Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Virut và bệnh truyền nhiễm

Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Virut và bệnh truyền nhiễm

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng:

 1. Kiến thức

- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của VR trong tế bào chủ. Giải thích được tại sao gọi là sự nhân lên mà không gọi là sinh sản.

- Phân tích được tác hại và ứng dụng của virut trong thực tiễn.

- Hiểu về bệnh AIDS, các biện pháp phòng bệnh.

- Vận dụng tuyên truyền cho cộng đồng về phòng chống HIV/AIDS, tiêm vacxin và các bệnh thông thường có nguyên nhân từ virut.

- Trình bày được đặc điểm bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.

- Vận dụng kiến thức để giải thích được:

+ Giải thích được việc cần thiết phải tiêm vacxin đầy đủ để phòng bệnh.

+ Giải thích tại sao sử dụng virut trong sản xuất thuốc trừ sâu, ưu điểm so với thuốc trừ sâu hóa học.

2. Kỹ năng

- Kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng khoa học: quan sát, phân loại, định nghĩa.

- Kỹ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp.

3. Thái độ

- Tuyên truyền phòng chống các bệnh do virut gây nên cho người thân và cộng đồng như HIV-AIDS, sởi, cúm

- Chống kỳ thị người bị nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung

 

docx 11 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1436Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 10 - Chủ đề: Virut và bệnh truyền nhiễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Lớp dạy
Ngày dạy
Tiết 31, 32
 CHỦ ĐỀ: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng:
 1. Kiến thức
- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của VR trong tế bào chủ. Giải thích được tại sao gọi là sự nhân lên mà không gọi là sinh sản.
- Phân tích được tác hại và ứng dụng của virut trong thực tiễn.
- Hiểu về bệnh AIDS, các biện pháp phòng bệnh.
- Vận dụng tuyên truyền cho cộng đồng về phòng chống HIV/AIDS, tiêm vacxin và các bệnh thông thường có nguyên nhân từ virut. 
- Trình bày được đặc điểm bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
- Vận dụng kiến thức để giải thích được:
+ Giải thích được việc cần thiết phải tiêm vacxin đầy đủ để phòng bệnh.
+ Giải thích tại sao sử dụng virut trong sản xuất thuốc trừ sâu, ưu điểm so với thuốc trừ sâu hóa học.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng khoa học: quan sát, phân loại, định nghĩa.
- Kỹ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp.
3. Thái độ
- Tuyên truyền phòng chống các bệnh do virut gây nên cho người thân và cộng đồng như HIV-AIDS, sởi, cúm 
- Chống kỳ thị người bị nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Năng lực tự học
- HS biết xác định mục tiêu học tập của bài học. Tự nghiên cứu thông tin SGK
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Nêu ra phương án giải quyết tình huống hợp lí
Năng lực tư duy
Năng lực giao tiếp hợp tác
-HS phát triển ngôn ngữ nói viết khi tham gia tranh luận trong nhóm để hoàn thành trò chơi và bài tập tình huống.
Năng lực sử dụng CNTT
-HS biết thu thập thông tin tranh ảnh qua mạng internet về hình ảnh những người bị AIDS. Hình ảnh về tác hại gây bệnh của VR
- Năng lực chuyên biệt
+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến bài 30,31,32
+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những hành động thiết thực nhằm bảo vệ cơ thể phòng chống những bệnh truyền nhiễm
II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH 
 Cấp độ
ND
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
I. Chu trình nhân lên của VR trong tế bào chủ 
-Các giai đoạn nhân lên của VR.
-Phân biệt chu trình tan/tiềm tan
-Đề xuất cách phòng tránh HIV/AIDS
-Nhận biết bệnh cơ hội/ VSV cơ hội 
B4. ứng dụng tạo thuốc trừ sâu từ VR
-Phân biệt chu trình nhân lên của VR phage và VR động vật.
II. HIV/AIDS
-Con đường nhiễm HIV/AIDS
-Biểu hiện các giai đoạn bệnh HIV/AIDS
-Xử lí tình huống: Nếu em có người thân bị nhiễm Hiv
-Thái độ với người nhiễm Hiv
-Thuốc điều trị bệnh nhân HIV/AIDS hiện nay
-Giải thích mỗi loại VR chỉ xâm nhập vào 1 số TB nhất định.
III. Tác hại và Ứng dụng VR
-Một số bệnh do VR gây nên
Nêu một số ứng dụng của virut trong thực tiễn
IV. Bệnh truyền nhiễm – Miễn dịch
- Cách hiệu quả nhất để phòng chống lây nhiễm sốt xuất huyết là gì ?
-Mặc dù môi trường xung quanh có rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh nhưng vì sao đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh ?
Có một thời ở vùng trồng nhiều vải thiều, trẻ em hay bị viêm não Nhật Bản và người ta cho rằng nguyên nhân là do vải thiểu. ?Em có nhận xét gì về nhận định này ?
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 
Mô tả chuyên đề: 
Nội dung
Hình thức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị dạy học
Bài 29. Cấu tạo VR
Bài 30. Sự nhận lên VR
Bài 31. ứng dụng VR
Bài 32. Bệnh truyền nhiễm
Trên lớp và tự học ở nhà
2 tiết
PPCT
Tiết 31-32
Máy chiếu, máy tính
 - Chia nhóm: GV phân lớp học thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ.
TT
Họ Tên
Nhiệm vụ
1
Nhóm 1
Tìm hiểu sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
2
Nhóm 2
Tìm hiểu HIV/ADIS
3
Nhóm 3
Tìm hiểu Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut
4
Nhóm 4
Tìm hiểu bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: 
Tạo sự vui vẻ và yêu thích môn học
- Nội dung hoạt động: 
Tên trò chơi ” Tập tự chủ”
- Cách tiến hành: 
Vẽ vòng tròn cử ra 1 người có năng lực quản lí lớp. Tất cả trong vòng đều im lặng, quản trò đến tước mặt 1 người trong vòng tròn và làm 3 động tác thật hài ( nói dí dỏm) sao cho mọi người đối diện mình phải cười. Người đối diện với người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ bị phạt
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ
* Mục tiêu: 
- Liệt kê được 5 giai đoạn nhân lên của VR trong TB
- Vận dụng kiến thức giải thích được tại sao chu trình nhân lên của VR trong TB là chu trình sinh tan và tại sao mỗi loại VR chỉ xâm nhập được vào 1 loại tế bào nhất định.
- Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống cụ thể gắn liền thực tiễn
- Góp phần hình thành năng lực tự học, tự tìm hiểu và vận dụng tri thức vào cuộc sống
* Nội dung hoạt động: 
+ HS xem một đoạn băng video về sự nhân lên của VR trong tế bào chủ và yêu cầu +HS hoàn thành phiếu học tập về các giai đoạn nhân lên của VR trong tế bào chủ làm bài tập sau: 
*Cách tiến hành: 
 - GV yêu cầu các nhóm thảo luận-> HS lên bảng dán đáp án vào hình câm.
- Sau khi hoàn thành xong trò chơi, GV đánh giá, nhận xét -> yêu cầu HS trả lời các câu hỏi chất vấn sau đây:
