Giáo án Đại số 10 nâng cao - Bài 2: Trình bày một mẫu số liệu

Giáo án Đại số 10 nâng cao - Bài 2: Trình bày một mẫu số liệu

Bài 2: TRÌNH BÀY MỘT MẪU SỐ LIỆU

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

Học sinh nắm được khái niệm tần số, tần suất

Học sinh biết được bảng phân bố tần số, tần suất

2.Kỹ năng

Học sinh biết cách tìm tần số, tần suất của một mẫu số liệu

Học sinh đọc và thiết lập được bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp

3.Tư duy, thái độ

Học sinh có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, tích cực trong học tâp

Tư duy logic, sáng tạo

II.CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của giáo viên

Giáo án và máy chiếu, phiếu học tập và các đồ dùng có liên quan

2.Chuẩn bị của học sinh

Sách, vở, bảng phụ và đồ dùng học tập cá nhân

III.PHƯƠNG PHÁP

Phương pháp gợi mở, vấn đáp xen kẽ hoạt động nhóm

 

docx 6 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 nâng cao - Bài 2: Trình bày một mẫu số liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Đại Số 10 Nâng Cao
 Ngày soạn: 10/04/2016
Trường THPT Bùi Thị Xuân
 Tổ Toán
 Lớp 10A1
 Tuần: 32 Tiết:
 GVHD: Nguyễn Thị Thu Lương
 Người soạn: Bùi Thị Bích Thảo
Bài 2: TRÌNH BÀY MỘT MẪU SỐ LIỆU
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Học sinh nắm được khái niệm tần số, tần suất 
Học sinh biết được bảng phân bố tần số, tần suất
2.Kỹ năng
Học sinh biết cách tìm tần số, tần suất của một mẫu số liệu
Học sinh đọc và thiết lập được bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp
3.Tư duy, thái độ
Học sinh có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, tích cực trong học tâp
Tư duy logic, sáng tạo
II.CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án và máy chiếu, phiếu học tập và các đồ dùng có liên quan
2.Chuẩn bị của học sinh
Sách, vở, bảng phụ và đồ dùng học tập cá nhân
III.PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp gợi mở, vấn đáp xen kẽ hoạt động nhóm
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Bài cũ (kiểm tra trong quá trình dạy bài mới)
3.Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng (hoặc trình chiếu)
Hoạt động 1: Bảng phân bố tần số - tần suất
GV: Phát phiếu học tập cho 4 tổ với 4 ví dụ khác nhau yêu cầu HS làm việc nhóm, mỗi nhóm 1 ví dụ và hoàn thành nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập
HS: Nhận phiếu học tập, tiến hành thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ 1 được giao trên bảng phụ
GV: Hết thời gian thảo luận nhóm, GV yêu cầu mỗi tổ hoàn trả nhiệm vụ, treo bảng phụ của mỗi nhóm lên bảng 
HS: Các tổ còn lại tiến hành nhận xét 
GV: Ta gọi số lần xuất hiện của mỗi giá trị là tần số, yêu cầu 1HS đại diện cho 1 nhóm đưa ra khái niệm tần số?
HS: Trình bày khái niệm tần số, các nhóm khác phản biện (nếu có)
GV: Kết luận
HS: Lắng nghe, chép bài vào vở
GV: +/ đưa ra bảng phân bố tần số tổng quát
+/ Có nhận xét gi với kích thước mẫu N?
HS: = N
GV: Kích thước mẫu N bằng tổng các tần số
HS: Lắng nghe, quan sát
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ 2 trong phiếu học tập
HS: Tiến hành thảo luận nhóm
GV: Kết thúc thời gian thảo luận nhóm, yêu cầu 4 nhóm treo bảng phụ của mỗi nhóm lên bảng
