Giáo án Đại số lớp 10 nâng cao tiết 1, 2: Mệnh đề và mệnh đề chứa biến

Giáo án Đại số lớp 10 nâng cao tiết 1, 2: Mệnh đề và mệnh đề chứa biến

Tiết 1 - 2 MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN

Số tiết: 02

1. MỤC TIÊU

1.1. Về kiến thức

 - Nắm được khái niệm mệnh đề, hiểu được một phát biểu có phải mệnh đề hay không.

 - Nắm được các khái niệm mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.

 - Biết khái niệm mệnh đề

1.2. Về kỹ năng

- Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương

 từ hai mệnh đề đã cho và xác định tính đúng, sai của các mệnh đề này.

- Biết chuyển mệnh đề chứa biến thành mệnh đề bằng cách: gán cho biến một giá trị cụ

 thể trên miền xác định của chúng hoặc gán cho các ký hiệu và ký hiệu phía trước nó.

 

doc 6 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 10 nâng cao tiết 1, 2: Mệnh đề và mệnh đề chứa biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I. Mệnh đề - Tập hợp
Tiết 1 - 2
Mệnh đề và mệnh đề chứa biến
Số tiết: 02
1. Mục tiêu
1.1. Về kiến thức
	- Nắm được khái niệm mệnh đề, hiểu được một phát biểu có phải mệnh đề hay không.
	- Nắm được các khái niệm mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
	- Biết khái niệm mệnh đề 
1.2. Về kỹ năng
- Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương 
 từ hai mệnh đề đã cho và xác định tính đúng, sai của các mệnh đề này.
- Biết chuyển mệnh đề chứa biến thành mệnh đề bằng cách: gán cho biến một giá trị cụ 
 thể trên miền xác định của chúng hoặc gán cho các ký hiệu " và ký hiệu $ phía trước nó.
- Biết sử dụng các kí hiệu " và ký hiệu $ trong các phép suy luận toán học.
- Biết cách lập mệnh đề phủ định của các mệnh đề có chứa các ký hiệu " và $.
1.3. Về tư duy
	- Phát triển tư duy logic, khả năng suy luận chặt chẽ.
	- Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, biết nhìn sự vật, hiện tượng trong các mối 
 quan hệ ràng buộc với nhau.
1.4. Về thái độ
- Rèn luyện tính sáng tạo.
- ý thức được mỗi việc làm của mình phải có cơ sở chặt chẽ.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
2.1. Thực tiễn
HS đã làm quen với khá nhiều mệnh đề toán học ở lớp dưới cũng như trong thực tiễn đời sống.
2.2 Phương tiện
	Chuẩn bị các bảng kết quả của mỗi hoạt động (Bảng chân trị, các bảng này để treo )
3. Phương pháp
Dùng phương pháp gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động điều kiển tư duy đan xen các hoạt động nhóm.
4. Tiến trình bài học và các hoạt động
4.1. Các tình huống học tập
	Tình huống 1: Hình thành các khái niệm mệnh đề, các phép toán trên các mệnh đề. GQVĐ qua 5 HĐ:
	- HĐ1: Hình thành khái niệm mệnh đề, thể hiện và nhận dạng khái niệm mệnh đề và xét tính đúng, sai của mệnh đề.
- HĐ2: Hình thành khái niệm phủ định của một mệnh đề, lập mệnh đề phủ định.
	- HĐ3: Hình thành khái niệm mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, lập mệnh đề kéo theo và xét tính đúng, sai của nó.
	- HĐ4: Hình thành khái niệm mệnh đề tương đương, lập mệnh đề tương đương và xét tính đúng, sai của nó.
	- HĐ5: Củng cố kiến thức.
	Tình huống 2. Hình thành khái niệm mệnh đề chứa biến, cách sử dụng các kí hiệu " và $ 
 kết hợp với các mệnh đề chứa biến. Các phép toán trên các mệnh đề chứa biến. 
GQVĐ thông qua các HĐ6 - HĐ8.
	- HĐ6: Hình thành khái niệm mệnh đề chứa biến.
- HĐ7: Cách sử dụng các ký hiệu " và $ trong các mệnh đề chứa biến. Tìm giá trị chân lý 
 của các mênh đề này.
	- HĐ8: Lập mệnh đề phủ định của các mệnh đề chứa các kí hiệu " và $.
4.2. Tiến trình bài học
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
	Lồng vào các hoạt động học tập.
2. Bài mới
- Tình huống 1.