C1. Hãy ghép các nội dung ở cột A và cột B để có được đáp án đúng với các giai đoạn của chu trình nhân lên của virut: 
Giaiđoạn
Diễnbiến
Trả lời
1. Hấp phụ
2. Xâm nhập
3. Sinh tổng hợp
4. Lắp ráp
5. Phóng thích
A.Virut phá vỡ tế bào để chui ra ngoài
B.Lắp acid nucleic vào protein vỏ
C.Virut gắn acid nucleic vào hệ gen của tế bào chủ
D.Gai glycoprotein hoặc protein bề mặt gắn đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ
E.Virut đưa nucleo capsit hoặc acid nucleic vào tbc
F.Tổng hợp acid nucleic và protein của virut
K. Tổng hợp vỏ ngoài
C2. Sự khác nhau trong giai đoạn xâm nhập của virus Phage và virus động vật?
C3. Các enzim và nguyên liệu dùng trong giai đoạn tổng hợp, VR lấy từ đâu?
C4. Tại sao virus viêm gan B xâm nhập TB Gan, virus viêm não xâm nhập TB Não, virus HIV xâm nhập vào TB máu người không tồn tại trong động vật khác...?
C5. Virus HBV xâm nhập vào tế bào gan, phá hủy TB gan gây bệnh viêm gan B - xơ gan. Theo em, chu trình nhân lên của HBV trong TB gan là chu trình sinh tan hay chu trình tiềm tan?
C6. BTTH1: Bác nông dân A mua thuốc trừ sâu sinh học để phun cho cây trồng, B thấy vậy liền can ngăn không cho A sử dụng vì cho rằng sẽ phun ra các virus, các virus này sẽ lây sang vật nuôi. Em suy nghĩ như thế nào về hành động của B?
- HS thảo luận, phát biểu.
- GV nhận xét, đánh giá
* Sản phẩm: 
Nhóm 1 báo cáo chu trình nhân lên VR
Hấp phụ -> .Xâm nhập-> Sinh tổng hợp -> Lắp ráp ->.Phóng thích
Hoạt động 2: Tìm hiểu về HIV/ AIDS
a. Mục tiêu: 
- Phân biệt được khái niệm: HIV/AIDS; Bệnh cơ hội/ VSV cơ hội.
- Mô tả được các giai đoạn phát triển, con đường lây truyền và biện pháp phòng tránh HIV/AIDS.
- Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống cụ thể gắn liền thực tiễn
b. Nội dung hoạt động: 
- GV yêu cầu các nhóm dán hình ảnh về tác hại HIV/AIDS lên bảng phụ của lớp (đã chuẩn bị trước ở nhà).
- Tổ chức giải quyết tình huống
c. Cách tiến hành: 
- GV nêu lần lượt 5 tình huống sau đây -> HS thảo luận -> trình bày phương án hợp lí nhất
Tình huống 1: Sau khi xét nghiệm để hiến máu nhân đạo, A nhận kết qủa dương tính với HIV. A cảm thấy tuyệt vọng, bế tắc nên có ý định tự tử vì nghĩ rằng mình bị AIDS trước sau gì cũng chết. Em suy nghĩ như thế nào về người mới nhiễm HIV?
a.100% nhiễm HIV sẽ chuyển thành bệnh AIDS và nhận “án tử”
b.Nhiễm HIV không còn là “án tử” mà vẫn có cuộc sống như người bình thường vì hiện nay đã có thuốc kháng HIV - thuốc ARV ức chế sự nhân lên của virus HIV duy trì hoạt động bình thường của hệ miễn dịch.
c. Chuyển từ giai đoạn nhiễm H sang giai đoạn bệnh AIDS nhanh hay chậm phụ thuộc và khả năng miễn dịch của từng người, nếu dùng thuốc ARV hợp lí thì A chỉ dừng lại ở giai đoạn nhiễm HIV không chuyển thành bệnh AIDS.
d. Cả b, c đúng.
* HS phát biểu ->GV nhận xét đánh giá
Tình huống 2: Anh B bị nhiễm HIV hơn 2 năm nay, sau đó có một số biểu hiện như:
- Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn Salmonella
- Viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp
- Nhọt nổi khắp da do nhiễm tụ cầu vàng
- Mắc bệnh Lao do nhiễm vi khuẩn lao
- Mắc bệnh sởi do nhiễm Virus Sởi...
Em hãy giải thích tại sao người nhiễm H lại thường bị nhiễm nhiều bệnh khác? Hãy chỉ ra các bệnh cơ hội và sinh vật cơ hội trong tình huống trên?
HS phát biểu ->GV nhận xét đánh giá
Tình huống 3: Mẹ A cấm A không được sang nhà B chơi sau khi biết tin B nhiễm H. Nhưng A không nghe lời mà hàng ngày vẫn sang nhà B chơi - học chung, tắm chung bồn nước... Vì A quan điểm rằng HIV không lây truyền qua tiếp xúc giao tiếp hàng ngày. Mẹ A lo lắng con mình bị nhiễm HIV. Ý kiến của em như thế nào?
HS phát biểu ->GV nhận xét đánh giá
Tình huống 4: Trong buổi tuyên truyền về biện pháp phòng tránh HIV/AIDS, bạn A có phát biểu như sau:
Không sống chung nhà, không làm việc cùng phòng với người nhiễm H vì có thế lây H qua muỗi đôt.
Khi đi ăn cỗ: không ngồi cùng mâm, không bắt tay, không nói chuyện với người nhiễm H 
Khi đi tắm bể bơi: không mặc chung đồ bơi, không tắm chung bồn với người nhiễm H.
Còn ý kiến của em như thế nào về phòng tránh HIV/AIDS?
HS phát biểu -> GV nhận xét đánh giá
d. Sản phẩm
Nhóm 2 báo cáo: 
- Khái niệm HIV: là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV gây nhiễm và phá hủy 1 số TB của hệ thống miễn dịch cơ thể (Limpho T-CD4) -> cơ thể mất khả năng miễn dịch ->VSV cơ hội tấn công -> Gây bệnh cơ hội
- Con đường lây truyền HIV/AIDS: Đường máu; Đường tình dục; Từ mẹ sang con
- Các giai đoạn phát triển AIDS: Giai đoạn sơ nhiễm -> Giai đoạn không triệu chứng -> Gđ biểu hiện triệu chứng AIDS.
- Biện pháp phòng tránh
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut
a. Mục tiêu: 
- Chỉ ra được VR gây bệnh VSV, Thực vật, Côn trùng.
- Đưa ra các biện pháp phòng chống VR gây bệnh.
- Góp phần hình thành năng lực tự học ,tự tìm hiểu và vận dụng tri thức vào cuộc sống
b. Nội dung hoạt động: Thảo luận nhóm
c. Cách tiến hành: 
- HS thảo luận nhóm về vai trò và tác hại của VR trong thực tiễn, ghi lại các ý kiến thảo luận vào giấy.
- Hãy quan sát tranh ảnh/video về tác hại gây bệnh của VR và hoàn thành bảng sau 
Loại VR
Kí sinh ở VSV
Kí sinh ở thực vật
Kí sinh côn trùng
Kí sinh ở con người và động vật
Đặc điểm
Tác hại
Phòng tránh
Ví dụ 
- HS tự so sánh phiếu học tập đã hoàn thành với các ý kiến thảo luận ban đầu của nhóm và tự đánh giá những gì đã học được.
- Hãy trả lời các câu hỏi sau:
C1. Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào? Làm thế nào để giảm bớt thiệt hại do virut gây ra trong công nghệ vi sinh?
C2. Trình bày phương thức xâm nhập của virut thực vật, triệu chứng của cây bị bệnh và cách phòng ngừa?
C3. Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước?
C4. Hãy nêu một số ứng dụng của virut trong thực tiễn? Phân tích cơ sở khoa học của việc ứng dụng VR trong thực tiễn?
C5. Trình bày nguyên lí và ứng dụng thực tiễn của kĩ thuật di truyền có sử dụng phagơ?
C6. Thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut dựa trên cơ sở khoa học nào? Hãy nêu những ưu thế của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học?
C7. Hãy nêu vai trò quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững? 
c. Sản phẩm:
Nhóm 3 báo cáo 
- VR gây bệnh: Kí sinh VSV; Kí sinh Thực vật; Kí sinh Côn trùng
- Ứng dụng:
+Sản xuất chế phẩm sinh học IFN ( có khả năng chống VR, chống TB ung thư và tăng cường miễn dịch)
+Sản xuất thuốc trừ sâu từ VR (Không gây độc hại cho con người và môi trường)
Hoạt động 4: Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm- miễn dịch
a. Mục tiêu: 
- Nắm được khái niệm về bệnh truyền nhiễm , cách lan truyền.
- Nắm được khái niệm miễn dịch, phân biệt các loại miễn dịch.
- Nâng cáo ý thức phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
b. Nội dung hoạt động: Thảo luận nhóm hoàn thành PHT
c. Cách tiến hành: 
- HS thảo luận nhóm tìm đáp án PHT -> ghi lại các ý kiến thảo luận vào giấy.
- Nội dung PHT: 
C1.Nối cột A với cột B
A
B
a.Miễn dịch không đặc hiệu
b.Miễn dịch đặc hiệu
c.Miễn dịch thể dịch
d.Miễn dịch tế bào
1.MD sản xuất ra kháng thể 
2.MD có sự tham gia của tế bào T độc
3.MD được hình thành để đáp lại 1 cách đặc hiệu sự xâm nhập của kháng nguyên lạ
4.MD tự nhiên mang tính bẩm sinh, không phân biệt đối với từng loại kháng nguyên
C2: Nêu ví dụ về các bệnh đường hô hấp? Bệnh HTK? Bệnh đường sinh dục? Bệnh ngoài da?
d. Sản phẩm
Nhóm 4 báo cáo
- Khái niệm bệnh truyền nhiễm và ví dụ những bệnh thường gặp
- Đặc điểm các loại miễn dịch
V. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SAU KHI HỌC CHỦ ĐỀ
1. Hoạt động luyện tập – vận dụng: 
a. Mục tiêu của hoạt động:
+ Mục tiêu của hoạt động này nhằm giúp từng cá nhân học sinh biết nhận diện những biểu hiện cộng đồng,khắc sâu được những kiến thức mà học sinh đã được tìm hiểu thông qua hoạt động hình thành kiến thức mới.
+ Góp phần hình thành năng lực tự học và năng lực hợp tác.
b. Nội dung hoạt động: 
Học sinh tìm đáp án -> lên bảng trình bày đáp án.
 d. Cách thức tiến hành hoạt động:
 GV nêu các câu hỏi sau đây:
Bài 1: Đọc mẫu chuyện sau và hoàn thành các câu hỏi
ĐẮNG LÒNG CẢNH ĐỜI NHIỄM HIV
Năm 1/2007, trong khi đi làm ca đêm chị bị 1 gã thanh niên (nghiện ma túy) hãm hiếp, không ngờ chị bị lây HIV từ hắn. Chị không dám báo công an vì sợ bị lộ chuyện hãm hiếp sẽ xấu hổ với mọi người..
Tháng 3/2007 chị bị sốt 38-40 độ, viêm họng, sưng hạch, chị tự mua thuốc về uống vì nghĩ là bệnh cảm cúm thông thường nên không đi khám. 
Năm 12/2016, Chị vẫn không biết mình bị nhiễm HIV,vì thấy sức khỏe vẫn bình thường, không có biểu hiện của triệu chứng. Chồng chị trong 1 lần đi hiến máu tình nguyên nhận kết qủa dương tính HIV, đến lúc này chị mới đi khám và nhận kết qủa dương tính HIV. Hai vợ chồng li dị sau khi biết sự thật về quá khứ của vợ mặc dù đã chung sống hòa thuận trong 9 năm và đã có 1 con gái (bé Na) sinh năm 2006 sức khỏe bình thường.
Năm 2017, chuyện của chị P cứ lan truyền ai cũng biết chị bị AIDS, bạn bè lối xóm ai cũng xa lánh. Chị suy sụp tinh thần và sức khỏe giảm sút: giảm cân, tiêu chảy, viêm da, viêm phổi... cứ dai dẳng không hết.
Bà An (mẹ chị P)mỗi lần mang cơm cho con, bà lấy giấy lót dưới cái tô. Người con lỡ tay chạm vào công tắc lúc mở ti vi, bà lấy giấy đè lên chỗ con chạm vào. Thậm chí khách đến nhà chơi cũng không dám uống nước, cầm ly...
 Bé Na mỗi ngày một lớn, chị sợ nhất chuyện sau này bé biết chị bị AIDS. Mỗi buổi tối, chị hay thủ thỉ kể chuyện về người nhiễm HIV cho cháu nghe. Một hôm, chị bạo gan hỏi:” Nếu mai này mẹ chăm sóc cho người bị nhiễm HIV, con có xa lánh mẹ không?”. 
Câu 1: Con đường nhiễm HIV của chị Phương?
a. Con đường tình dục b. Con đường máu c . Con đường mẹ-con
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
a. Năm 2017, chị phương bị tiêu chảy, viêm phổi, viêm da... kéo dài, đó là bệnh cơ hội do VSV cơ hội gây ra.
b. Năm 2017, chị phương bị tiêu chảy, viêm phổi, viêm da... kéo dài, đó là bệnh cơ hội do virus HIV gây ra
c. Năm 2017, chị phương bị tiêu chảy, viêm phổi, viêm da... kéo dài, đó là bệnh cơ hội do Vi khuẩn gây ra.
d. Năm 2017, chị phương bị tiêu chảy, viêm phổi, viêm da... kéo dài, đó là bệnh cơ hội do AIDS gây ra.
Câu 3: Nhận định sau đây Đúng / Sai (khoanh tròn)
Nhận định
Đúng / Sai
1. Chu trình nhân lên HIV là chu trình tiềm tan
Đúng / Sai
2. Virus HIV không chỉ xâm nhập vào tế bào chủ con người mà còn xâm nhập được vào 1 số động vật có vú khác.
Đúng / Sai
3. Giai đoạn chuyển từ nhiễm HIV sang bệnh AIDS nhanh hay chậm tùy thuộc vào sức khỏe hệ miễn dịch của từng người.
Đúng / Sai
Câu 4: Em có nhận xét gì về những hành vi của bà An? Nếu có cơ hội gặp bà, em sẽ nói với bà những vấn đề gì khi chung sống với người nhiễm H?
.............................................................................................................. 
Câu 5: Nếu là bé Na, em sẽ trả lời câu hỏi của chi P như thế nào?
...........................................................................................................
Bài 2: Một người bạn nói với chị P rằng: "Trước đây HIV là bản án tử hình, nhưng bây giờ đã có thuốc ARV (kháng virus), chị P hãy điều trị đúng cách, điều trị suốt đời, thì vẫn sống khỏe mạnh"
Câu 1: Theo em nhận định sau đây là đúng hay sai
Nhận định
Đúng / Sai
1
Thuốc ARV kiềm chế sự nhân lên của HIV->Hệ miễn dịch được phục hồi, giảm bệnh cơ hội nên người nhiễm H vẫn sống như người bình thường.
Đúng / Sai
2
Nếu chị P đến cơ sở y tế khám và điều trị phơi nhiễm HIV ngay sau khi bị hãm hiếp thì có thể sẽ không dẫn đến cả hai vợ chồng bị dương tính với HIV.
Đúng / Sai
Câu 2: Những đề xuất của bản thân em để phòng tránh HIV/AIDS?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Bài 3: Virus và côn trùng - Ai nguy hiểm hơn?
Côn trùng sau khi ăn lá cây nhiễm virus, Virus nhân lên rất nhanh trong cơ thể côn trùng. Nhờ gai Glicophotein của VR đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào (côn trùng) nên VR mới bám vào được(1). VR đưa cả Nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng Axitnucleic(2). VR sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp Axitnucleic và protein cho riêng mình(3); sau đó tiến hành lắp ráp axitnucleic vào protein vỏ tạo thành VR hoàn chỉnh(4). VR phá vỡ tế bào côn trùng để ồ ạt chui ra ngoài và làm tan tế bào chủ(5). Khi Côn trùng mắc bệnh VR, cơ thể mềm nhũn do các mô bị tan rã và sẽ chết.
C1: Chọn đáp án đúng về tên các giai đoạn nhân lên của virus:
(1). a. Xâm nhập b. Hấp thụ c. Sinh tổng hợp d. Phóng thích e. Lắp ráp
(2). a.Xâm nhập b. Hấp thụ c. Sinh tổng hợp d. Phóng thích e. Lắp ráp
(3). a.Xâm nhập b. Hấp thụ c. Sinh tổng hợp d. Phóng thích e. Lắp ráp
(4). a.Xâm nhập b. Hấp thụ c. Sinh tổng hợp d. Phóng thích e. Lắp ráp
(5). a. Xâm nhập b. Hấp thụ c. Sinh tổng hợp d. Phóng thích e. Lắp ráp
C2. Nhận định sau đây là Đúng / Sai (khoanh tròn đáp án)
Nhận định
Đúng / Sai
1.Virus nhân lên và làm tan tế bào chủ gọi là chu trình tan
Đúng / Sai
2.Đoạn văn bản trên mô tả chu trình tiềm tan của virus
Đúng / Sai
C3. Em hiểu như thế nào về thuốc trừ sâu từ Virus? tại sao loại VR con người sử dụng tiêu diệt sâu bệnh lại không kí sinh được trong vật nuôi, gia cầm.
........................................................................................................................
.......................................................................................................................
C4. Căn cứ vào ý nào trong văn bản trên, để biết đoạn văn mô tả chu trình nhân lên của VR phage hay VR động vật? 
........................................................................................................................
2. Hoạt động mở rộng:
a. Mục tiêu:
+ Giúp học sinh biết nguyên nhân , hậu quả các bệnh truyền nhiêm. Từ đó có biện pháp phòng ngừa hợp lí. Nâng cao sức khỏe bản thân
+ Góp phần hình thành năng lực tự học ,tự tìm hiểu và vận dụng tri thức vào cuộc sống
b. Nội dung hoạt động:	Suy ngẫm và tìm hiểu một số bệnh thường gặp
c. Cách tiến hành:
Cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi GV nêu ra
C1: Có một thời ở vùng trồng nhiều vải thiều, trẻ em hay bị viêm não Nhật Bản và người ta cho rằng nguyên nhân là do vải thiểu. Em có nx gì về nhận định này ?
(Viêm não Nhật Bản là bệnh do virut polio gây nên, chúng tấn công vào hệ thần kinh và gây nguy cơ tử vong cao ở những người mắc bệnh. Vật chủ trung gian lây nhiễm virut polio sang người là muỗi Culex. Muỗi Culex hút máu lợn hoặc chim hoang dại (là những ổ chứa virut) sau đó đốt người và truyền bệnh cho con người. Lý do khiến nhiều người lầm tưởng vải thiều là nguyên nhân gây viêm não Nhật Bản là thời điểm vải thiều chín trùng khớp với thời điểm dịch bùng phát (tháng 6, tháng 7 hằng năm). Như vậy, việc một vùng trồng nhiều vải thiều nào đó bỗng nhiên có nhiều trẻ em mắc viêm não Nhật Bản chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và việc quy kết trên là hoàn toàn phi khoa học.
C2: Cách hiệu quả nhất để phòng chống lây nhiễm sốt xuất huyết là gì ?
(Sốt xuất huyết là bệnh do virut Dengue gây ra. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes. Vì bệnh chưa có vacxin ngăn ngừa nên cách phòng chống lây nhiễm sốt xuất huyết hiệu quả nhất là diệt muỗi với các biện pháp cụ thể như sau :
- Mắc màn khi đi ngủ, bôi thuốc hoặc sử dụng các tinh dầu có tác dụng xua muỗi.
- Phun thuốc diệt muỗi, diệt bọ gậy.
- Vệ sinh môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm, loại bỏ các đồ vật chứa nước đọng lâu ngày (chum, vại, ống bơ,...) để kiểm soát nơi trú ngụ và sinh sản của muỗi)
C3: Mặc dù môi trường xung quanh có rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh nhưng vì sao đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh ?
( Mặc dù môi trường xung quanh có rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh nhưng đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh vì để có thể gây bệnh, vi sinh vật phải trải qua 3 hàng rào bảo vệ : đầu tiên là hệ thống miễn dịch không đặc hiệu (da, niêm mạc, dịch axit trong dạ dày, nước mắt, bạch cầu trung tính và đại thực bào,...) ; sau đó là miễn dịch thể dịch (hệ thống các kháng thể phân bố trong máu, bạch huyết) và cuối cùng là miễn dịch tế bào với sự tham gia của các tế bào T độc. Như vậy cho dù thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật nhưng nếu chúng ta có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì khả năng phát sinh bệnh là rất thấp)
VI. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_10_chu_de_virut_va.docx