Giáo án Địa lí Lớp 10 - Bài 2 đến 29

Giáo án Địa lí Lớp 10 - Bài 2 đến 29

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Nắm được vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.

 - Hiểu được tình hình phân bố các vật nuôi quan trọng trên thế giới, giải thích được nguyên nhân phát triển của ngành chăn nuôi.

 - Biết được vai trò và xu hướng phát triển của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

2. Năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác, năng lực quan sát.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng lược đồ.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.

 - Bản đồ nông nghiệp thế giới.

 - Tranh ảnh một số vật nuôi trên thế giới.

 - Các phiếu học tập.

 - Hình 29.3 SGK phóng to.

 

doc 148 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 10 - Bài 2 đến 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . /. /.
CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ
TIẾT 1- BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Cụ thể phương pháp: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động,chấm điểm,bản đồ-biểu đồ.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp vận dụng kiến thức kĩ năng đã học nhận biết được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
- Các bản đồ: Kinh tế, khí hậu, khoáng sản, dân cư VN
2. Học sinh:
- Át lát địa lý VN
- SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu về cách biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo bản đồ khí hậu, bản đồ dân cư, bản đồ tự nhiên và hướng dẫn học sinh quan sát, sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Trên các bản đồ đó thể hiện các đối tượng địa lí nào?
+ Dùng phương cách nào để thể hiện các đối tượng đó?
+ Vì sao người ta không đem các đối tượng đó lên bản đồ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu, đường chuyển động
a) Mục tiêu: HS biết khái niệm, ý nghĩa, các đối tượng thể hiện của phương pháp kí hiệu, đường chuyển động. Khai thác và sử dụng kiến thức trong SGK.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp  4 nhóm tìm hiểu
+ Nhóm 1,3: PP kí hiệu
+Nhóm 2,4: PP đường chuyển động
-  GV HS q/sát b/đồ khí hậu VN, khoáng sản và các lược đồ trong sgk, cho biết:
+ Thế nào là PP kí hiệu, đường chuyển động
+ Ýnghĩa của PP kí hiệu, đường chuyển động
+ Các đối tượng nào được thể hiện qua các PP đó?
+ Đặc điểm của các phương pháp thể hiện đặc điểm gì của đối tượng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời, HS khác bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Các ký hiệu đó được gọi là ngôn ngữ của bản đồ, từng ký hiệu được thể hiện trên bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với ND, mục đích, y/c và tỷ lệ mà bản đồ cho phép.
1. Phương pháp kí hiệu:
a. Đối tượng biểu hiện:
- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
- Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng: TP, thị xã, nhà máy, TTCN....
b.Các dạng kí hiệu:
- Kí hiệu hình học.
- Kí hiệu chữ.
- Kí hiệu tượng hình.
c.Khả năng biểu hiện:
- Vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng, quy mô, loại hình.
- Cấu trúc, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng.
- VD: Các điểm dân cư, các hải cảng, mỏ khoáng sản...
2. PP kí hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng địa lý
b.Khả năng biểu hiện:
- Hướng di chuyển của đối tượng.
- Số lượng, khối lượng.
- Chất lượng, tốc độ của đối tượng.
- VD: Địa lý TN: hướng gió, bão, dòng biển; Địa lý KT-XH: sự vận chuyển hàng hoá, các luồng di dân...
Hoạt động 2: Tìm hiểu pp chấm điểm, bản đồ - biểu đồ
a) Mục tiêu: HS biết khái niệm, ý nghĩa, các đối tượng thể hiện của phương pháp kí hiệu, đường chuyển động.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát bản đồ treo tường và các bản đồ trong SGK cùng kênh chữ để trả lời các câu hỏi sau:
+ Các đối tượng nào được thể hiện trên bản đồ qua PP chấm điểm, bản đồ- biểu đồ
+ So sánh vị trí của đối tượng thể hiện trên bản đồ qua các pp này với pp kí hiệu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức
3. Phương pháp chấm điểm:
a.Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.
