Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Năm học 2018-2019

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Biết được khái niệm kinh doanh hộ gia đình

- Biết được thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp nhỏ.

- Biết các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ

 2. Kĩ năng :

- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống trong thực tiễn.

 3. Thái độ

- Có hứng kinh doanh.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1. Các năng lực chung

1.1. Năng lực tự học : Biết được đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình.

1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : Biết lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp.

1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình

1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung

1.5. Năng lực thẩm mỹ: Tạo ra sản phẩm báo cáo khoa học, đẹp.

2 . Năng lực chuyên biệt:

- Quan sát hình ảnh về kinh doanh.

III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:

 

doc 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1394Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/1/2019
Tiết: 38 Bài 50. DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm kinh doanh hộ gia đình
- Biết được thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp nhỏ.
- Biết các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ
 2. Kĩ năng : 
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống trong thực tiễn.
 3. Thái độ
- Có hứng kinh doanh.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
1. Các năng lực chung
1.1. Năng lực tự học : Biết được đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình. 
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : Biết lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp.
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình 
1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung 
1.5. Năng lực thẩm mỹ: Tạo ra sản phẩm báo cáo khoa học, đẹp.
2 . Năng lực chuyên biệt: 
Quan sát hình ảnh về kinh doanh.
III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao 
Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình.
- Các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
- Lấy ví dụ về doanh nghiệp nhỏ ở địa phương.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với doanh nghiệp nhỏ.
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
Câu 1: Doanh nghiệp nhỏ có những thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 2: Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì?
Câu 3: Nêu những điều cơ bản trong hoạt động kinh doanh hộ gia đình.
Câu 4: Em hãy kể tên những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
Câu 5: Những đặc điểm, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình?
Câu 6: Cách thức xây dựng kế hoạch kinh doanh của loại hình kinh doanh hộ gia đình?
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên :
- Giáo án.- Tư liệu về việc kinh doanh của các doanh nghiệp ở địa phương.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.- Bảng phụ, SGK, 
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
 * Kiểm tra bài cũ : Không
Hoạt động 1. Khởi động 
GV đặt câu hỏi:
- Ở địa phương em các gia đình thường kinh doanh các hàng hóa gì?
- Do họ sản xuất ra hay mua nơi khác?
1) Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. 
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
 2) Nội dung
- HS nghe câu hỏi, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu à Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.
 4) Sản phẩm học tập
 - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức 
Mục đích
- Biết được khái niệm kinh doanh hộ gia đình
- Biết được thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp nhỏ.
- Biết các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ
- Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động.
 2) Nội dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành
- Kinh doanh hộ gia đình 
- Doanh nghiệp nhỏ
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cấu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời:
Nhóm 1: Hoàn thành PHT về đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình và tổ chức kinh doanh hộ gia đình.
ĐẶC ĐIỂM
NỘI DUNG
Lĩnh vực kinh doanh
Chủ sở hữu
Quy mô kinh doanh
Công nghệ knh doanh
Lao động
Tổ chức vốn
Các loại hình
vốn
Nguồn huy động vốn
Tổ chức sử dụng lao động
Nhóm 2: Tìm hiểu về về xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình
- Kế hoạch bán sản phẩm ra thị trường ứng với lĩnh vực nào trong kinh doanh? 
- Hãy cho biết, lượng sản phẩm được bán ra thị trường phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Theo em, công thức trên đúng với trường hợp nào? Những trường hợp nào không đúng?
- Theo em, người kinh doanh phải căn cứ vào điều gì để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất?
Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ.
- Doanh thu là gì?
- Doanh nghiệp nhỏ có doanh thu thế nào?
- DN nhỏ còn có những đặc điểm gì?
- Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của loại hình DN nhỏ?
Nhóm 4: Tìm hiểu các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
Em hãy cho biết những lĩnh vực kinh doanh nào phù hợp với loại hình doanh nghiệp nhỏ? Ví dụ?
- Nhận nhiệm vụ của nhóm.
- Phân công người viết báo cáo vào bảng phụ.
- Phân công người trình bày.
- Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời
Báo cáo kết quả
GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lới
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Đánh giá kết quả
GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn.
- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung .
Kiến thức:
I. Kinh doanh hộ gia đình
1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình
- Các lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ
- Chủ sở hữu: Cá nhân là chủ gia đình
- Quy mô kinh doanh: Nhỏ
- Công nghệ kinh doanh: Đơn giản
- Lao động: (Thường) Người thân trong gia đình
2. Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình
a. Tổ chức vốn kinh doanh
- Các loại hình vốn:
+ Vốn cố định: Là vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục. Ví dụ: Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu
+ Vốn lưu động: Là phần vốn đảm bảo cho hàng hóa, sản phẩm được lưu thông trên thị trường
Ví dụ: Tiền, vàng, sản phẩm thành phẩm
- Nguồn vốn: Chủ yếu là vốn tự có của gia đình, một phần khác là vay mượn
b. Tổ chức sử dụng lao động
- Lao động chủ yếu là người thân trong gia đình
- Lao động được sử dụng linh hoạt, một người có thể tham gia vào nhiều công đoạn khác nhau của hoạt động kinh doanh
3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh
a. Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuấ
S. PHẨM BÁN RA T.TRƯỜNG
TỔNG S.P SẢN XUẤT RA
SỐ S.PHẨM GĐ TỰ TIÊU THỤ
 = = - 
* Tổng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc vào:
- Nhu cầu của thị trường
- Điều kiện của doanh nghiệp (hộ gia đình)
Trong đó nhu cầu thị trường là yếu tố quyết định
b. Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán 
LƯỢNG SP MUA VÀO
LƯỢNG SP BÁN RA
NHU CẦU DỰ TRỮ
 = - 
 = + 
II. Doanh nghiệp nhỏ
1. Đặc điểm loại hình doanh nghiệp nhỏ.
- Doanh thu: Không lớn
- Số lượng lao động, quy mô: Nhỏ
- Vốn ít
2.Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ.
* Thuận lợi:
- Lao động có số lượng ít, quy mô kinh doanh nhỏ → quản lý dễ dàng và hiệu quả
- Vốn cố định có giá trị thấp nên dễ dàng đổi mới công nghệ; Quy mô nhỏ cũng là điều kiện thuận lợi để thay đổi lĩnh vực kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường
* Khó khăn
- Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ
- Khó nắm bắt được thông tin thị trường
- Chất lượng lao động thấp
3. Các lĩnh vực kinh doanh phù hợp
* Họat động sản xuất hàng hóa: Nông, lâm, thủy sản, các mặt hàng công nghiệp.
* Các họat động mua bán hàng hóa: Đại lý bán hàng, bán lẻ.
* Các họat động dịch vụ: Nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, sửa chữa dụng cụ, đồ dùng, ăn uống
. 4) Sản phẩm học tập
 - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.
Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung
 Làm bài tập về Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
	*Thực hiện nhiệm vụ
 - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
 Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 Hoạt động 4. Vận dụng
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2) Nội dung 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp nhỏ ở địa phương em thường mua, bán mặt hàng gì?
- Em hãy cho biết các hoạt động dịch vụ ở địa phương em?
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV đưa câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm cặp đôi để trả lời
 4) Sản phẩm học tập 
- HS báo cáo kết quả thảo luận
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
 Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.
1) Mục đích
 Học sinh mở rộng hiểu biết về bài Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện
 Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về bài Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3) Sản phẩm học tập
 Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về bài Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_50_doanh_nghiep_va_hoat_dong_ki.doc