Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm - Năm học 2018-2019

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 Qua bài này HS phải:

- Biết được các loại kho và các phương pháp bảo quản thóc, ngô, rau, hoa, quả tươi.

2. Kỹ năng: Phân tích, so sánh , khái quát hóa.

3.Thái độ: Có ý thức bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1. Các năng lực chung

1.1. Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu : Biết được các loại kho và các phương pháp bảo quản thóc, ngô, rau, hoa, quả tươi.

1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : nêu được các bảo quản lương thực với khối lượng lớn và khối lượng nhỏ ở gia đình. Giải thích các bước trong qui trình bảo quản thóc, ngô.

1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình các dạng kho bảo quản và qui trình bảo quản lương thực, thực phẩm.

1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung

1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Phân tích đặc điểm của mỗi loại kho để bảo quản lương thực.

2 . Năng lực chuyên biệt: quan sát Hình 42.1, 42.2, 42.3, 42.4, 42.5, 42.6 SGK

III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:

 

doc 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1540Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2018
Tiết: 25,26 
Bài 42: BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
 Qua bài này HS phải:
Biết được các loại kho và các phương pháp bảo quản thóc, ngô, rau, hoa, quả tươi.
2. Kỹ năng: Phân tích, so sánh , khái quát hóa.
3.Thái độ: Có ý thức bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
1. Các năng lực chung
1.1. Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu : Biết được các loại kho và các phương pháp bảo quản thóc, ngô, rau, hoa, quả tươi.
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : nêu được các bảo quản lương thực với khối lượng lớn và khối lượng nhỏ ở gia đình. Giải thích các bước trong qui trình bảo quản thóc, ngô.
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình các dạng kho bảo quản và qui trình bảo quản lương thực, thực phẩm.
1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung 
1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Phân tích đặc điểm của mỗi loại kho để bảo quản lương thực.
2 . Năng lực chuyên biệt: quan sát  Hình 42.1, 42.2, 42.3, 42.4, 42.5, 42.6 SGK
III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết 
MĐ1
Thông hiểu MĐ2
Vận dụng thấp MĐ3
Vận dụng cao MĐ4
Bảo quản lương thực, thực phẩm. 
Biết được các loại kho bảo quản. 
Các phương pháp bảo quản thóc, ngô, rau, hoa, quả tươi.
Qui trình bảo quản thóc, ngô, sắn lát khô, khoai lang tươi, rau, hoa, quả.
Giải thích các bước trong qui trình bảo quan thóc, ngô, sắn lát khô, khoai lang tươi, rau, hoa, quả.
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
Câu 1: Vì sao, thóc ngô, sắn trước khi đưa vào kho bảo quản cần phải làm khô?(MĐ4)
Câu 2: Phương pháp bảo quản lạnh đối với rau, hoa, quả tươi có ưu điểm gì? (MĐ2)
Câu 3: Trình bày đặc điểm nhà kho và kho si lo.(MĐ1)
Câu 4: Trình bày qui trình bảo quản thoc, ngô.? Giải thích các bước trong qui trình? (MĐ4)
Câu 5: Quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi như thế nào?MĐ3
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên :
- Giáo án.
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Bảng phụ, SGK, 
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
 * Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu sự khác nhau của qui trình bảo quản hạt giống và củ giống. 
Hoạt động 1. Khởi động 
GV đưa ra các loại mẫu vật về lương thực và thực phẩm như lúa, ngô, đậu, củ khoai lang, sắn, củ cà rốt, nho, cam, các loại rau...
GVđặt câu hỏi:
Làm thế nào để giữ cho chúng không bị hư hỏng?
1) Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. 
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
 2) Nội dung
- HS nghe câu hỏi, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu à bảo quản lương thực, thực phẩm
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.
 4) Sản phẩm học tập
 - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức 
Mục đích
- HS biết được các dạng kho bảo quản thóc ngô, qui trình bảo quản thóc ngô, khoai lang, sắn 
- HS biết được phương pháp và qui trình bảo quản rau, hoa quả tươi 
- Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động.
 2) Nội dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành
Bảo quản lương thực 
Bảo quản, rau, hoa quả tươi.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cấu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời:
