Giáo án cả năm Ngữ văn 10

Giáo án cả năm Ngữ văn 10

Tuần Tiết PPCT: 1-2

Ngày soạn: Ngày dạy:

Đọc văn:

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).

- Nắm vững hệ thống vấn đề về:

+ Thể loại của văn học Việt Nam.

+ Con người trong văn học Việt Nam.

- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê với văn học Việt Nam.

 

doc 219 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1604Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	 Tiết PPCT: 1-2
Ngày soạn: 	 Ngày dạy: 
Đọc văn:
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).
- Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+ Thể loại của văn học Việt Nam.
+ Con người trong văn học Việt Nam.
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê với văn học Việt Nam.
II. TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP:
 1. Trọng tâm kiến thức bài học:
- Nắm được hai bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam là văn học dân gian và văn học viết, hệ thống thể loại của mỗi bộ phận.
- Nhận thức văn học viết Việt Nam có văn học trung đại và văn học hiện đại; sự khác biệt giữa hai loại hình văn học này.
- Con người Việt Nam qua văn học: nắm được các nội dung chính với những nét tiêu biểu.
 2. Phương pháp: 
Trao đổi và thảo luận theo nhóm trên lớp, trình bày, phát hiện vấn đề.
III. CHUẨN BỊ: 
 1. Công việc chính:
- Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn. Hình thức tiến hành: bảng tóm tắt, sơ đồ.
- Học sinh: chuẩn bị bài qua đọc văn bản và chuẩn bị theo hướng dẫn học bài, sưu tầm các dẫn chứng về phần con người Việt Nam qua văn học để minh họa.
 2. Nội dung tích hợp: Các kiến thức về lịch sử về quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
 1. Oån định lớp - kiểm diện học sinh: 
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới
 3. Bài học: 
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Tiết 1
Hoạt động 1: Các tổ thảo luận theo nội dung được giáo viên phân công cụ thể:
-Tổ 1: Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
-Tổ 2: Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
-Tổ 3: Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên và trong quan hệ quốc gia, dân tộc.
-Tổ 4: Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội và ý thức về bản thân.
Yêu cầu: mỗi tổ thảo luận nêu được những ý chính cơ bản, hệ thống ý thành bảng tóm tắt qua bảng con để trình bày trước lớp.
Thời gian thảo luận: 20 phút.
Hoạt động 2: Đại diện của các tổ trình bày
-Tổ 1 trình bày những nội dung cơ bản về các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
+Các tổ 2, 3, 4 nêu những thắc mắc, những điều cần lý giải, trao đổi với tổ 1.
+Tổ 1 trả lời những câu hỏi của các tổ.
+Các tổ nhận xét phần trình bày về nội dung và hình thức của tổ 1.
+Giáo viên nhận xét, nhấn mạnh những ý cơ bản.
-Tổ 2 trình bày những nội dung cơ bản về quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
+Cần chú ý các tiêu chí phân biệt văn học trung đại và văn học hiện đại. Nêu được các ví dụ chứng minh.
+Các tổ 1, 3, 4 nêu những thắc mắc, những điều cần lý giải, trao đổi với tổ 2.
+Tổ 2 trả lời những câu hỏi của các tổ.
+Các tổ nhận xét phần trình bày về nội dung và hình thức của tổ 2.
+Giáo viên nhận xét, nhấn mạnh những ý cơ bản.
Tiết 2
-Tổ 3 trình bày những nội dung cơ bản về con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên và trong quan hệ quốc gia, dân tộc.
+Chú ý nêu được các ví dụ minh hoạ.
+Xác định được các nội dung cơ bản của văn học.
+Các tổ 1, 2, 4 nêu những thắc mắc, những điều cần lý giải, trao đổi với tổ 3. Cần chú ý các dẫn chứng để làm rõ nội dung của văn bản
+Tổ 3 trả lời những câu hỏi của các tổ.
+Các tổ nhận xét phần trình bày về nội dung và hình thức của tổ 3.
+Giáo viên nhận xét, nhấn mạnh những ý cơ bản.
-Tổ 4 trình bày những nội dung cơ bản về con người Việt Nam trong quan hệ xã hội và ý thức về bản thân.
+Đưa ra các ví dụ để minh họa các nội dung cụ thể.
+Khái quát các nội dung thể hiện trong văn học.
+Các tổ 1, 2, 3 nêu những thắc mắc, những điều cần lý giải, trao đổi với tổ 4. Cần chú ý các dẫn chứng để làm rõ nội dung của văn bản
+Tổ 4 trả lời những câu hỏi của các tổ.
+Các tổ nhận xét phần trình bày về nội dung và hình thức của tổ 4.
+Giáo viên nhận xét, nhấn mạnh những ý cơ bản.
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức:
-Học sinh trình bày phần ghi nhớ.
-Rút ra điều cần làm để bảo vệ di sản văn học dân tộc.
-Yêu cầu vẽ sơ đo àcác bộ phận văn học Việt Nam.
-Làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM:
1. Văn học dân gian:
 - Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
 - Có 12 thể loại chủ yếu.
 - Đặc trưng tiêu biểu: tính truyền miệng, tính tập thể.
2. Văn học viết:
 - Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết.
 - Là sáng tạo của cá nhân à mang dấu ấn của tác giả.
 - Chữ viết: cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
 - Hệ thống thể loại:
 + Từ thế kỷ X à XIX: văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu.
 + Đầu thế kỷ XX à nay: tự sự, trữ tình, kịch.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM:
 Trải qua ba thời kỳ lớn:
 - Từ thế kỷ X đến hết XIX à văn học trung đại.
 - Từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
 - Sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết XX.
 à văn học hiện đại.
1. Văn học trung đại:
 - Được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm.
 - Văn học chữ Hán:
 + Hình thành từ thế kỷ X.
 + Chịu ảnh hưởng các học thuyết Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão - Trang.
 + Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc.
 - Văn học chữ Nôm:
 + Bắt đầu phát triển mạnh vào thế kỷ XV, đạt tới đỉnh cao vào cuối XVIII - đầu XIX.
 + Thể hiện ý chí xây dựng nền văn hiến độc lập.
 + Đạt nhiều thành tựu
 + Tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian toàn diện, sâu sắc hơn.
2. Văn học hiện đại:
 - Chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.
 - Tiếp xúc với các nền văn học châu Âu.
 - Kế thừa tinh hoa văn học truyền thống, tiếp thu tinh hoa những nền văn học lớn trên thế giới.
 - Điểm khác biệt với văn học trung đại:
 + Về tác giả: đội ngũ chuyên nghiệp.
 + Về đời sống văn học: đi vào đời sống nhanh hơn à sôi nổi, năng động.
 + Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói.
 + Về thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, “cái tôi” cá nhân được khẳng định.
 - Phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người trên tất cả các phương diện phong phú, đa dạng
III. CON NGƯỜI VIỆT NAM:
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
 -Văn học dân gian 
 + Quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên.
 + Tình yêu thiên nhiên
 - Văn học viết:
 + Văn học trung đại à gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ.
 + Văn học hiện đại à tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, tình yêu đôi lứa.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc:
 - Phản ánh sự nghiệp xây dựng xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc.
 - Văn học dân gian à tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực xâm lược.
 - Văn học trung đại à ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời.
 - Văn học hiện đại à sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
à Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:
 - Thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp
 - Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền, xã hội đen tối, bày tỏ cảm thông với những người bị áp bức.
 à Hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
 - Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đề cao ý thức cộng đồng à ý thức xã hội, trách nhiệm công dân, tinh thần hy sinh.
 - Trong những hoàn cảnh khác: đề cao con người cá nhân à ý thức về quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu, ý nghĩa của cuộc sống trần thế.
 à Xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hy sinh,
IV. TỔNG KẾT:
1. Tổng kết kiến thức văn bản:
 - Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kỳ, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.
 - Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình ảcm, quan niệm thẩm mỹ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.
2. Luyện tập:
 - Hướng dẫn vẽ sơ đồ.
 - Lấy dẫn chứng trong các tác phẩm văn học đã học ở THCS minh họa cho vấn đề con người trong văn học Việt Nam à hoàn chỉnh bài tập về nhà.
4. Dặn dò:
- Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản:
+ Các bộ phận của văn học.
+ Quá trình phát triển của văn học viết.
+ Con người Việt Nam qua văn học.
- Làm bài luyện tập.
- Chuẩn bị bài mới: Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
5. Rút kinh nghiệm:
	 Có thể tổ chức thực hiện bài dạy bằng giáo án điện tử để giới thiệu về các bộ phận văn học và quá trình phát triển qua hệ thống biểu mẫu.
6. Câu hỏi kiểm tra:
Câu 1: Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam là:
a. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
b. Văn học chữ Nôm và văn học chữ quốc ngữ.
c. Văn học trung đại và văn học hiện đại.
d. Văn học dân gian và văn học viết.
(Đáp án d)
Câu 2: Chủ nghĩa yêu nước trong văn học thể hiện mối quan hệ:
a. Con người trong quan hệ với thế giới tự nhiên.
b. Con người trong quan hệ quốc gia, dân tộc.
c. Con người trong quan hệ xã hội.
d. Con người và ý thức về bản thân.
(Đáp án b)
Tuần 	 Tiết PPCT: 03
Ngày soạn:	 Ngày dạy: ...  - Cách viết đoạn văn nghị luận.
2. Luyện tập:
 Bài tập về nhà: Hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận.
4. Dặn dò:
- Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản:
+ Cách viết đoạn văn nghị luận.
+ Vận dụng thực hành.
- Chuẩn bị bài mới: Làm văn: VIẾT QUẢNG CÁO
+ Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
+ Cách viết văn bản quảng cáo.
+ Vận dụng thực hành.
5. Rút kinh nghiệm:
	Sưu tầm một số đoạn văn nghị luận cụ thể à học sinh phân tích, nhận xét, rút ra kiến thức bài học.
6. Câu hỏi kiểm tra:
Câu 1: Thực hành viết đoạn văn nghị luận.
Tuần	Tiết PPCT: 103
Ngày soạn: 	Ngày dạy: 
Làm văn:
VIẾT QUẢNG CÁO 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nắm được mục đích của quảng cáo là thông tin, thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi, của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng.
- Biết cách viết và trình bày quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn.
- Thấy được tầm quan trọng của quảng cáo trong cuộc sống hiện đại.
II. TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP:
 1. Trọng tâm kiến thức bài học:
- Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
- Cách viết văn bản quảng cáo.
 2. Phương pháp: 
Đàm thoại, phát vấn, minh hoạ, trình bày, luyện tập.
III. CHUẨN BỊ: 
 1. Công việc chính:
- Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn. Hình thức tiến hành: phòng máy.
- Học sinh: chuẩn bị bài qua đọc văn bản và soạn bài theo hướng dẫn học bài, luyện tập.
 2. Nội dung tích hợp: các kiến thức trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tiếng Việt, đọc văn.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
 1. Oån định lớp - kiểm diện học sinh: 
 2. Kiểm tra bài cũ, sự chuẩn bị bài mới:
	v Câu hỏi kiểm tra:
- Luyện tập viết đoạn văn nghị luận.
 3. Bài học: 
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
-Thế nào là văn bản quảng cáo? 
-Tác dụng?
-Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo?
Hoạt động 2: Cách viết văn bản quảng cáo
