Giáo án Đại số 10 cơ bản kì 1 - Trường THPT Yên Phong số 2

Giáo án Đại số 10 cơ bản kì 1 - Trường THPT Yên Phong số 2

CHƯƠNG I : MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP

Tiết 1 : MỆNH ĐỀ

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU :

1.Về kiến thức:Giúp học sinh

-Hiểu được thế nào là mệnh đề,mệnh đề chứa biến;

-Hiểu được mệnh đề phủ định của một mệnh đề;

-Hiểu được mệnh đề kéo theo.

2.Về kĩ năng:Giúp học sinh

-Biết lấy VD về mệnh đề.mệnh đề phủ định của một mệnh đề,xác định được tính đúng sai của một mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.

3.Về tư duy và thái độ:

-Giúp học sinh có cách nhìn tư duy giữa câu khẳng định và mệnh đề;

-Học sinh cần phải tự tìm tòi,sáng tạo trong khi học.Biết quy lạ thành quen.

 

doc 111 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1332Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 10 cơ bản kì 1 - Trường THPT Yên Phong số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP
Tiết 1 : MỆNH ĐỀ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
1.Về kiến thức:Giúp học sinh
-Hiểu được thế nào là mệnh đề,mệnh đề chứa biến;
-Hiểu được mệnh đề phủ định của một mệnh đề;
-Hiểu được mệnh đề kéo theo.
2.Về kĩ năng:Giúp học sinh
-Biết lấy VD về mệnh đề.mệnh đề phủ định của một mệnh đề,xác định được tính đúng sai của một mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
3.Về tư duy và thái độ:
-Giúp học sinh có cách nhìn tư duy giữa câu khẳng định và mệnh đề;
-Học sinh cần phải tự tìm tòi,sáng tạo trong khi học.Biết quy lạ thành quen.
II.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề.
III.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp học.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
GV:Trên thực tế có những câu khẳng định mang ý nghĩa đúng và có những câu mang ý nghĩa khẳng định sai.Những câu có đặc điểm như vậy trong toán học gọi là gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV:Cho HS thực hiện hoạt động 1
HS:Quan sát tranh và so sánh các câu ở bên trái và bên phải.
- Nhận biết các câu là mệnh đề và các câu không là mệnh đề.
GV:Giới thiệu các quy ước của mệnh đề.
GV:Lấy các ví dụ về câu là mệnh đề và câu không là mệnh đề và cho HS xác định tính đúng sai của từng mệnh đề.
HS:Ghi các ví dụ và xác định tính đúng sai của từng mệnh đề. 
+Số 4 là số chẵn.( mệnh đề đúng)
+Số 3 là số vô tỷ. ( mệnh đề sai)
GV:Cho HS thực hiện hoạt động 2, sau đó GV nhận xét.
HS:Thực hiện hoạt động 2
GV:Cho HS đọc mục 2.
HS:Đọc mục I. 2 SGK
GV:Lấy các ví dụ về mệnh đề chứa biến. Cho HS tìm hai giá trị thực của x và y để được mệnh đề đúng, mệnh đề sai.
HS:Nhận biết mệnh đề chứa biến.
- Tìm hai giá trị thực của x và y để được mệnh đề đúng, mệnh đề sai.
GV:Cho HS thực hiện hoạt động 3, sau đó GV nhận xét.
HS:Thực hiện hoạt động 3
I) MỆNH ĐỀ.MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN:
1. Mệnh đề:
- Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.
- Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
Ví dụ : 
+ Mệnh đề : 
Số 4 là số chẵn.
Số 3 là số vô tỷ.
+ Không là mệnh đề : Số 4 là số chẵn phải không ?
2. Mệnh đề chứa biến : 
 (SGK )
Ví dụ :” x – 3 = 7”
 “ y < - 2 “
Là những mệnh đề chứa biến.
GV:Cho HS đọc ví dụ 1 (SGK) và cho HS nhận xét hai câu nói của Nam và Minh.
HS:Đọc ví dụ 1 và đưa ra nhận xét về hai câu nói của Nam và Minh.
GV:Giới thiệu cách phát biểu, ký hiệu và tính đúng sai của một phủ định của một mệnh đề.
HS:Nêu cách phát biểu một phủ định của một mệnh đề.
GV:Lấy các ví dụ về mệnh đề và yêu cầu HS xác định phủ định của các mệnh đề đó. Sau đó đưa ra nhận xét về bài làm của HS
HS:Ghi các mệnh đề.
Xác định phủ định của các mệnh đề đó.
GV:Cho HS thực hiện hoạt động 4, sau đó GV nhận xét. 
HS:Thực hiện hoạt động 4.
II) PHỦ ĐỊNH CỦA MỘT MỆNH ĐỀ:
Ví dụ 1 : (SGK)
* Kết luận : ( SGK)
Ví dụ 2:
: 3 là số hữu tỷ. 
: 3 không phải là số hữu tỷ.
Q: 12 không chia hết cho 3.
: 12 chia hết cho 3.
GV:Cho HS đọc ví dụ 3 (SGK)
HS:Đọc ví dụ 3 (SGK)
GV:Giới thiệu khái niệm về mệnh đề kéo theo.
HS:Phát biểu khái niệm
GV:Cho HS thực hiện hoạt động 5, sau đó GV nhận xét.
HS:Thực hiện hoạt động 5
GV:Chỉ ra sự đúng sai của mệnh đề P => Q.
GV:Lấy ví dụ 4 để minh hoạ.
HS:Xem ví dụ 4 (SGK)
- Xác định P và Q trong các định lí toán học
GV:Giới thiệu mệnh đề P => Q trong các định lí toán học.
GV:Cho HS thực hiện hoạt động 6, sau đó GV nhận xét.
HS:Thực hiện hoạt động 6
III)MỆNH ĐỀ KÉO THEO:
Ví dụ 3: (SGK)
Khái niệm : (SGK)
*Mệnh đề P => Q chỉ sai khi P đúng và Q sai.
Ví dụ 4: (SGK)
4.Củng cố kiến thức:
-Hãy nêu các mệnh đề vừa được học và lấy VD minh họa.
5.Dặn dò:
-Về nhà xem lại nội dung bài học;
-Làm bài tập;
-Đọc trước bài mới ở nhà.
Trao đổi, rút kinh nghiệm:
Tiết 2: 	MỆNH ĐỀ (tiếp theo)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.MỤC TIÊU :
1.Về kiến thức:Giúp học sinh
- HS nắm vững các khái niệm : mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương.
- HS nắm được các kí hiệu .
2.Về kĩ năng:Giúp học sinh
-Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.
- HS biết vận dụng các khái niệm để lấy được ví dụ về các dạng mệnh đề trên và phát biểu các mệnh đề có chứa các kí hiệu .
3.Về tư duy và thái độ:
-Giúp học sinh có cách nhìn tư duy giữa câu khẳng định và mệnh đề;
-Học sinh cần phải tự tìm tòi,sáng tạo trong khi học.Biết quy lạ thành quen.
II.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề.
III.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1.Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số lớp học.
2.Kiểm tra bài cũ:
H1: Nêu các quy luật của một mệnh đề ? Lấy ví dụ về mệnh đề và xác định tính đúng sai của mệnh đề đó.
H2: Nêu khái niệm về mệnh đề kéo theo. Lấy ví dụ.
3.Bài mới:
GV:Trong phần ngữ pháp chúng ta được học về câu điều kiện “Nếuthì”.Trong toán học,nếu phía sau từ “nếu“,“thì“ thì những câu như thế sẽ được gọi là gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV:Yêu cầu HS thực hiện hoạt động 7.
