽ nhánh không chỉ bắt gặp trong thực tiễn mà còn được thể hiện trong các bài toán khoa học kỹ thuật. Cụ thể ta xét bài toán sau: b, Bài toán: - Gv trình chiếu thuật toán giải phương trình bậc 2: - Yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi sau với phương pháp hoạt động cá nhân: Câu hỏi 1: Bước nào trong thuật toán thể hiện rẽ nhánh? Câu hỏi 2: Diễn đạt bước 3 với cấu trúc rẽ nhánh. (Lưu ý: Ở đây giáo viên không áp đặt mà cho học sinh tự diễn đạt theo ý của học sinh rồi cho học sinh khác nhận xét hoặc diễn đạt theo cách khác, làm phong phú nội dung và phát huy tính sáng tạo của học sinh. Cuối cùng giáo viên nhận xét). - Học sinh tiến hành hoạt động: + Tham luận + Hoàn thành phiếu học tập + Báo cáo theo yêu cầu. + Nhận xét kết quả nhóm bạn. - Học sinh độc lập suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. Ví dụ: + Nếu em chăm chỉ học tập thì em sẽ đạt thành tích cao trong học tập. + Nếu tập thể đoàn kết thì thành tích lớp sẽ cao, Nếu không thì thành tích lớp sẽ thấp. - Học sinh đưa ra sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai cho mình. - Học sinh tìm hiểu? - Học sinh trả lời: Giáo viên dẵn dắt sang mục 2 bằng cách đưa ra câu hỏi Câu hỏi: Từ nếu và từ thì trong tiếng anh viết như thế nào? Học sinh lĩnh hội kiến thức tiếng anh để trả lời. Nếu: IF Thì: Then Giáo viên dẫn dắt: Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh mô tả cấu trúc rẽ nhánh. Trong Pascal để mô tả cấu trúc rẽ nhánh dùng câu lệnh “ if – then” Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về câu lệnh if – then (15 phút): Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên cho học sinh tìm hiểu nội dung sách giáo khoa - mục 2 thời gian(2 phút): - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng ghi cú pháp câu lệnh if – then dạng thiếu và đủ. - Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm như sau(4 phút) + Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 thư ký và nhóm trưởng. Việc phân nhómvà cử thư ký, nhóm trưởng đã thực hiện từ trước. Học sinh đọc, nghiên cứu và tìm hiểu. Học sinh quan sát và nhận xét về kết quả bạn. Nội dung các nhóm như sau: Nhóm 1. Hoàn thành phiếu học tập sau Mục đích: Học sinh biết và vận dụng câu lệnh if – then dạng thiếu. Diễn đạt Câu lệnh Nếu D< 0 thì TB “PTVN”; Nếu D>=0 thì TB x1, x2 Nhóm 2. Hoàn thành phiếu học tập sau. Mục đích: Học sinh biết và vận dụng câu lệnh if – then dạng đủ. Diễn đạt Câu lệnh Nếu D< 0 thì TB “PTVN” Nếu không thì tính và đưa ra nghiệm x1, x2 Nhóm 3:Câu ND2.DT.TH.1 Câu lệnh If-then nào dưới đây viết đúng cú pháp a) If a>b then a:=b; b) If-then a>b, a:=b; c) If-then(a>b,a:=b); d) If (a>b) then a:=b; (Nhận biết một câu lệnh cụ thể If-then được viết đúng cấu trúc) Nhóm 4. Câu ND2.DL.NB.1. Xét lệnh: if a>b then writeln(a); Hỏi nếu a=7; b=6; thì lệnh trên đưa ra màn hình gì? a) Không đưa ra gì; b) Đưa ra số 6; c) Đưa ra số 7; d) Đưa ra số 67; (Biết cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then để chỉ ra được hoạt động một lệnh If-then cụ thể). * Các nhóm lên báo cóa kết quả, nhận xét, đánh giá của nhau, giáo viên chốt lại kiến thức (8 phút). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức: a, Dạng thiếu: if then ; b, Dạng đủ: if then else ; * Nguyên tắc hoạt động câu lệnh: - Lần lượt đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Từ kết quả nhóm 1 và nhóm 3. Cho nhóm khác nhận xét và giáo viên chốt lại về câu lệnh if – then dạng thiếu: - Từ kết quả nhóm 2 và nhóm 3: Cho nhóm khác nhận xét và giáo viên chốt lại về câu lệnh if – then dạng đủ: - Từ kết quả nhóm 4: Cho nhóm khác nhận xét và giáo viên chốt lại về nguyên tắc hoạt động câu lệnh if – then. Như vậy thông qua hoạt động nhóm học sinh đã hình thành kiến thức về câu lệnh if – then và nguyên tắc hoạt động câu lệnh. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về câu lệnh ghép( 8 phút): Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đưa ra tình huống để cả lớp cùng thảo luận. Hỏi: Xác định câu lệnh nào được thực hiện khi điều kiện D>=0. If D<0 then Write(‘phuong trinh vo nghiem’) else x1:=(-b-sqrt(D))/(2*a); x2:=-b/a-x1; Dự kiến kết quả của học sinh: TH1: câu lệnh x1:=(-b-sqrt(D))/(2*a); TH2: x1:=(-b-sqrt(D))/(2*a); x2:=-b/a-x1; Từ tình huống có vấn đề là câu lệnh x1 thực hiện. Tuy nhiên theo nghiệm phương trình bậc 2 khi D>=0 có cả nghiệm x1 và x2. Vậy làm thế nào để sau từ khóa else là một câu lệnh và là . - Học sinh tìm hiểu để trả lời. - Học sinh trả lời - Học sinh nghiên cứu và trả lời - Từ tình huống giáo viên đưa ra học sinh nghiên cứu và hình thành kiến thức mới đó là câu lệnh ghép. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3, Câu lệnh ghép (5 phút): Begin ; End; - Giáo viên yêu cầu học tạo ra câu lệnh ghép phù hợp ở tình huống nêu trên If D<0 then Write(‘phuong trinh vo nghiem’) else Begin x1:=(-b-sqrt(D))/(2*a); x2:=-b/a-x1; End; - Giáo viên đưa ra câu hỏi:Khi nào dùng câu lệnh ghép? - Học sinh trả lời - Học sinh nghiên cứu trả lời - Tóm lại thông qua các hoạt động giáo viên tổ chức cho học sinh đã hình thành các kiến thức mới để học sinh lĩnh hội. Các tình huống gắn thực tiễn. Lấy học sinh làm trung tâm. Hoạt động 3. Luyện tập (8 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cú pháp và hoạt động câu lệnh if – then 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Học sinh tiến hành hoạt động theo yêu cầu giáo viên 3. Sản phẩm học sinh: - Hiểu được ý nghĩa và nguyên tắc hoạt động câu lệnh if-then - phát hiện được các lỗi sai trong các tình huống áp dụng câu lệnh 4. Cách thức tiến hành hoạt động: Thảo luận nhóm Các nhóm hoàn thành bài tập sau (5 phút) Nhóm 1: Câu ND3.DL.TH.1. Cho đoạn chương trình sau: Readln (a, b ); If a mod b = 0 then writeln (a,’ Khong chia het cho ‘, b) Else writeln (a,’ chia het cho ‘, b); Nhận xét đoạn chương trình trên cho kết quả như thế nào nếu ta cho a= 10, b=2. (Hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else để giải thích được hoạt động một tập lệnh cụ thể chứa If-then-else) Nhóm 2: Câu ND3.DL.TH.2 Hãy điền vào chỗ “” dưới đây để đoạn chương trình dưới đây thông báo một số tự nhiên a có chia hết cho 5 hay không? If then write (a,‘ chia het cho 5 ,’) Else write (a,‘ khong chia het cho 5,’); (Hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else để sửa đúng được hoạt động một tập lệnh cụ thể chứa If-then-else). Nhóm 3: Câu ND3.DL.VDT.1 Sử dung cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ, viết lệnh kiểm tra một số tự nhiên n là số chẵn hay số lẻ. Nhóm 4: Câu ND4.DT.TH.1 Quan sát đoạn lệnh dưới đây và cho biết lệnh ghép đã được viết đúng cấu trúc hay chưa? if a>b then tmp:=a; a:=b; b:=tmp; end; Cả lớp quan sát kết quả của các nhóm và nhận xét, bổ sung để có kêt quả đúng. Giáo viên kết luận. * Hoạt động củng cố(4 phút): Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân với câu hỏi sau: Câu hỏi: em hãy ghép 3 câu lệnh if- then dạng thiếu thành câu lệnh if- then dạng đủ Câu lệnh 1: If d<0 then write(‘phuong trinh vo nghiem’); Câu lệnh 2: If d= 0 then write(‘ phuong trinh co nghiem kep x=‘, -b/(2*a)); Câu lệnh 3: If d>0 then begin x1:=(-b-sqrt(d))/(2*a); x2:=-b/a-x1; write(‘ x1=‘, x1:8:3,’ x2=‘,8:2); end; GV: Dự kiến kết quả trả lời của học sinh. - Có nhiều phương án học sinh ghép và trả lời. Tuy nhiên Vì nghiệm phương trình bậc 2 xảy ra 2 trường hợp