b.Khả năng biểu hiện:
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- VD: Số dân, số đàn gia súc..
4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ:
a. Đối tượng biểu hiện:
- Thể hiện giá trị tổng cộng của một hi địa lí trên một đơn vị lãnh thổ
- Các đối tượng phân bố trong những đơn vị lãnh thổ phân chia bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ.
b.Khả năng biểu hiện:
- Số lượng, chất lượng
- Cơ cấu của đối tượng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a)  Mục tiêu: Củng cố kiến thức, nội dung bài học
b) Nội dung:
+  Phát vấn
+  Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi
d)  Tiến trình hoạt động
GV yêu cầu:
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ các đối tượng địa lý và nêu tên các PP biểu hiện chúng
- So sánh hai phương pháp kí hiệu và phương pháp kí hiệu đường chuyển động
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a)  Mục tiêu: Liên hệ để khắc sâu kiến thức, chuẩn bị bài mới
b) Nội dung:
+  Phát vấn
+  Hoạt động cá nhân/ cả lớp
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
d) Tiến trình hoạt động
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn: . /. /.
TIẾT 2 -  BÀI 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP, ĐỜI  SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Thấy được sợ cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.
- Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ , Atlát Địa lý để tìm hiểu đặc điểm các đối tượng, hiện tượng, phân tích các mối quan hệ địa lý.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Tìm kiếm và xử lý thông tin để thấy sự cần thiết của bản đồ. Làm chủ bản thân: Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
- SGK, SGV, bản đồ TG, châu Á, TL chuẩn kiến thức.
- Át lát địa lý VN
2. Học sinh:
- Át lát địa lý VN
- SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học để biết được tầm quan trọng của bản đồ.
- Tạo hứng thú học tập thông qua hình ảnh
- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: Cho học sinh đọc một nội dung về sự phân bố dân cư trong SGK trang 93 và 94 và quan sát bản đồ phân bố dân cư trên thế giới sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
+  Qua nội dung SGK, hãy nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới
+ Qua bản đồ , hãy nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới
+ Có thể học địa lí thông qua bản đồ được không, vì sao
-   HS:  nghiên cứu trả lời.
 - GV: nhận xét và vào bài mới
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò bản đồ trong học tập và đời sống
1. Mục tiêu
+ Kiến thức: HS biết được tầm quan trọng của bản đồ.
+ Kĩ năng: liên hệ thực tế .
+ Thái độ: Nhận thức về việc sử dụng phương tiên trực quan để hình thành kiến thức.
a) Mục tiêu: HS biết được tầm quan trọng của bản đồ, biết liên hệ thực tế. Nhận thức về việc sử dụng phương tiên trực quan để hình thành kiến thức.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV treo bản đồ châu Á để HS quan sát trả lời:
- Tìm trên bản đồ các dãy núi cao, các dòng sông lớn của châu Á ?
- Dựa vào bản đồ, hãy xác định khoảng cách từ LS đến HN ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- 1 HS chỉ bản đồ => trả lời câu hỏi 1
- 1 HS lên bảng tính kh/cách từ LS - HN
GV bổ sung cách tính KC trên bản đồ: thông qua tỷ lệ bản đồ: VD:K/cách 3cm trên b/đồ có tỷ lệ 1/6.000.000 ứng với bao nhiêu cm ngoài thực tế?
CT: KC trên B/Đ x Mẫu số của tỷ lệ B/Đ
 => 3 × 6.000.000 =18.000.000cm =180km
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời và nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV kết luận, chuẩn kiến thức.
I. Vai trò của bản đồ trong HT và ĐS.
1.Trong học tập:
- Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lý tại lớp, ở nhà và trong làm bài kiểm tra.
- Qua bản đồ có thể xác định được vị trí của một địa điểm, đặc điểm của các đối tượng địa lý và biết được mối quan hệ giữa các thành phần địa lý....
2.Trong đời sống:
- B/đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày
- Phục vụ cho các ngành kinh tế, quân sự...
+ Trong kinh tế: XD các công trình thuỷ lợi, làm đường GT..
+ Trong q.sự:XD phương án tác chiến