HS:Thực hiện hoạt động 7 : phát biểu các mệnh đề Q => P và chỉ ra sự đúng, sai của chúng.
GV:Nhận xét các phát biểu về các mệnh đề Q => P và sự đúng, sai của các mệnh đề đó.
GV:Giới thiệu khái niệm về mệnh đề đảo.
HS:Nắm được khái niệm về mệnh đề đảo.
GV:Cho HS nhân xét sự đúng, sai của các mệnh đề P =>Q và Q => P.
HS:Đưa ra nhận xét.
GV:Lấy ví dụ minh hoạ cho nhận xét.
GV:Cho HS lấy ví dụ sau đó GV nhận xét.
HS:Lấy ví dụ.
- Phát biểu khái niệm hai mệnh đề tương đương
GV:Giới thiệu khái niệm hai mệnh đề tương đương .
GV:Cho HS đọc ví dụ 5 / SGK
HS:Đọc ví dụ 5 / SGK
IV.MỆNH ĐỀ ĐẢO – HAI MỆNH ĐỀ TƯƠNG: 
-Khái niệm mệnh đề đảo: (SGK)
-Nhận xét: (SGK)
Ví dụ : 
*P =>Q: Nếu ABC là một tam giác đều thì ABC là một tam giác cân. (mệnh đề đúng).
*Q => P: Nếu ABC là một tam giác cân thì ABC là một tam giác đều. (mệnh đề sai).
-Khái niệm hai mệnh đề tương đương : (SGK)
Ví dụ : (SGK)
GV:Giới thiệu kí hiệu 
GV:Lấy ví dụ về mệnh đề có sử dụng kí hiệu .
HS:Biết cách đọc và sử dụng kí hiệu trong mệnh đề toán học.
GV:Cho HS lấy ví dụ.
HS:Lấy các ví dụ.
GV:Nhận xét.
GV:Giới thiệu kí hiệu 
GV:Lấy ví dụ về mệnh đề có sử dụng kí hiệu.
HS:Biết cách đọc và sử dụng kí hiệu trong mệnh đề toán học.
GV:Cho HS lấy ví dụ.
HS:Lấy các ví dụ.
GV:Nhận xét.
GV:Cho HS đọc các ví dụ 6 " ví dụ 9 
HS:Đọc các ví dụ / SGK.
V) KÍ HIỆUVÀ :
-Kí hiệu đọc là “với mọi”
Ví dụ : “Bình phương của mọi số thực đều không âm ”
 ““
-Kí hiệu đọc là “ có một ”(tồn tại một) hay “ có ít nhất một ”(tồn tại ít nhất một).
Ví dụ : “ có một số hữu tỉ bình phương bằng 2 ”
 ““
GV:Cho HS thảo luận nhóm các hoạt động 8"11 / SGK.
HS:Tiến hành thảo luận các hoạt động 
 8 "11 / SGK.
GV:Cho các nhóm báo cáo kết quả của 8 -> 11.
HS:Báo cáo kết quả.
GV:Nhận xét bài làm của các nhóm. Đánh giá hoạt động của các nhóm.
4.Củng cố kiến thức:
-Làm bài tập 6a / SGK trang 10
-Làm bài tập 7(a,b) / SGK trang 10
5.Dặn dò:
-Ôn tập các khái niệm về mệnh đề.
-Xem lại các ví dụ.
-Làm các bài tập : 1 -> 7 SGK trang 9;10.
Trao đổi, rút kinh nghiệm:
.
Tiết 3:	LUỆN TẬP	
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.MỤC TIÊU :
1.Về kiến thức:Giúp học sinh củng cố các khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, hai mệnh đề tương đương
2.Về kĩ năng:Giúp học sinh rèn kĩ năng giải các bài toán điển hình liên quan tới mệnh đề.
II.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, PP luyện tập.
III.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1.Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số lớp học.
2.Kiểm tra bài cũ:
H1: Nêu khái niệm mệnh đề đảo ? Lấy ví dụ .
H2: Nêu khái niệm hai mệnh đề tương đương ? Lấy ví dụ .
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV:Gọi 4 HS lên viết 4 mệnh đề đảo.
HS:Viết các mệnh đề đảo.
GV:Yêu cầu các HS cùng làm.