- Nêu cách viết văn bản quảng cáo?
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức, luyện tập:
-Học sinh trình bày phần ghi nhớ.
-Đánh giá chung, học sinh trình bày ý kiến của mình.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
-Luyện tập 
+Các nhóm chuẩn bị sản phẩm và viết lời quảng cáo.
+Các nhóm trình bày, nhận xét, đánh giá.
I. VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA VĂN BẢN QUẢNG CÁO:
 1. Văn bản quảng cáo trong đời sống: 
 Văn bản quảng cáo là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút, thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi, của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng.
 2. Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo:
 Ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mỹ tục.
 II. CÁCH VIẾT VĂN BẢN QUẢNG CÁO:
 - Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo.
 - Chọn hình thức quảng cáo.
 + Chọn phương pháp trình bày.
 + Chọn từ ngữ khẳng định tuyệt đồi, các kiểu câu khẳng định.
 + Kết hợp với tranh ảnh, hình thức trình bày. 
III. TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP:
1. Tổng kết kiến thức phần đọc hiểu văn bản: 
 - Văn bản quảng cáo là loại văn bản thông tin, thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi, của sản phẩm, dịch vụ, do đó thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng..
 - Văn bản quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mỹ tục..
 - Để viết văn bản quảng cáo cần chọn được nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối.
2. Luyện tập:
 Lớp chia nhóm và trình bày quảng cáo sản phẩm của nhóm mình bằng phần mền theo chương trình dạy học cho tương lai của Intel.
4. Dặn dò:
- Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản:
+ Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
+ Cách viết văn bản quảng cáo.
- Chuẩn bị bài mới: ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
+ Phần lý thuyết: đặc điểm các kiểu văn bản đã học, cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo, trình bày một vấn đề.
+ Vận dụng thực hành.
5. Rút kinh nghiệm:
	Sưu tầm một số văn bản quảng cáo mẫu à học sinh phân tích, nhận xét, rút ra kiến thức bài học.
6. Câu hỏi kiểm tra:
Câu 1: Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
Câu 2: Cách viết văn bản quảng cáo.
Tuần 	Tiết PPCT: 104
Ngày soạn: 	Ngày dạy: 
Làm văn:
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: Ôn tập, củng cố những tri thức và kĩ năng viết các kiểu văn bản đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10, ôn tập các kiểu văn bản mới đã học ở lớp 10 
II. TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP:
 1. Trọng tâm kiến thức bài học:
 Ôn tập, hệ thống kiến thức, kĩ năng
 2. Phương pháp: 
Đàm thoại, phát vấn, minh hoạ, trình bày, luyện tập .
III. CHUẨN BỊ: 
 1. Công việc chính:
- Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn. Hình thức tiến hành: trình bày bảng.
- Học sinh: chuẩn bị bài qua đọc văn bản và soạn bài theo hướng dẫn học bài, luyện tập.
 2. Nội dung tích hợp: các kiến thức trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tiếng Việt, đọc văn.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
 1. Oån định lớp - kiểm diện học sinh: 
 2. Kiểm tra bài cũ, sự chuẩn bị bài mới:
	v Câu hỏi kiểm tra: Ôn tập
 3. Bài học: 
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập về lý thuyết làm văn
- Nêu câu hỏi, giáo viên gọi học sinh trả lời để ôn tập, hệ thống hóa kiến thức -> giáo viên diễn giảng bổ sung để hoàn chỉnh
Câu 1 : Đặc điểm của văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận (SGK)
Câu 2 : Sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự
Câu 3 : Trình bày cách lập dàn ý
Câu 4 : Trình bày các phương pháp thuyết minh
Câu 5 : Tính chuẩn xác và hấp dẫn trong văn bản thuyết minh