HĐ1: Hình thành khái niệm mệnh đề, thể hiện và nhận dạng khái niệm mệnh đề và xét tính đúng, sai của mệnh đề.
Xét các phát biểu sau:
Đô Lương là một huyện của tỉnh Nghệ An.
Hãy trả lời câu hỏi của tôi.
2 > 3.
Ôi! Trời hôm nay đẹp quá.
Những câu trên phản ánh điều gì? Câu a) và câu c) có đắc điểm gì giống và khác nhau? có đặc điểm gì khác hai câu còn lại?
Hãy nêu những phát biểu có đặc điểm như hai phát biểu a) và c).
Phát biểu “n là một số tự nhiên chẵn” có thuộc cùng loại với hai phát biểu a) và c) không ?
HĐ của GV
HĐ của HS
+ Giao nhiệm vụ.
+Tổ chức chia lớp thành 4 nhóm độc lập thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi.
+ Cho HS nêu định nghĩa mệnh đề.
+ Cho HS củng cố bằng cách lấy ví dụ mệnh đề và cho biết tính đúng sai của mệnh đề đó.
+ Nghe hiểu nhiệm vụ.
+ Tuân theo sự chia nhóm của Gv để cùng chung sức gải quyết vấn đề.
+ Cử đại diện của nhóm lên trả lời câu hỏi. So sánh với kết quả của các nhóm khác.
+ Nêu khái niệm mệnh đề.
+Nêu ví dụ mệnh đề.
HĐ2: Hình thành khái niệm phủ định của một mệnh đề, lập mệnh đề phủ định.
Xét đoạn tình huống sau:
Hùng và Dũng tranh luận:
	Hùng nói: “2006 chia hết cho 6”
Dũng phản đối: “2006 không chia hết cho 6”.
a) Em hãy cho biết hai phát biểu của Hùng và Dũng có phải là mệnh đề không ? Hãy chỉ ra mệnh đề đúng trong số đó, mệnh đề còn lại có đúng không ?
b) Hai phát biểu của Hùng và Dũng có mối quan hệ gì ? Hãy nêu những cặp phát biểu có tính chất tương tự và chỉ ra trong các phát biểu đó phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai.
HĐ của GV
HĐ của HS
+ Giao nhiệm vụ.
+ Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi.
+ Cho HS nêu định nghĩa mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
+ Cho HS củng cố bằng cách cho hai em một, một em nêu ví dụ mệnh đề, em còn lại nêu mệnh đề phủ định của mệnh đề đó.
+ Nghe hiểu nhiệm vụ.
+ Trả lời câu hỏi.
+ Nêu định nghĩa mệnh đề phủ định chứa một mệnh đề.
+ Củng cố khái niệm theo phương pháp giáo viên đặt ra.
HĐ3: Hình thành khái niệm mệnh đề kéo theo, lập mệnh đề kéo theo và xét tính đúng, sai của nó.
Xét các phát biểu sau: 
1- Tam giác ABC có 3 góc bằng nhau.
2- Tam giác ABC đều.
3- Nếu tam giác ABC có 3 góc bằng nhau thì tam giác ABC đều.
Các phát biểu trên có phải mênh đề không ?
Hãy cho biết mối quan hệ của phát biểu thứ ba với hai phát biểu đầu. Hãy lấy ví dụ về những phát biểu tương tự phát biểu thứ ba.
Nếu thay đổi vai trò của hai phát biểu đầu trong phát biểu thứ ba ta có được mệnh đề không ? Hãy trình bày phát biểu đó.
Cho biết tính đúng, sai của các mệnh đề có ở trên.
HĐ của GV
HĐ của HS
+ Giao nhiệm vụ.
+ Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi.
+ Cho HS nêu ví dụ về những mệnh đề kéo theo, phân tích thành các mệnh đề thành phần, xét tính đúng, sai của các mệnh đề đó từ đó rút ra quy tắc xác định tính đúng sai của mệnh đề kéo theo dựa vào các mệnh đề thành phần.
+ Cho HS củng cố bằng cách cho hai em một, một em nêu ví dụ mệnh đề kéo theo, em còn lại phân tích thành các mệnh đề thành phần và xét tính đúng, sai hoặc ngược lại.
+ Nghe hiểu nhiệm vụ.
+ Trả lời câu hỏi.
+ Nêu định nghĩa mệnh đề kéo theo.
+ Lập mệnh đề dảo của mệnh đề kéo theo.
+ Lập được bẳng chân trị của mệnh đề kéo theo.
+Củng cố khái niệm theo phương pháp giáo viên đặt ra.
HĐ4: Với 3 mệnh đề trong bài toán trên, xét mệnh đề sau:
	4- Nếu tam giác ABC đều thì nó có ba góc bằng nhau.
a) Mệnh đề trên được lập bằng cách nào? Mệnh đề đó đúng hay sai ?
b) Hãy phát biểu cả mệnh đề 3 và 4 thành một mệnh đề.
HĐ của GV
HĐ của HS
+ Giao nhiệm vụ.
+ Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi.