Hoạt động 2: Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập
a) Mục tiêu: HS biết biết được cách sử dụng bản đồ. Kĩ năng liên hệ thực tế. Nhận thức về việc sử dụng phương tiên trực quan để hình thành kiến thức.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
HS dựa vào sgk kết hợp với hiểu biết cá nhân, cho biết:
- Muốn sử dụng bản đồ có hiệu quả ta phải làm như thế nào? Tại sao?
- Lấy VD cụ thể để  c/m.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS trả lời, HS khác bổ sung => GV kết luận, chuẩn KT, ghi bảng (1)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV cho HS nghiên cứu mqh  ... ược ở miền nhiệt đới?  
A.
Chè.
B.
Mía.
C.
Củ cải đường.
D.
Ôliu.
Câu 4.
Số lượng các loại cây trồng trên thế giới
A.
ngày càng giảm do một số cây bị thoái hóa, bị con người tàn phá.
B.
ngày càng nhiều do con người tìm thêm trong hoang dại nhiều giống mới.
C.
ngày càng tăng do con người có thể lai tạo để tạo ra nhiều giống mới.
D.
không thay đổi mấy vì vừa có nhiều giống mới nhưng cũng có một số giống mất đi.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích sự phân bố ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 + Kể tên và nêu sự phân bố cây lương thực và cây công nghiệp chính tại Việt Nam.
+ Liên hệ được thực tế việc phát triển rừng ở nước ta hiện nay: Diện tích rừng tự nhiên nước ta ( Đặc biệt là vùng Tây Nguyên) trong những năm qua giảm sút nhanh gây nên hậu quả gì về kinh tế và môi trường? Em có thể đưa ra một giải pháp để nâng cao chất lượng rừng nước ta hiện nay ?
d) Tổ chức thực hiện:
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
Ngày soạn: . /. /.
TIẾT 34 - Bài 29: ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
   - Nắm được vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.
   - Hiểu được tình hình phân bố các vật nuôi quan trọng trên thế giới, giải thích được nguyên nhân phát triển của ngành chăn nuôi.
   - Biết được vai trò và xu hướng phát triển của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
2. Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác, năng lực quan sát.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng lược đồ.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
   - Bản đồ nông nghiệp thế giới.
   - Tranh ảnh một số vật nuôi trên thế giới.
   - Các phiếu học tập.
   - Hình 29.3 SGK phóng to.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- Huy động một số kiến thức thực tế. 
- Tạo hứng thú học tập giúp học sinh nắm được nội dung bài học thông qua một số liên hệ thực tế ở Việt Nam.
- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối bài mới.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: ngành chăn nuôi hiện nay có những thay đổi như thế nào về hình thức cũng như cơ sở thức ăn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi
a) Mục tiêu
- Nắm được vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.
- Giải thích về sự khác biệt tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của các nhóm nước.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, tổng hợp kiến thức.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Đọc nội dung tư liệu SGK trang 113 và 114 trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy nêu vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong việc phát triển kinh tế - xã hội, lấy ví dụ để chứng minh.
- Trình bày đặc điểm của ngành chăn nuôi.
Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 10 phút. GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần thiết.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Thức ăn cho chăn nuôi được lấy từ nguồn nào, cơ sở thức ăn có vai trò như thế nào đối với sự phát triển ngành chăn nuôi.
-Mối quan hệ giữa cơ sở thức ăn và hình thức chăn nuôi.
-Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, giá trị sản lượng ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng  nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp?
I. Vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi
1. Vai trò
- Cung cấp thực phẩm có dinh dưỡng cao cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
- Cung cấp hàng xuất khẩu có giá trị.
- Cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.
2. Đặc điểm
a. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi: quyết định sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi.
+ Đồng cỏ tự nhiên và diện tích mặt nước.
+ Hoa màu, cây lương thực.
+ Thức ăn chế biến tổng hợp.
b. Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức(Chăn thả, chăn nuôi nửa chuồng trại và chuồng trại, chăn nuôi công nghiệp) và phát triển theo hướng chuyên môn hoá
Hoạt động 2. Tìm hiểu các ngành chăn nuôi
a)  Mục tiêu
- Hiểu được tình hình phân bố các vật nuôi quan trọng trên thế giới, giải thích được nguyên nhân phát triển của ngành chăn nuôi.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, tổng hợp kiến thức, phân tích lược đồ về phân bố đàn gia súc trên thế giới.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS căn cứ vào hinh 29.3 SGK trang 115 làm phiếu học tập số 1.
Mỗi nhóm thảo luận về một ngành chăn nuôi.
,Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 7 phút. GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần thiết.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; HS các nhóm khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS các nhóm.
II. Các ngành chăn nuôi (phiếu học tập số 1)
- Chăn nuôi gia súc lớn: Trâu, bò
- Chăn nuôi gia súc nhỏ: Lợn, dê, cừu
- Chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt ....
Hoạt động 3. Tìm hiểu ngành nuôi trồng thủy sản
a) Mục tiêu
- Biết được vai trò và xu hướng phát triển của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, tổng hợp kiến thức.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Nội dụng 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
Hãy nêu vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản? Địa phương em đang nuôi trồng những thuỷ sản nào?
HS thực hiện cá nhân.
- Nội dung 2: Tình hình nuôi trồng thủy sản.
Đọc nội dung tư liệu SGK trang 116 và 117 tóm tắt tình hình nuôi trồng thuỷ sản thế giới. Yêu cầu HS tìm ra đặc điểm chung của những nước có ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển (Đường bờ biển dài, diện tích mặt biển rộng, vốn đầu tư lớn...).
Liên hệ sự phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam.
GV yêu cầu HS làm ngay tại lớp. Với hình thức cặp đôi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức, khắc sâu vai trò.
III. Ngành nuôi trồng thuỷ sản
1. Vai trò
- Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng, dễ hấp thụ, có lợi cho sức khoẻ.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
2. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng khoảng 35 triệu tấn chiếm 1/5 lựng thuỷ sản của thế giới và có xu hướng ngày càng tăng.
- Sản phẩm nuôi trồng phong phú: tôm, cá, cua, đồi mồi, trai ngọc, rong, tảo biển...
- Các nước phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản: Trung Quốc, Nhật, Pháp, Hoa Kì, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Đông Nam á.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
Hãy điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
A. Chăn nuôi cung cấp.................................có dinh dưỡng cao.
B. Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành.........................
C. Là mặt hàng.................................mang lại nguồn thu ngoại tệ
d) Tổ chức thực hiện:
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân biệt được sự khác nhau trong sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
 Nhiệm vụ: Đọc SGK mục II, quan sát hình 29.3 kết hợp với kiến thức đã học hãy nêu phân của các ngành chăn nuôi.
Trâu, bò
Lợn
Cừu, dê
Gia cầm
Phân bố
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1
Trâu, bò
Lợn
Cừu, dê
Gia cầm
Phân bố
 Các nước nuôi nhiều bò: ấn Độ, Hoa Kì, các nước EU, Trung Quốc.
1/2 đàn lợn thuộc về nước Trung Quốc ngoài ra còn nuôi nhiều ở Hoa Kì, Braxin, Việt Nam...
- Cừu nuôi nhiều ở Ôxtrâylia, Trung Quốc, Mông Cổ.
- Dê nuôi ở Nam á,
Trung Quốc, Hoa Kì, E.U, Braxin.
d) Tổ chức thực hiện:
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
..........................HẾT..........................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_bai_2_den_29.doc