GV:Cho HS nhận xét sau đó nhận xét chung.
HS:Đưa ra nhận xét.
GV:Gọi 4 HS lên viết 4 mệnh đề dùng khái niệm “điều kiện đủ ”
HS:Viết các mệnh đề dùng khái niệm“điều kiện đủ”
GV:Yêu cầu các HS cùng làm.
GV:Cho HS nhận xét sau đó nhận xét chung.
HS:Đưa ra nhận xét.
GV:Gọi 4 HS lên viết 4 mệnh đề dùng khái niệm “điều kiện cần ”
HS:Viết các mệnh đề dùng khái niệm “điều kiện cần ”
GV:Yêu cầu các HS cùng làm.
GV:Cho HS nhận xét sau đó nhận xét chung.
HS:Đưa ra nhận xét.
Bài tập 3 / SGK 
a) Mệnh đề đảo:
+ Neáu a+b chia heát cho c thì a vaø b cuøng chia heát cho c
+ Các số chia hết cho 5 đều có tận cùng bằng 0.
+ Tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau là tam giác cân.
+ Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì bằng nhau.
b) “ điều kiện đủ ” 
+ Điều kiện đủ để a + b chia hết cho c là a và b cùng chia hết cho c.
+ Điều kiện đủ để một số chia hết cho 5 là số đó có tận cùng bằng 0.
+ Điều kiện đủ để tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau là tam giác đó cân.
+ Điều kiện đủ để hai tam giác có diện tích bằng nhau là chúng bằng nhau.
c) “ điều kiện cần ” 
+ Điều kiện cần để a và b chia hết cho c là a + b chia hết cho c.
+ Điều kiện cần để một số có tận cùng bằng 0 là số đó chia hết cho 5.
+ Điều kiện cần để một tam giác là tam giác cân là hai đường trung tuyến của nó bằng nhau.
+ Điều kiện cần để hai tam giác bằng nhau là chúng có diện tích bằng nhau.
GV:Gọi 3 HS lên viết 3 mệnh đề dùng khái niệm “điều kiện cần và đủ ”
HS:Viết các mệnh đề dùng khái niệm “điều kiện cần và đủ ”
GV:Yêu cầu các HS cùng làm.
GV:Cho HS nhận xét sau đó nhận xét chung.
HS:Đưa ra nhận xét.
Bài tập 4 / SGK 
a) Điều kiện cần và đủ để một số chia hết cho 9 là tổng các chữ số của nó chia hết cho 9.
b) Điều kiện cần và đủ để một hình bình hành là hình thoi là hai đường chéo của nó vuông góc với nhau.
c) Điều kiện cần và đủ để phương trình bậc hai có hai nghiệm phân biệt là biệt thức của nó dương.
GV:Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các câu a, b và c.
HS:Sử dụng các kí hiệu viết các mệnh đề.
GV:Yêu cầu các HS cùng làm.
GV:Cho HS nhận xét sau đó nhận xét chung.
HS:Đưa ra nhận xét.
Bài tập 5 / SGK 
a) 
b) 
c) 
GV:Gọi 4 HS lên bảng thực hiện các câu a, b, c và d.
HS:Phát biểu thành lời các mệnh đề và chỉ ra sự đúng, sai của nó.
GV:Yêu cầu HS chỉ ra các số để khẳng định sự đúng, sai của từng mệnh đề.
HS:Câu a) sai vì số thực bằng 0 không đúng với mệnh đề đã nêu.
 Câu b) đúng vì 
 n = 0 ; n = 1 
 Câu d) đúng chẳng hạn như x = 0,5 
GV:Cho HS nhận xét sau đó nhận xét chung.
HS:Đưa ra nhận xét.
Bài tập 6 / SGK 
a) Bình phương của mọi số thực đều dương. ( mệnh đề sai)
b) Tồn tại số tự nhiên n mà bình phương của nó lại bằng chính nó. ( mệnh đề đúng)
c) mọi số tự nhiên n đều không vượt quá hai lần nó. ( mệnh đề đúng)
d) Tồn tại số thực x nhỏ hơn nghịch đảo của nó. ( mệnh đề đúng)
5.Dặn dò:
-GV hệ thống lại những dạng toán và phương pháp giải