HS: Hoàn trả nhiệm vụ 2, các nhóm khác theo dõi và nhận xét
GV: Từ đó, hãy đưa ra khái niệm tần suất?
HS: Đưa ra khái niệm tần suất, nhóm khác phản biện (nếu có)
GV: Kết luận
HS: Lắng nghe, chép bài vào vở
GV: Bảng phân bố tần số - tần suất có những dạng nào?
HS: Bảng “ngang” và bảng “dọc”
GV: Đưa ra bảng tần số - tần suất tổng quát
HS: Lắng nghe, chép bài vào vở
1.Bảng phân bố tần số - tần suất
a.Khái niệm tần số
Tần số (ký hiệu là ) là số lần xuất hiện của mỗi giá trị trong mẫu số liệu
b.Khái niệm tần suất
Tần suất của giá trị là tỉ số giữa tần số và kích thước mẫu 
 (%)
Bảng phân bố tần số, tần suất
Giá trị 
()
Tần số
()
N
Tần suất - (%)
Hoạt động 2: Bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp
GV: Yêu cầu HS tiến hành thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ 3 trong phiếu học tập
HS: Tiến hành thảo luận nhóm
GV: Kết thúc thời gian thảo luận nhóm, yêu cầu 4 nhóm treo bảng phụ của mỗi nhóm lên bảng
HS: Tiến hành nhận xét
GV: Từ đó hãy đưa ra khái niệm tần số của mỗi lớp tần suất của mỗi lớp?
HS: Đại diện nhóm trình bày khái niệm tần số, tần suất ghép lớp, nhóm khác bổ sung, phản biện (nếu có)
GV: Kết luận, đưa ra khái niệm 
HS: Lắng nghe, chép bài vào vở
GV: Nêu ý ngha của việc phân bố tần số tần suất?
HS: Để trình bày mẫu số liệu (theo 1 tiêu chí nào đó) được gọn gàng, súc tích, nhất là khi có nhiều số liệu ta thực hiện việc ghép các số liệu thành các lớp
GV: Yêu cầu HS làm VD1b, lấy 5 bài nhanh nhất để chấm điểm
HS: Làm VD1b
GV: Sửa bài, nhận xét, đánh giá
2.Bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp
Tần số của mỗi lớp là tổng số lần xuất hiện của các số liệu trong một lớp
Tần suất của một lớp là tỉ số giữa tần số của một lớp và kích thước mẫu N
Bảng phân bố tần số - tần suất của một lớp
Lớp
Tần số
Tần suất (%)
..
 Lưu ý, ta có thể lập bảng tần số - tần suất như sau:
Lớp
Tần số
Tần suất (%)
..
VD1b: Điều tra điểm thi môn toán của lớp 10A gồm 45 học sinh, người ta thu được kết quả như sau:
5 học sinh điểm 9
6 học sinh điểm 7
8 học sinh điểm 5
3 học sinh điểm 3
6 học sinh điểm 8
9 học sinh điểm 6
7 học sinh điểm 4
1 học sinh điểm 2
Hãy lập bảng tần số - tần suất ghép lớp với các Giải:
Lớp
Tần số (n)
Tần suất (%)
4
8,89
15
33,33
15
33,33
11
24,45
N=45
100 
V.DẶN DÒ
Xem lại lý thuyết và các ví dụ đã làm trên lớp
Chuẩn bị bài học tiếp theo
VI.NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn 
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Thu Lương
 Giáo sinh thực tập
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Bùi Thị Bích Thảo
PHIẾU HỌC TẬP
1/CÁC VÍ DỤ
VD1: Điều tra điểm thi môn toán của lớp 10A gồm 45 học sinh, người ta thu được kết quả như sau:
5 học sinh điểm 9
6 học sinh điểm 7
8 học sinh điểm 5
3 học sinh điểm 3
6 học sinh điểm 8
9 học sinh điểm 6
7 học sinh điểm 4
1 học sinh điểm 2
VD3: Điều tra cân nặng của lớp 10C gồm 36 học sinh, người ta thu được kết quả sau:
(đơn vị: kg)
35
35
36
37
37
37
37
38
39
39
39
39
39
40
40
41
41
41
42
43
43
43
43
44
44
45
46
46
47
48
49
50
50
51
51
52
VD2: Điều tra chiều cao của lớp 10B gồm 40 học sinh, người ta thu được kết quả sau: (đơn vi cm)
150
150
151
151
152
153
154
154
154
154
155
155
156
156
156
156
157
157
158
158
158
158
159
160
161
161
161
161
162
162
163
163
164
164
165
167
167
168
169
170
VD4: Điều tra số học sinh đi mượn sách thư viện trong một tháng 5/2016 của trường THPT D, người ta thu được kết quả sau:
37
38
42
39
44
37
37
38
39
44
39
37
37
40
34
38
38
39
39
39
39
40
37
45
36
43
38
44
40
45
YÊU CẦU : 4 tổ chia là 4 nhóm, 4 tổ làm các ví dụ tương ứng (VD1-tổ 1VD4-tổ 4). Nhiệm vụ của các tổ như sau:
Nhiệm vụ 1:
Trong từng ví dụ, hãy cho biết:
+/Dấu hiệu và đơn vị điều tra ở đây là gi?
+/Có bao nhiêu giá trị (đặt là ) khác nhau ? Từ đó hãy cho biết số lần xuất hiện (ký hiệu là )của từng giá trị khác nhau đó? Bằng cách hoàn thành bảng sau: (VD1 & VD4 hoàn thành bảng dạng 1;VD2 & VD3 hoàn thành bảng dạng 2)
Bảng dạng 1:
Giá trị ()
Số lần xuất hiện
()
Tỉ lệ (%)
 Bảng dạng 2: 
Giá trị
()
Số lần xuất hiện ()
Tỉ lệ (%)
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành dòng (cột) tỉ lệ của bảng trên bằng cách: (làm tròn kết quả tới 2 chữ số thập phân)
Đối với VD1
Hãy tính :1 HS điểm 2 môn Toán chiếm bao nhiêu % trong tổng số HS lớp học, ký hiệu là = ?
 3 HS điểm 3 môn Toán chiếm bao nhiêu % trong tổng số HS lớp học, ký hiệu là =?
Tương tự như vậy, hãy tính tới =? Từ đó hãy thiết lập công thức tính tổng quát? 
Khi đó, công thức tính được gọi là công thức tính tần suất.
Đối với VD2
Hãy tính: 2 HS có chiều cao là 150 chiếm bao nhiêu % trong tổng số HS lớp học, ký hiệu là = ?
 2 HS có chiều cao là 151 chiếm bao nhiêu % trong tổng số HS lớp học, ký hiệu là =?
Tương tự như vậy, hãy tính tới =? Từ đó hãy thiết lập công thức tính tổng quát?
Khi đó, công thức tính được gọi là công thức tính tần suất.
Đối với VD3
Hãy tính: 2 HS cân nặng 35kg chiếm bao nhiêu % trong tổng số HS lớp học, ký hiệu là = ?
 1 HS cân nặng 36kg chiếm bao nhiêu % trong tổng số HS lớp học, ký hiệu là = ?
Tương tự như vậy, hãy tính tới =? Từ đó hãy thiết lập công thức tính tổng quát?
Khi đó, công thức tính được gọi là công thức tính tần suất.
Đối với VD4
Hãy tính: 
+/ 6 ngày trong tháng có 37 HS đi thư viện mượn sách chiếm bao nhiêu % trong tổng số 31 ngày, ký hiệu là = ?
+/ 5 ngày trong tháng có 38 HS đi thư viện mượn sách chiếm bao nhiêu % trong tổng số 31 ngày, ký hiệu là = ?
..
Tương tự như vậy, hãy tính tới =? Từ đó hãy thiết lập công thức tính tổng quát?
Khi đó, công thức tính được gọi là công thức tính tần suất.
Nhiệm vụ 3:Bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp 
Trong các VD, hãy ghép các số liệu thành các có độ dài bằng nhau, có thể chia như sau:
VD1: chia thành 3 lớp có độ dài bằng nhau
VD2: chia thành 7 lớp có độ dài bằng nhau
VD3: chia thành 6 lớp có độ dài bằng nhau
VD4: chia thành 4 lớp có độ dài bằng nhau
Khi đó, hãy tính tần số của mỗi lớp? sử dụng công thức tính tần suất ở trên để tính tần suất của mỗi lớp. Hoàn thành bảng sau: (kết quả làm tròn tới 2 chữ số thập phân). Từ đó hãy đưa ra khái niệm tần số của mỗi lớp, tần suất của mỗi lớp, và ý nghĩa của việc phân bố tần số tần suất?
Lớp
 Tần số
Tần suất (%)

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuong_V_2_Trinh_bay_mot_mau_so_lieu.docx