Câu 6 : Cách lập dàn ý đoạn văn thuyết minh
Câu 7 : Cách cấu tạo lập luận
Câu 8 : Cách thức tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh
Câu 9 : Cách viết kế hạoch cá nhân và quảng cáo
Câu 10 : Cách trình bày một vấn đề?
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà
I. LÝ THUYẾT : 
 1a. Đặc điểm : 
 a. Tự sự : 
 - Trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục và biểu lộ ý nghĩa
 - Mục đích : biểu hiện cuộc sống, con người; bày tỏ thái độ tình cảm
 b. Thuyết minh
 - Trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân kết qủa của sự việc
 - Mục đích : giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đối với sự việc 
 c. Nghị luận :
 - Trình bày tư tưởng quan điểm đối với con người, cuộc sống
 - Mục đích : thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, từ bỏ cái sai
 1b. Mối quan hệ : tự sự, thuyết minh, nghị luận có mối quan hệ qua lại chặt chẽ
 2a. 
 - Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần làm nên cốt truyện
 - Trong mỗi sự việc tiêu biểu có nhiều chi tiết tiêu biểu
 2b. 
 - Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò dẫn dắt câu chuyện, nhấn mạnh ý nghĩa của văn bản.
 - Lựa chọn được sự việc và chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong bài viết
 3a. 
- Cách lập dàn ý :
+ Xác định đề tài
+ Dự kiến cốt truyện
+ Dàn ý : (Mở bài, thân bài, kết bài)
 3b. 
- Viết đoạn văn tự sự phải biết sử dụng hợp lí có hiệu quả các yếu tố miêu tả biểu cảm để sinh động hóa cốt truyện, tạo chất văn cho văn bản tự sự
 4. 
 - Các phương pháp thuyết minh phổ biến : định nghĩa, chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ
 5a. Yêu cầu về tính chuẩn xác : 
 - Tìm hiểu kĩ vấn đề trước khi viết :
 - Thu thập tài liệu
 - Cập nhật những thông tin mới 
 5b. Yêu cầu về tính hấp dẫn : 
 - Đưa ra những chi tiết cụ thể sinh động 
 - So sánh để làm nổi bật sự việc
 - Kết hợp nhiều kiểu câu để bài văn thuyết minh không đơn điệu
 6a. Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh
 - Xác định chủ đề
 - Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh.
 - Các câu trong đoạn văn đảm bảo tí nh liên kết về hình thức và nội dung.
 - Dùng từ ngữ trong sáng, đúng phong cách
 6b. Yêu cầu lập dàn ý 
 - Mở bài : Giới thiệu đối tượng thuyết minh
 - Thân bài : Cung cấp các đặc điểm, tính chất, số liệu, phẩm chất về đối tượng.
 - Kết bài : Vai trò, ý nghĩa của đối tượng đối với con người và cuộc sống.
 7a. Câùu tạo của lập luận :
 - Luận điểm 
 - Các luận cứ :
 - Các phương pháp lập luận
 7b. Các phương pháp lập luận : Quy nạp, diễn dịch, phản đề, loại suy, ngụy biện.
 8a. 
 - Tóm tắt văn bản tự sự : Theo 2 cách
 - Tóm tắt theo cốt truyện
 - Tóm tắt theo nhân vật
 ( Phải tôn trọng nội dung cơ bản của tác phẩm)
 8b.. Tóm tắt văn bản thuyết minh
 - Giúp người nghe (đọc), đọc hiểu được những nội dung chính của văn bản
 - Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nội dung của văn bản gốc
 9a. Lập kế hoạch cá nhân
 - Giúp chủ động tiến hành công việc để đạt kết quả
 - Nêu nội dung, thời gian tiến hành
 - Câu văn cần ngắn gọn
 9b. Quảng cáo :
 - Loại văn bản thông tin nhằm thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện dụng của sản phẩm để kích cầu.
 - Quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, trung thực, để tạo ấn tượng và tôn trọng pháp luật
 - Cần chọn nội dung độc đáo để trình bày
 10. 
 -Trình bày một vấn đề là kĩ năng giao tiếp quan trọng, thường xuyên được sử dụng trong xã hội và nhà trường 
 - Khi trình bày cần suy nghĩ kĩ, đảm bảo các yêu cầu của giao tiếp về nội dung, ngữ điệu, lời nói để lôi cuốn người nghe
II. LUYỆN TẬP
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà.
4. Dặn dò
- Học bài, nắm vững những vấn đề cơ bản.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van ca nam 10 - 104 tiet.doc