4.Củng cố kiến thức:
-Hoàn tất lại những bài tập đã làm;
-Đọc trước bài mới (§2.Tập hợp) ở nhà.
Trao đổi, rút kinh nghiệm:
Tiết 4 : 	TẬP HỢP
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức:Giúp học sinh
-Hiểu được khái niệm tập hợp rỗng, tập con, hai tập hợp bằng nhau.
2. Về kĩ năng:Giúp học sinh
-Sử dụng đúng các kí hiệu Ø.
-Biết biểu diễn tập hợp bằng các cách: liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp.
-Vận dụng các khái niệm tập con, ... pháp giảng dạy:
 Gợi mở vấn đáp + hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị: 
 + GV: Giáo án + máy chiếu + phần mềm GSP.
 + HS: Vở ghi + đồ dùng học tập.
IV. Các hoạt động và tiến trình bài dạy:
A. Các hoạt động: 
 + Hoạt động 1: Đơn vị đo góc và cung tròn, độ dài cung tròn.
 + Hoạt động 2: Học sinh hoạt động theo nhóm.
 + Hoạt động 3: Khái niệm góc lượng giác và số đo của chúng.
 + Hoạt động 4: Học sinh hoạt động theo nhóm.
 + Hoạt động 5: Củng cố.
B. Tiến trình bài day:
 + Hoạt động 1: Đơn vị đo góc và cung tròn, độ dài cung tròn.
*Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
(1)
Noäi Dung
(2)
GV: Để đo góc ta dùng đơn vị gì? 
HS: Độ.
GV:Thế nào là số đo của một cung tròn? 
HS: Số đo của một cung tròn là số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
GV:Đường tròn bán kính R có độ dài và có số đo bằng bao nhiêu ? 
HS: Đường tròn bán kính R có độ dài bằng và có số đo bằng 3600.
GV:Nếu chia đường tròn thành 360 phần bằng nhau thì mỗi cung tròn này có độ dài và số đo bằng bao nhiêu ? 
HS: Mỗi cung tròn này sẽ có độ dài bằng và có số đo 10.
GV:Cung tròn bán kính R có số đo a0 (0£ a £ 360) có đồ dài bằng bao nhiêu?
 HS: Có độ dài .
GV:Số đo của đường tròn là bao nhiêu độ? HS: 
GV:Cung tròn bán kính R có số đo 720 có độ dài bằng bao nhiêu? 
HS: 
GV:Cho HS làm H1/SGK.
HS: Một hải lí có độ dài bằng: 
GV:Giới thiệu ý nghĩa đơn vị đo góc rađian và định nghĩa.
HS: Theo dõi.
GV:Toàn bộ đường tròn có số đo bằng bao nhiêu rađian? 
HS: 2p rad.
GV:Cung có độ dài bằng l thì có số đo bằng bao nhiêu rađian?
HS: 
GV:Cung tròn bán kính R có số đo a rađian thì có độ dài bằng bao nhiêu? 
HS: 
GV:Nếu R=1 thì có nhần xét gì về độ dài cung tròn với số đo bằng rađian của nó?
HS: Độ dài cung tròn bằng số đo rađian của nó.
GV:Góc có số đo 1 rađian thì bằng bao nhiêu độ? 
HS: 
GV:Góc có số đo 1 độ thì bằng bao nhiêu rađian? 
HS: 
GV:Giả sử cung tròn có độ dài l có số đo độ là a và có số đo rađian là a. Hãy tìm mối liên hệ giữa a và a ?
HS: 
hay hay 
1. Đơn vị đo góc và cung tròn, độ dài của cung tròn
a) Độ:
Cung tròn bán kính R có số đo a0 (0£ a £ 360) có đồ dài bằng 
b) Radian:
* Định nghĩa: (SGK)
+Cung tròn có độ dài bằng R thì có số đo 1 rad.
+ Góc ở tâm chắn cung 1 rađian gọi là góc có số đo 1 rađian.
- Cung có độ dài bằng l thì có số đo rađian là: 
- Cung tròn bán kính R có số đo a rađian thì có độ dài:
*Quan hệ giữa số đo rađian và số đo độ của một cung tròn:
hay hay 
 + Hoạt động 2: Học sinh hoạt động theo nhóm.
Hoạt động của thầy và trò
(1)
Noäi Dung
(2)
GV:Phát phiếu học tập cho các nhóm. 
HS: Hoạt động theo nhóm.
GV:Gọi các nhóm nêu kết quả của nhóm mình. HS: Nêu kết quả.
GV:Gọi các nhóm khác nhận xét. 
HS: Nhận xét.
GV:Tổng kết và đánh giá.
Trong phiếu học tập
 Phiếu học tập 1:
 Câu hỏi 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
Số đo của cung tròn phụ thuộc vào bán kính của nó.
Độ dài của cung tròn tỉ lệ với số đo của cung đó.
Độ dài của cung tròn tỉ lệ với bán kính của nó.
Câu hỏi 2: Điền vào ô trống:
Số đo độ
-600
-2400
31000
Số đo rađian
 + Hoạt động 3: Khái niệm góc lượng giác và số đo của chúng.
Hoạt động của thầy và trò
(1)
Noäi Dung
(2)
GV:Nêu nhu cầu cần phải mở rộng khái niệm góc. HS: Theo dõi.
GV:Nêu khái niệm quay một tia Om quanh một điểm O theo chiều dương , chiều âm.
HS: Theo dõi.
GV:Nêu khái niệm góc lượng giác và số đo của góc lượng giác. 
HS: Theo dõi.
GV:Mỗi góc lượng giác được xác định khi biết các yếu tố nào? 
HS: Mỗi góc lượng giác gốc O được xác định khi biết tia đầu, tia cuối và số đo độ (hay số đo rađian) của nó.
GV:giải thích cho HS ví dụ 2/SGK. 
HS: Theo dõi.
GV:Cho HS làm /SGK.
HS: Hai góc lượng giác còn lại có số đo lần lượt là và .
GV:Tổng quát, nếu một góc lượng giác có số đo a0 (hay a rad) thì mọi góc lượng giác cùng tia đầu, tia cuối với nó có số đo bao nhiêu ? 
HS: Có số đo bằng a0 +k3600 (hay 
a+k2p rad), với k là một số nguyên và mỗi góc ứng với mỗi giá trị của k.
GV:Nếu góc hình học uOv có số đo bằng a0 thì các góc lượng giác có tia đầu là Ou và tia cuối là Ov có số đo bằng bao nhiêu; có tia đầu là Ov và tia cuối là Ou có số đo bằng bao nhiêu ? 
HS: *Có số đo bằng a0 
HS: k3600 
HS: Có số đo bằng - a0 
HS: k3600
2. Góc và cung lượng giác
a) Khái niệm góc lượng giác và số đo của chúng:
*Định nghĩa: (SGK)
*Kí hiệu: (Ou, Ov)
*Kết luận: Mỗi góc lượng giác gốc O được xác định khi biết tia đầu, tia cuối và số đo độ (hay số đo rađian) của nó.
* Tổng quát: (SGK)
+ Hoạt động 4: Học sinh hoạt động theo nhóm.
Hoạt động của thầy và trò
(1)
Noäi Dung
(2)
GV:Phát phiếu học tập cho các nhóm.
HS: Hoạt động theo nhóm.
GV:Gọi các nhóm nêu kết quả của nhóm mình. HS: Nêu kết quả.
GV:Gọi các nhóm khác nhận xét. 
HS: Nhận xét.
GV:Tổng kết và đánh giá.
 Phiếu học tập 2: Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai ?
 a) Góc lượng giác (Ou, Ov) khác góc lượng giác (Ov, Ou).
 b) Góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo dương thì mọi góc lượng giác cùng tia đầu, tia cuối với nó có số đo dương.
 c) Hai góc lượng giác (Ou, Ov) và (Ou’, Ov’) có số đo khác nhau thì các góc hình học uOv, u’Ov’ không bằng nhau.
 d) Hai góc lượng giác (Ou, Ov) và (Ou’, Ov’) có số đo sai khác một bội nguyên của 2p thì các góc hình học uOv, u’Ov’ bằng nhau.
 e) Hai góc hình học uOv, u’Ov’ bằng nhau thì số đo của các góc lượng giác (Ou, Ov) và (Ou’, Ov’) sai khác nhau một bội nguyên của 2p.
 + Hoạt động 5: Củng cố toàn bài.
 Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau
 Câu 1: Đổi sang rađian góc có số đo 1080 là: 
 A. 	B. 	C. 	D. 
 Câu 2: Đổi sang độ góc có số đo là:
 A. 2400	B. 1350	C. 720	D. 2700
 Câu 3: Cho hình vuông ABCD có tâm O. Số đo của góc lượng giác (OA, OB) bằng:
A. 450 + k3600	B. 900 + k3600	
C. –900 + k3600	D. –450 + k3600	
*Bài tập về nhà: 2; 3; 4; 5; 6; 7 (SGK)/ trang 140;
 - Đọc trước bài mới ở nhà
-----------------------------------˜&™------------------------------------
Tuần:31	 NS: 
Tiết:56	 	ND:
§ 2. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT CUNG
I. Mục tiêu: 
1)Về kiến thức:
Qua bài học HS cần:
- Hiểu khái niệm giá trị lượng giác của một góc (cung); bảng giá trị lượng giác của một số góc thường gặp.
- Hiểu được hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc.
- Biết quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc có liên quan đặc biệt: bù nhau, đối nhau, hơn kém nhau .
- Biết ý nghĩa hình học của tang và côtang.
2)Về kỹ năng:
- Xác định được giá trị lượng giác của một góc khi biết số đo của góc đó.
- Xác định được dấu các giá trị lượng giác của cung khi điểm cuối M nằm ở các góc phần tư khác nhau.
- Vận dụng được các hằng đẳng thức lượng giác cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc để tính toán, chứng minh các hệ thức đơn giản.
- Vận dựng được công thức giữa các giá trị lượng giác của các góc có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối mhau, hơn kém nhau góc vào việc tính giá trị lượng giác
3) Về tư duy và thái độ:
-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi và giải được các bài tập. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.
II. Chuẩn bị :
HS : Nghiên cứu và soạn bài trước khi đến lớp.
GV: Giáo án, các dụng cụ học tập.
Phương pháp:
Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.
III. Tiến trình dạy học: 
1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm. 
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
(1)
Noäi Dung
(2)
HĐ1:
Tìm hiểu về giá trị lượng giác của cung 
HĐTP1:
GV: gọi một HS lên bảng trình bày kết quả của ví dụ HĐ 1.
HS: lên bảng trình bày nhắc lại khái niệm giá trị lượng giác của góc và vẽ hình minh họa
GV: gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)
GV:Ta có thể mở rộng giá trị lượng giác cho các cung và góc lượng giác 
HĐTP2:
GV: vẽ hình, phân tích và nêu định nghĩa giá trị lượng giac của cung 
GV: cho HS xem chú ý ở SGK.
HS: chú ý theo dõi trên bảng để lĩnh hội kiến thức
HĐTP3: 
GV:cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải ví dụ HĐ 2 trong SGK.
GV: gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần) 
HS: thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (có giải thích).
GV: nhận xét và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải bằng cách biểu diễn trên đường tròn lời giải để chỉ dẫn đến hệ quả) 