là không có nghiệm và có nghiệm nên chúng ta chọn TH1: Không có nghiệm; TH2: Có nghiệm. - Trong trường hợp 2: xét trường hợp nghiệm kép và hai nghiệm phân biệt IF D<0 then write(‘ phuong trinh vo nghiem’) ELSE if D= 0 then write(‘phuong trinh co nghiem x=‘,-b/(2*a)) ELSE begin X1:=(-b-sqrt(D))/(2*a); X2:=-b/a-x1; writeln(‘x1=‘,x1:8:3,’ x2 =‘,x2:8:3); End; - Câu hỏi: Em có nhận xét gì về điều kiện được kiểm tra trong 3 câu lệnh if dạng thiếu và câu lệnh if dạng đủ? - Giáo viên chốt lại kiến thức bằng nhận xét sau: + Qua bài tập trên các em cần biết về câu lệnh if lồng nhau và ưu điểm của câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ. - Để gây hứng thú và sự tìm tòi, vận dụng thực tiễn giáo viên đưa ra câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Em nào có thể cho cô biết về các bài hát mà tác giả đã sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong bài hát. Câu hỏi 2: Em nào thể hiện được bài hát đó. Lưu ý: Nếu không có học sinh nào thể hiện được bài hát “ Tự nguyện” của tác giả Nhật Thủy Giáo viên mở video cho học sinh nghe bài hát. Bài hát: Tự nguyện Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương. Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình . Học sinh tìm hiểu, nghiên cứu và trả lời. - Học sinh đưa ra câu trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh thể hiện bài hát. - Thông qua câu hỏi 1 và câu hỏi 2 giáo viên đưa ra với mục đích: Liên hệ nội dung bài học trong thực tiễn. Thông qua việc thể hiện bài hát sẽ phát hiện được tài năng của các em để định hướng các em nghề nghiệp tương lai. Giám đốc Sở Giáo Dục Nghệ An bà: Nguyễn Thị Kim Chi đã phát biểu trong cuộc tổng kết kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2015- 2016 là “ Chúng ta không những dạy kiến thức cho học sinh mà cần phát hiện tài năng của các em và phát triển tài năng đó. Để các em định hướng nghề tương lai hợp với năng lực của bản thân, giúp ích cho xã hội. Dù ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng tốt” . - Cũng thông qua bài hát này đã một lần nữa khắc sâu thêm cấu trúc rẽ nhánh, học sinh dễ nhớ. Nội dung bài hát muốn nhắn gửi các em học sinh là có nhiều lựa chọn trên con đường sự nghiệp, nhưng phải lựa chọn đúng sẽ cho được kết quả mong muốn. Góp một phần sức nhỏ vào xây dựng quê hương đất nước. Hoạt động 4. Vận dụng 1. Mục tiêu: học sinh giải quyết bài tập thực tiễn với cấu trúc nhánh 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Vận dụng các kiến thức vào giải quyết bài toán thực tiễn và các bài toán quen thuộc với câu lệnh rẽ nhánh 3. Sản phẩm học sinh: Học sinh viết được các chương trình đơn giản sử dụng câu lệnh if -then gắn với thực tiễn 3. Cách thức tiến hành hoạt động: Học ở nhà Bài tập về nhà: Câu 1: Hoàn thành chương trình giải phương trình bậc 2: Câu 2: ND3.DL.VDT.1 Sử dung cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ, viết lệnh kiểm tra một số tự nhiên n là số chẵn hay số lẻ. (Vận dụng mức thấp). Câu 3: ND3.DL.VDC.1 Sử dung cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ, viết lệnh so sánh diện tích hai hình chữ nhật, hình thứ nhất có 2 cạnh độ dài là a, b, hình thứ hai có 2 cạnh độ dài là c,d. (Vận dụng mức cao, trong tình huống mới). Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng 1. Mục tiêu: Tạo thói quen học tập 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: học sinh tự đặt ra các tình huống và giải quyết 3. Cách thức tiến hành hoạt động:ở nhà Em hãy tìm một bài toán có sử dụng câu lệnh rẽ nhánh và giải quyết bài toán đó. Chẳng hạn bài toán tính gói cước phí điện thoại? PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã
Tài liệu đính kèm: