Giáo án dạy theo chủ đề Ngữ văn Lớp 10 - Học kỳ II

Giáo án dạy theo chủ đề Ngữ văn Lớp 10 - Học kỳ II

I. Mức độ cần đạt

1. Kiến thức :

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và sự nghiệp sáng tác của ông

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được những yếu tố làm nên thiên tài Nguyễn Trãi

c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Trãi

d/Vận dụng cao:

- Vận dụng hiểu biết về tác giả, sự nghiệp sáng tác để làm bài văn nghị luận về một tác giả văn học;

2. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về tác giả văn học;

b/ Thông thạo: hình thành những tri thức cơ bản về tác giả văn học trung đại

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản tác giả văn học;

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu về một tác giả văn học.

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được những đóng góp về tư tưởng và nghệ thuật của NT trong lích sử văn học dân tộc

-Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà NT để lại;

II. Trọng tâm

1. Kiến thức

-Nắm được: những nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi, một nhân vật lịch sử vĩ đại, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới; sự nghiêp văn học của Nguyễn Trãi với những kiêt tác có ý nghĩa thời đại, giá trị nội dung tư tưởng cơ bản và giá trị nghê thuật trong sáng tác của Nguyễn Trãi.

-Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong văn học dân tộc: là nhà văn chính luận kiệt xuất, người khai sáng thơ ca tiếng Viêt.

2. Kĩ năng

Đọc hiểu bài tác gia văn học.

3. Thái độ

- Có ý thức tìm hiểu về danh nhân văn hoá của dân tộc;

- Trân trọng, ngưỡng mộ cống hiến to lớn của nhà thơ trong nền văn hoá dân tộc;

 

docx 237 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy theo chủ đề Ngữ văn Lớp 10 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 HỌC KÌ II-THEO CHỦ ĐỀ
NGỮ VĂN LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Tuần
 theo chủ đề
Số tiết
Chủ đề 
Tiết PPCT
Tiết theo chủ đề
Tên bài
18-19
2
Chủ đề 11
Phú Việt Nam
57-58
54-55
- Phú sông Bạch Đằng
19
1
59
56
Tác giả Nguyễn Trãi
19-20
5
Chủ đề 12
Nghị luận trung đại
 Việt Nam
60-61-63-65
57-58-59-60
 Đại cáo bình Ngô
Hiền tài là nguyên khí quốc gia
Đọc thêm: 
- Tựa “Trích diễm thi tập” (trích)
- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư)
- Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại Việt sử kí toàn thư)
21
2
Chủ đề 13
Tiếng Việt
64-73
61-62
- Khái quát lịch sử tiếng Việt.
- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
21-22
2
Chủ đề 14
Truyện trung đại Việt Nam
67-68
63-64
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
22-23-24
6
Chủ đề 15
Làm văn
55-56-62-66-69-78
65-66-67-68-69-70
-Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
-Lập dàn ý bài văn thuyết minh
-Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh-Bài viết số 5 ( HS làm ở nhà)
-Phương pháp thuyết minh
-Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
-Tóm tắt văn bản thuyết minh
24-25-26
7
Chủ đề 16
Thơ văn Nguyễn Du
80-81-39-82-83-85-86
71-72-73-74-75-76-77
- Phần tác giả
-Độc Tiểu Thanh kí
-Truyện Kiều:
 +Trao duyên
 +Chí khí anh hùng
Đọc thêm : - Thề nguyền (trích Truyện Kiều)
 - Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều)
26
2
Chủ đề 17
Ngâm khúc Việt Nam
76-77
78-79
-Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
27-28
3
Làm văn
70-71-72-
80-81-82
Trả bài làm văn số 5
Viết bài làm văn số 6
28-29
5
Chủ đề 18
 văn bản nghị luận
79-87-92-98-99
83-84-85-86-87
Lập dàn ý bài văn nghị luận
 - Lập luận trong văn nghị luận
Các thao tác nghị luận
 - Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
30
3
Chủ đề 19
Tiếng Việt
84-90-96
88-89-90
-Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
- Ôn tập
31
2
Chủ đề 20
Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc
74-75
91-92
 -Hồi trống Cổ thành
-Đọc thêm : Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (trích hồi 21 -Tam quốc diễn nghĩa)
31-32
2
Chủ đề 21
Văn học
94-95
93-94
- Tổng kết phần văn học
32-33-34-35
9
88-100-101-102-103-104-105
95-96-97-98-99-100-101-102-103
Trả bài làm văn số 6(95)
 Ôn tập học kì II(96-97)
Bài viết số 7: Kiểm tra tổng hợp cuối năm(98-99)
Viết quảng cáo(100)
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm(101)
 - Hướng dẫn học tập trong hè( 102-103)
35
Chủ đề 22
Lí luận văn học
89-91
104-105
- Văn bản văn học
- Nội dung và hình thức của văn bản văn học
Tuần
 theo chủ đề
Số tiết
Chủ đề 
Tiết PPCT
Tiết theo chủ đề
Tên bài
18-19
2
Chủ đề 11
Phú Việt Nam
57-58
54-55
- Phú sông Bạch Đằng
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức-Kĩ năng-Thái độ
a. Kiến thức
 – Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu : tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lối kết cấu và lời văn kết hợp biền ngẫu với thơ. 
– Nhận biết một vài đặc điểm cơ bản của thể phú. 
- Nắm được một số nét về sự phân loại và cách thể hiện nội dung của thể phú.
	b. Kĩ năng
	– Biết cách đọc - hiểu một bài phú theo đặc trưng thể loại.
c. Về thái độ: 
+ Tình cảm yêu quí, trân trọng những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt những bài phú thời xưa có giá trị như một tác phẩm văn học;
+ Niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc;
+ Lòng yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam;	 
+ Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
+ Cảm thụ, phân tích một văn bản văn học;
+ Chọn lọc, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử theo chủ điểm, chủ đề;
+ Bình luận vấn đề xã hội về tư tưởng đạo lí, trách nhiệm công dân, học sinh.
B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 
1. Thời gian thực hiện
-Thực hiện trong 02 tuần: 18,19
-Số tiết thực hiện trên lớp: 02
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a/GV: Giáo án, SGV, băng tư liệu về các trận chiến trên sông Bạch Đằng, các hình ảnh minh họa.
b/HS: Đọc văn bản trong SGK, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài
-Tìm đọc lại kiến thức lịch sử, văn hóa, địa lí về các chiến công trên dòng sông Bạch Đằng
-Chuẩn bị bài văn thuyết minh bằng hình ảnh về tác giả Trương Hán Siêu và sông Bạch Đằng theo nhóm đã phân công
III. Lập bảng mô tả mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1- Về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của Phú trung đại Việt Nam.
2- Thể loại
- HS nhận biết đặc điểm chung thể loại Phú trung đại Việt Nam.
- HS hiểu bản chất Phú trung đại Việt Nam.
HS biết nhận diện nghệ thuật Phú trung đại Việt Nam.
- Biết vận dụng đặc điểm thể loại Phú trung đại Việt Nam. trong nghị luận ý kiến bàn về văn học
3- Đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo
HS nhận biết được đề tài của bài Phú
- HS hiểu được chủ đề, và cảm nhận được cảm xúc chủ đạo của bài Phú
- HS vận dụng, lựa chọn được các đề tài gần gũi trong cuộc sống để ghi chép
- HS biết hệ thống, xâu chuỗi các tác phẩm cùng đề tài chủ đề để khái quát nên một vấn đề chung.
4- Ý nghĩa nội dung các tác phẩm
- HS nhận biết và ghi nhớ được những hình ảnh, tổ chức ngôn ngữ tiêu biểu đặc sắc trong bài Phú 
- HS hiểu được ý nghĩa các từ ngữ, các hình ảnh, tiêu biểu đặc sắc trong bài Phú
- HS cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh, ngôn ngữ thơ tiêu biểu đặc sắc trong bài Phú 
- HS viết được đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh bộc lộ cảm nhận của bản thân về ý nghĩa một số hình ảnh tiêu biểu đặc sắc trong bài Phú. 
- Từ ý nghĩa nội dung các tác phẩm, HS biết liên hệ, rút ra những bài học sâu sắc cho bản thân, biết điều chỉnh những suy nghĩ, hành vi của bản thân để hoàn thiện mình.
5- Giá trị nghệ thuật (Những hình ảnh, biện pháp tu từ...)
- HS nhận diện được thành công nghệ thuật của bài Phú 
- HS nhận ra được những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài Phú. 
- HS hiểu được tác dụng, hiệu quả nghệ thuật trong bài Phú
- HS hiểu được tác dụng của các BPTT.
HS biết trình bày cảm nhận về giá trị nghệ thuật của những chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ... 
- HS biết vận dụng để so sánh tìm ra điểm giống nhau, khác nhau giữa thể Phú với các thể loại khác trong văn học trung đại 
C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: 
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra việc soan bài của học sinh
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV giao nhiệm vụ:
 +Trình chiếu video clip về chiến thắng Bạch Đằng, tranh ảnh tác giả Trương Hán Siêu, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả 
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến bài phú
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Dòng sông Bạch Đằng gắn liền với những chiến công vang dội của dân tộc ta (Ngô Quyền thắng giặc Nam Hán, quân dân nhà Trần thắng giặc Nguyên- Mông). Địa danh lịch sử này đã trở thành nguồn đề tài cho nhiều nhà thơ xưa khai thác: Trần Minh Tông với bài Bạch Đằng giang (trong đó có hai câu: “Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé/ Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô”), Nguyễn Trãi với Bạch Đằng hải khẩu, Nguyễn Sưởng với bài Bạch Đằng giang, Khác với các tác giả trên, Trương Hán Siêu cũng viết về địa danh lịch sử đó nhưng lại sử dụng thể phú. Bài Phú sông Bạch Đằng của ông được đánh giá là mẫu mực của thể phú trong văn học trung đại.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
& 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
*Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả và tác phẩm 
Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí
GV cho Hs xem bức tranh di tích đền thờ Trương Hán Siêu trên núi Non nước nay thuộc thành phố Ninh Bình, Bảo tàng lịch sử tỉnh, khu di tích đền Trần (Nam Định) để tìm hiểu các hiện vật về chiến thắng trên sông Bạch Đằng 
HS tìm hiểu kiến thức lịch sử, áp dụng kĩ năng trình bày một vấn đề và nội dung văn thuyết minh để làm việc ở nhà theo nhóm, chuẩn bị thuyết minh trước lớp.
Tích hợp kiến thức làm văn: Văn thuyết minh
Nhóm 1: Thuyết minh những nét chính về tác giả Trương Hán Siêu 
HS trả lời:
- Trương Hán Siêu (? - 1354)
 - Người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (Ninh Bình).
- Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm.
Nhóm 2: Thuyết minh về vị trí địa lí và những chiến công gắn với địa danh sông Bạch Đằng
GV chốt và nhắc lại kiến thức cơ bản.
GV giới thiệu về thể phú trung đại và dẫn dắt đến bài Phú sông Bạch Đằng
– Từ đặc điểm của thể phú cổ thể hãy phân chia bố cục của bài Phú sông Bạch Đằng
- Thể loại phú.
- Ra đời khoảng 50 năm sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần 3 (1288).
- Bố cục một bài phú thường có bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Bố cục Bài phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng giống bố cục của một bài phú nói chung
- Bố cục: 4 phần.
(HS Vận dụng kiến thức văn thuyết minh, lịch sử, địa lí để tìm hiểu vấn đề.
Phát huy kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm)
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1) Tác giả
- Là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông - Nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.
2) Tác phẩm
- Thể loại : phú cổ thể.
- Hoàn cảnh ra đời : khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.
- Bố cục:
-Năng lực thu thập thông tin.
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra.
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Họat động 2: Tìm hiểu văn bản
Thao tác 1: Tìm hiểu văn bản
Đọc VB: GV mời một HS đọc văn bản. GV nhận xét ( Cách đọc diễn cảm ,cách ngắt nhịp, lưu ý đọc theo cảm xúc của từng đoạn).
GV chia lớp thành 04 nhóm, phát phiếu học tập.
GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ
Hs hoàn thành phiếu học tập ở nhà và chuẩn bị bài thuyết trình theo nhóm
Nhóm 1: Làm phiếu học tập số 1
Cử đại diện trình bày về nhân vật Khách và cảm hứng với cuộc du ngoạn trên sông Bạch Đằng.
Các thành viên trong nhóm bổ sung thêm
Nhóm còn lại nhậ ... i dung và hình thức của VBVH.
- Các yếu tố thuộc về mặt nọi dung của VBVH?
- Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các yếu tố đó?
- Chủ đề là gì? VD?
 * “Đôi mắt” – Nam Cao => nhận đường của văn nghệ sĩ trong t/kỳ mới.
- Em hiểu như thế nào về tư tưởng của văn bản? VD?
GV chốt lại : 
*“Tắt đèn” => Lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn, trân trọng yêu thương người nông dân bị áp bức.
 * “Đôi mắt” => Khẳng định cách nhìn mới mẻ về cuộc kháng chiến và con người tham gia kháng chiến, phê phán cái nhìn méo mó, phiến diện về hiện thực kháng chiến.
- Cảm hứng nghệ thuật là gì? Cho ví dụ ?
TD: * “Tắt đèn” => Nhiệt tình tố cáo XH TDPK trước CM, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.
* “Đôi mắt” => Nhiệt tình khẳng định cái mới và phê phán triệt để cái bảo thủ, lạc hậu.
- Nêu các khái niệm thuộc về mặt hình thức của VBVH?
- Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các yếu tố đó? VD minh họa?
Hs phát biểu.
I. Tìm hiểu chung
1) Các khái niệm về nội dung văn bản văn học
a) Đề tài:
 Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
b) Chủ đề:
 Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong VB. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
c) Tư tưởng của VB:
- Là sự lý giải của nhà văn đối với chủ đề đã được đặt ra trong VBVH.
-Là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc.
- Là linh hồn của văn bản.
d) Cảm hứng nghệ thuật:
 Là nội dung tình cảm chủ đạo của VB. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện trong VB sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc.
- Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn thể hiện trong văn bản.
- Chủ đề là vấn đề cơ bản được thể hiện trong văn bản.
- Tư tưởng của văn bản là cách mà nhà văn lí giải vấn đề cơ bản, là điều nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc.
- Cảm hứng nghệ thuật là tình cảm chủ đạo của văn bản.
b) Các khái niệm về hình thức văn bản văn học
- Ngôn từ là yếu tố đầu tiên để văn bản văn học khác với các loại văn bản khác. Ngôn từ bao giờ cũng mang dấu ấn tác giả.
- Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của văn bản để trở thành một chỉnh thể.
- Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với từng nội dung văn bản khác nhau.