HS: nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.
1. Định nghĩa: (SGK)
Trên đường tròn luợng giác cho cung AM có sđ AM = 
*Tung độ y = của điểm M gọi là sin của , ký hiệu: sin
*Hoành độ x = của điểm M gọi là côsin của , ký hiệu: cos
*Nếu cos, tỉ số gọi là tang của và ký hiệu: tan
 tan=
*Nếu sin, tỉ số gọi là côtang của và ký hiệu: cot
cot=
Các giá trị sin, cos, tan, cot được gọi là các giá trị lượng giá của cung .
Trục tung là trục sin, trục hoành là trục côsin.
*Chú ý: xem SGK.
HĐ2: HĐTP1:
GV:Nếu các cung lượng giác có cùng điển đầu và điểm cuối thì số đo của các cung đó như thế nào?
 HS: Nếu các cung lượng giác có cùng điểm đầu và điểm cuối thì số đo của các cung đó sai khác nhau một bội của .
GV:Nhìn vào hình vẽ hãy cho biết các cung có cùng điểm đầu là A và điểm cuối là M thì sin của các cung này như thế nào? 
HS: sin của các cung này đều bằng độ 
GV:tương tự đối với côsin. 
HS: côsin đều bằng 
GV:Vậy ta có như thế nào với nhau?
Tương tự đối với 
 HS: bằng nhau.
GV: yêu cầu HS xem nội dung hệ quả trong SGK và GV ghi công thức lên bảng
GV: phân tích để chỉ ra các hệ quả 3, 4, 5 và 6 tương tự SGK. 
HS: chú ý theo dõi trên bảng để lĩnh hội kiến thức và trả lời các câu hỏi
HĐTP2:
GV: yêu cầu HS xem bảng về dấu của các giá trị lượng giác trong SGK.
GV:Tương tự cho HS xem bảng các giá trị lượng giác của các cung đặc biệt. 
HS: xem bảng về dấu của các giá trị lượng giác trong SGK.
2. Hệ quả: SGK
3) Giá trị lượng giác của các cung đặc biệt: (SGK)
HĐ3:
HĐTP1: tìm hiểu về ý nghĩa hình học của tang và côtang:
GV:vẽ đường tròn lượng giác và hướng dẫn nhanh về ý nghĩa hình học của tang và côtang. HS: chú ys theo dõi để lĩnh hội kiến thức...
HĐTP2: 
GV: cho HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải ví dụ HĐ4 trong SGK.
GV:Gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải. HS: thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày...
GV:Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần) 
HS: nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.
HS: trao đổi để rút ra kết quả:...
GV: nhận xét, chỉnh sửa và bổ sung.
II. Ý nghĩa hình học của tang và côtang:
1) Ý nghĩa hình học của tan:
Hình 50:
tan
 được biểu diễn bởi độ dài đại số của vectơ trên trục t’At. Trục t’At được gọi là trục tang.
2) Ý nghĩa hình học của côtang:
(Tương tự tang – Xem SGK)
HĐ4; Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:
*Củng cố:
 - Nhắc lại định nghĩa và hệ quả về giá trị lượng giác của cung , bảng về dấu và các giá trị lượnggiác của cung đặc biệt.
 - Nhắc lại ý nghĩa hình học của tang và côtang.
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Xem lại và học lý thuyết theo SGK; xem lại các bài tập đã giải.
- Làm bài tập 1 và 2 SGK trang 148.
 -----------------------------------˜&™------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an DS 10-moi sua.doc