Nhóm 1: Tìm hiểu các dạng kho và một số phương pháp bảo quản.
+ Để bảo quản thóc ngô người ta cần chuẩn bị phương tiện như thế nào?
+ Hãy nêu các đặc điểm của từng loại nhà kho?
+ Các nước đang phát triển lương thực, thực phẩm được bảo quản ở đâu?
+ Ở gia đình hay địa phương em thường bảo quản thóc bằng các phương tiện nào?
Nhóm 2: Tìm hiểu qui trình bảo quản thóc, ngô
+ Viết quy trình bảo quản thóc, ngô
+ Giải thích các bước trong qui trình
Nhóm 3: Tìm hiểu qui trình bảo quản sắn lát khô
+ Viết quy trình bảo quản sắn lát khô
+ Giải thích các bước trong qui trình
Nhóm 4: Tìm hiểu qui trình bảo quản khoai lang tươi.
+ Viết quy trình bảo quản khoai lang tươi.
+ Giải thích các bước trong qui trình
- Nhận nhiệm vụ của nhóm.
- Phân công người viết báo cáo vào bảng phụ.
- Phân công người trình bày.
- Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời
Báo cáo kết quả
GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lới
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Đánh giá kết quả
GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn.
- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung .
Kiến thức:
I. BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC.
1. Bảo quản thóc, ngô:
a. Các dạng kho bảo quản:
+ Nhà kho bảo quản thóc, ngô có nhiều gian, được xây dựng bằng gạch, ngói thành từng dãy(phổ biến ở nước ta)
Đặc điểm của nhà kho: (SGK)
+ Kho silô: Là dạng kho có thể là dạng hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh, được xây bằng gạch, bê tông cốt thép hay bằng thép.
b. Một số phương pháp bảo quản :
 - Bảo quản trong nhà kho và kho silô :
+ Đổ rời, có cào đảo.
+ Đóng bao
- Bảo quản theo phương pháp truyền thống trong các phương tiện đơn giản như chum vại, thùng phuy, thùng sắt, bảo tải, bồ cót, silô.
c. Quy trình bảo quản thóc, ngô:
 Thu hoạch Tuốt, tẽ hạt Làm sạch và phân loại Làm khô Làm nguội Phân loại theo chất lượng Bảo quản Sử dụng.
2.Bảo quản khoai, sắn(củ mì)
a. Quy trình bảo quản sắn lát khô:
 Thu hoạch(dỡ) Chặt cuống, gọt vỏ Làm sạch Thái lát Làm khô Đóng gói Bảo quản kín, nơi khô ráo Sử dụng.
b.Quy trình bảo quản khoai lang tươi:
 Thu hoạch và lựa chọn khoai Hong khô Xử lí chất chống nấm Hong khô Xử lí chất chống nảy mầm Phủ cát khô Bảo quản Sử dụng.
II. BẢO QUẢN RAU, HOA, QUẢ TƯƠI.
1. Một số phương pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi: 
- Bảo quản ở điều kiện bình thường
- Bảo quản lạnh
- Bảo quản trong môi trường khí biến đổi
- Bảo quản bằng hóa chất
- Bảo quản chiếu xạ
2. Quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh:
 Thu hái Chọn lựa Làm sạch Làm ráo nước Bao gói Bảo quản lạnh Sử dụng.
. Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung
 Làm bài tập về bảo quản lương thực, thực phẩm.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
	*Thực hiện nhiệm vụ
 - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
 Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 Hoạt động 4. Vận dụng
 Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về bảo quản lương thực, thực phẩm. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2) Nội dung 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Khoai lang thường bị côn trùng nào phá hoại?
- Tại sao muốn bảo quản lâu dài, sắn cần thái lát, phơi khô?
- Vì sao rau, hoa, quả tươi khó bảo quản?
- Nguyên tắc của bảo quản rau, hoa, quả tươi là gì?
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV đưa câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm cặp đôi để trả lời
 4) Sản phẩm học tập ( dự kiến)
- Bọ hà khoai lang, Bọ đục củ khoai lang, làm khoai lang bị đắng, hôi, người không ăn được.
- Muốn bảo quản lâu dài sắn cần làm cho sản phẩm khô để giảm hô hấp và chống vi sinh vật xâm nhiễm , mà củ thì chứa nhiều nước nên phải thái lát mới phơi khô tới giới hạn cho phép.
- Sau thu hoạch vẫn còn những hoạt động sống như hô hấp, chín, nảy mầm chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nước nên dễ bị VSV xâm nhiễm.
- Giữ ở trạng thái ngủ nghỉ, tránh để vi sinh vật xâm nhiễm để giữ được chất lượng ban đầu của sản phẩm.
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
 Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.
1) Mục đích
 Học sinh mở rộng hiểu biết về bảo quản lương thực, thực phẩm 
2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện
 Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về bảo quản lương thực, thực phẩm 
3) Sản phẩm học tập
 Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về bảo quản lương thực, thực phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_42_bao_quan_luong_thuc_thuc_pha.doc