-Năng lực thu thập thông tin.
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra.
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Họat động 2: Ý nghĩa quan trọng của ND và HT VBVH
Ý nghĩa của nội dung và hình thức VBVH.
-Vai trò của nội dung và hình thức trong VBVH?
Hs đọc sgk, suy nghĩ, trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
Gv nhận xét, bổ sung, lưu ý: Giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng làm nên giá trị của VBVH. Không có 1 “hình thức thuần túy” mà chỉ có “hình thức mang tính nội dung” và cũng ko có 1 “nội dung trần trụi” thoát li hình thức.
II. Ý nghĩa quan trọng của ND và HT VBVH:
 -VBVH cần phải có sự thống nhất giữa ND và HT: ND tư tưởng cao đẹp và HT mới mẻ, hấp dẫn. ( TD: 129 )
- Thiếu hoặc yếu một trong hai điều kiện trên thì giá trị và sức hấp dẫn của VB sẽ bị giảm đi. 
Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy
& 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH( 5 phút)
Bài 1:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: 
So sánh đề tài 2 văn bản : Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan 
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
 1/Giống nhau : cả 2 đểu viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn VN trước cách mạng tháng Tám và sự vùng lên phản kháng của họ 
2/Khác nhau :
- Tắt đèn tả cuộc sống nông thôn trong những ngày sưu cao thuế nặng và sự vùng lên tự phát của họ 
- Bước đường cùng lại miêu tả nỗi lầm than cơ cực của người nông dân trước thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ .Họ không còn lối thoát phải tự phát chống lại 
Năng lực giải quyết vấn đề:
Bài 2:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: 
Đọc các văn bản (SGK) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: 
1- Văn bản “Nơi dựa”:
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
Đọc các văn bản (SGK) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: 
Gợi ý: 
1- Văn bản “Nơi dựa”:
a. Văn bản là một bài thơ văn xuôi của Nguyễn Đình Thi. Bố cục của văn bản chia làm hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng tương tự nhau:
- Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau.
- Mỗi đoạn đều có hai nhân vật có đặc điểm giống nhau. Đoạn một là một người đàn bà và một đứa nhỏ, đoạn hai là một người chiến sĩ và một bà cụ.
Tác giả tạo nên cấu trúc đối xứng cốt làm nổi bật tính tương phản, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của hình tượng.
 b. Những hình tượng trong hai đoạn của bài thơ gợi lên nhiều suy nghĩ về nơi dựa trong cuộc sống. Người đàn bà dắt đứa nhỏ nhưng chính đứa nhỏ lại là "Nơi dựa” của người đàn bà. Người chiến sĩ "đỡ bà cụ” nhưng chính bà cụ lại là "Nơi dựa” cho người chiến sĩ.
Thông thường, nếu xét theo lôgic vật chất thì người yếu đuối sẽ phải dựa vào người vững mạnh. ở đây có điều ngược lại, tưởng phi lôgic nhưng lại rất lôgic, đó là thứ lôgic của tinh thần. "Nơi dựa” ở đây là chỗ dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm tin, tình yêu và ý nghĩa cuộc sống. Bài thơ còn muốn nói một điều sâu sắc hơn: con người phải có lòng biết ơn đối với quá khứ và luôn hi vọng về tương lai.
Năng lực giải quyết vấn đề:
 & 4. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG( 5 phút)
Bài 1
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: 
BT2/130:
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
BT2/130:
- Hai khổ thơ đầu nói đến nỗi mong mỏi đợi chờ thành quả lao động và công sức của người mẹ bỏ ra để đổi lấy những thành quả:
 “ Những mùa quả  mẹ tôi”
 Hình ảnh “ mang dáng giọt mồ hôi mặn” tượng trưng công sức phải bỏ ra của người lao động; hình ảnh lặn, mọc như mặt trời, mặt trăng tượng trưng sự lao động bền bỉ, thầm lặng mà chỉ có người lao động mới cảm nhận được những giọt mồ hôi “rõ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”.
- Ở khổ thơ thứ ba, tác giả chuyển sang nói chuyện “ trồng người”
 “ Và chúng tôi . quả non xanh”
 Hình ảnh “ bàn tay mẹ mỏi” tượng trưng những nỗ lực cuối cùng của người mẹ trong việc nuôi dạy con.
 Hình ảnh” quả non xanh “ tượng trưng cho kết quả chưa trọn vẹn, chưa như ý nguyện của người mẹ. 
 Nó có thể là dấu hiệu cho sự thất vọng nơi mẹ khi đã tới hồi “ bàn tay mẹ mỏi”, và mẹ chỉ còn biết khóc thầm “ rỏ xuống lòng thầm lặng”.
Năng lực giải quyết vấn đề:
Bài 2
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: 
2- Văn bản “Thời gian”:
3- Văn bản “Mình và ta”:
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
2- Văn bản “Thời gian”:
a. Văn bản là một bài thơ của Văn Cao. Bài thơ có cấu tứ độc đáo và cách ngắt nhịp linh hoạt, cách vắt dòng có chủ định. Văn bản có thể chia làm hai đoạn:
Đoạn một: từ đầu đến "... trong lòng giếng cạn".
Đoạn hai: tiếp theo đến hết.
Đoạn một nói lên sức mạnh tàn phá của thời gian. Đoạn hai nói về những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian. 
- Thời gian cứ từ từ trôi "qua kẽ tay", và âm thầm "làm khô những chiếc lá". "Chiếc lá" vừa có nghĩa thực, cụ thể vừa có nghĩa bóng, ẩn dụ. Nó vừa là chiếc lá trên cây, mới hôm nào còn xanh tươi sự sống thế mà chỉ một thời gian lọt "qua kẽ tay", lá đã "khô", lá chết. Nó vừa là những chiếc lá cuộc đời trên cái cây cuộc sống mà khi thời gian trôi đi, sự sống cứ rụng dần như những chiếc lá. Những kỉ niệm trong đời thì "Rơi/ như tiếng sỏi/ trong lòng giếng cạn". Thật nghiệt ngã là qui luật băng hoại của thời gian.
- Vấn đề ở đây là ai cũng nhận ra qui luật ấy nhưng không ai cũng có thể làm cho mình bất tử cùng thời gian. Vậy mà vẫn có những giá trị mang sức sống mãnh liệt chọi lại với thời gian, bất tử cùng thời gian. Đó là sức mạnh vượt thời gian của thi ca và âm nhạc (hiểu rộng ra là nghệ thuật). dĩ nhiên phải là "những câu thơ", "những bài hát", những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Hai chữ "xanh" được láy lại như "chọi" lại với chữ "khô" trong câu thứ nhất.
- Câu kết thật bất ngờ: "Và đôi mắt em/ như hai giếng nước". Dĩ nhiên đây là "hai giếng nước" chứa đầy những kỉ niệm tình yêu, những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm "rơi" vào "lòng giếng cạn" quên lãng của thời gian.
b. Qua bài thơ “Thời gian”, Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.
3- Văn bản “Mình và ta”:
Văn bản là một bài tứ tuyệt đặc sắc của nhà thơ Chế Lan Viên rút trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ đề cập đến những vấn đề lí luận của thi ca, của văn học nghệ thuật.
a. Hai câu đầu:
	Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình.
	Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!
Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn. Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng "sâu thẳm" thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.
b. Hai câu sau là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc:
	Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy,
	Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.
Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp "tro" tưởng như tàn lại có thể "nhen thành lửa cháy", từ "viên đá con" có thể dựng nên thành, nên luỹ, nên những lâu đài, cung điện nguy nga.
Quan niệm trên của Chế Lan Viên đã được nhà thơ phát biểu theo cách của thơ và đó cũng là một minh chứng cho quan niệm của chính nhà thơ.
- Câu ca dao sau đây có phải là một văn bản văn học không? Vì sao?
 "Gió đưa cành trúc la đà,
 Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
 Mịt mù khói tỏa cành sương,
 Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ".
- Phân tích ý nghĩa hàm ẩn trong khổ thơ :
 ..." Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi"
 (Hữu Thỉnh, Sang thu)
Năng lực giải quyết vấn đề:
& 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG.( 5 phút)
+ Lập bảng so sánh nội dung và hình thức văn bản nghệ thuật đã học ở HK2
+ Lập bảng và nêu cấu trúc các tầng nghĩa những tác phẩn thuôc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đã học trong chương tình Ngữ Văn 10 HK2
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 5 phút)
- Ghi nhớ các khái niệm về nội dung và hình thức văn bản văn học.
- Chọn một vài tác phẩm văn xuôi và thơ đã học, tập phân tích đề tài, chủ đề, tư tưởng văn bản, cảm hứng nghệ thuật ; ngôn từ, kết cấu, thể loại.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_theo_chu_de_ngu_van_lop_10_hoc_ky_ii.docx