+ Cho HS nêu định nghĩa mệnh đề tương đương, quy tắc xác định tính đúng, sai của mệnh đề tương đương.
+ Cho HS củng cố bằng cách lấy ví dụ mệnh đề tương đương, xét tính đúng, sai của nó.
+ Nghe hiểu nhiệm vụ.
+ Trả lời câu hỏi.
+ Nêu định nghĩa mệnh đề tương đương, quy tắc xác định tính đúng, sai của mệnh đề tương đương.
+ Củng cố khái niệm theo phương pháp giáo viên đặt ra.
3. Củng cố toàn bài.
	Làm các bài tập : 1, 2 (SGK trang 9).
HĐ của GV
HĐ của HS
+ Giao nhiệm vụ.
+ Tổ chức cho HS giải nhanh toán nhanh.
+ Cho HS nhắc lại kiến thức nếu cần.
+ Nghe hiểu nhiệm vụ.
+ Hoạt động theo sự phân công của gv.
+ Nhắc lại kiến thức nếu được yêu cầu.
4. Bài tập về nhà
HS làm các bài tập: 3(SGK trang 9).
Tiết 2
1. Kiểm tra bài cũ:
	Lồng vào các hoạt động học tập.
2. Bài mới
Tình huông 2.
HĐ6: Hình thành khái niệm mệnh đề chứa biến.
Cho phát biểu: “n là một số nguyên tố” với n là một số tự nhiên.
Phát biểu trên có phải mệnh đề không ?
Cho n nhân một trong các giá trị 2, 3, 5, 7, 9. hãy chỉ ra các giá trị làm cho phát biểu đó đúng, sai.
HĐ của GV
HĐ của HS
+ Giao nhiệm vụ.
+ Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi.
+ Cho HS nêu định nghĩa mệnh đề chứa biến, lấy ví dụ.
+ Nghe hiểu nhiệm vụ.
+Trả lời câu hỏi nếu được yêu cầu.
+ Nêu định nghĩa mệnh đề chứa biến, lấy ví dụ củng cố khái niệm này.
HĐ7: Cách sử dụng các ký hiệu " và $ trong các mệnh đề chứa biến. Tìm giá trị chân lý của các mênh đề này.
Xét các phát biểu sau:
Với mọi số tự nhiện n, 2n - 1 là số lẻ.
Có ít nhất một bạn trong lớp 10A1 không mặc áo xanh tình nguyện.
Hãy đánh dấu X vào ý nào em cho la đúng:
Khẳng định
Là mệnh đề
Là mệnh đề chứa biến
Không là mệnh đề
A
B
HĐ của GV
HĐ của HS
+ Giao nhiệm vụ.
+ Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi.
+ Giúp cho HS hiểu cách sử dụng các kí hiệu " và $ ghép với các mệnh đề chứa biến, hiểu được ý nghĩa của nó và xét tính đúng, sai.
+ Củng cố bằng cách cho hai HS, một lấy ví dụ mệnh đề chứa biến, em còn lại sẽ ghép các ký hiệu " và $ vào các mệnh đề đó.
+ Nghe hiểu nhiệm vụ.
+ Trả lời câu hỏi.
+ Rút ra cách sử dụng các kí hiệu " và $ ghép với các mệnh đề chứa biến, hiểu được ý nghĩa của nó và xét tính đúng, sai.
+ Củng cố kiến thức theo phương pháp giáo viên đặt ra.
HĐ8: Lập mệnh đề phủ định của các mệnh đề chứa các kí hiệu " và $.
Xét các mệnh đề sau:
Với mọi số tự nhiện n, 2n - 1 là số lẻ.
Có ít nhất một bạn trong lớp không đeo thẻ HS.
Tồn tại số tự nhiên n để 2n - 1 là số chẵn.
Mọi bạn trong lớp 10A1 đều đeo thẻ HS.
a) Hãy chỉ ra các cặp mệnh đề có quan hệ với nhau, chỉ ra tính đúng, sai của mỗi mệnh đề trong các cặp đó. Các cặp mệnh đề đó có quan hệ như thế nào ?
b) Hãy lấy ví dụ về những cặp mệnh đề có quan hệ tương tự như các cặp mệnh đề trên.
HĐ của GV 
HĐ của HS
+ Giao nhiệm vụ.
+ Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi.
+ Giúp cho HS biết cách lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề chứa các kí hiệu " và $.
+ Củng cố bằng cách cho hai HS, một lấy ví dụ mệnh đề chứa các ký hiệ u " và $ và một lập mệnh đề phủ định của mệnh đề đó.
+ Nghe hiểu nhiệm vụ.
+ Trả lời câu hỏi.
+ Rút ra cách lập mệnh đề phủ định của mệnh đề có các kí hiệu " và $.
+ Củng cố kiến thức theo phương pháp giáo viên đặt ra.
3. Củng cố toàn bài.
	HS làm các bài tập 4,5 SGK.
HĐ của GV
HĐ của HS
+ Giao nhiệm vụ.
+ Tổ chức cho HS giải nhanh toán nhanh.
+ Cho HS nhắc lại kiến thức nếu cần.
+ Nghe hiểu nhiệm vụ.
+ Hoạt động theo sự phân công của gv.
+ Nhắc lại kiến thức nếu được yêu cầu.
4. Bài tập về nhà
HS làm các bài tập: 3(SGK trang 9).
5. Những vấn đề cần lưu ý hoặc rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDai so NC tiet 1-2.doc