Giáo án Giáo dục Công dân Lớp 10 - Bài 1 đến 16

Giáo án Giáo dục Công dân Lớp 10 - Bài 1 đến 16

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:

- Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của triết học.

- Nhận biết được nội dung cơ bản của CNDV và CNDT, phương pháp luận biện chứng, phương pháp luận siêu hình.

2. Năng lực

Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc quan điểm duy tâm, biện chứng hoặc siêu hình trong cuộc sống hàng ngày.

3. Phẩm chất

- Có ý thức trau dồi TGQ duy vật và PPL biện chứng.

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: cẩn thận, bình tĩnh, không xa rời thực tế.

 

docx 149 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục Công dân Lớp 10 - Bài 1 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:  Sau khi học xong bài này HS:
-   Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của triết học.
-   Nhận biết được nội dung cơ bản của CNDV và CNDT, phương pháp luận biện chứng, phương pháp luận siêu hình.
2. Năng lực
Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc quan điểm duy tâm, biện chứng hoặc siêu hình trong cuộc sống hàng ngày.
3. Phẩm chất
- Có ý thức trau dồi TGQ duy vật và PPL biện chứng.
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: cẩn thận, bình tĩnh, không xa rời thực tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
-   SGK, SGV GDCD líp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.
-   Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.
-   Máy chiếu và các phương tiện khác.
-   Giấy khổ to, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
-   Học sinh nhận biết được vai trò TGQ - PPL của Triết học.
-   Rèn luyện năng lực đánh giá các tình huống, các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV định hướng HS: GV cho học sinh đọc thông tin, xem hình ảnh về một gia đình có cuộc sống kì lạ ở Thạch Thành.
Gia đình sống gần như tuyệt giao với xã hội ở Thanh Hóa:
Giáp mặt người đàn ông
Ông Thái ăn mặc kỳ dị ra đón khách
             Chị Thanh cầm dao đứng gác ở cổng
-   GV: Cho häc sinh đánh giá về cách sống kì quái này của gia đình ông Thái.
GV: Cho 3 học sinh nhận định đánh giá, bao gồm cả những ý kiến trái chiều của hs.
GV nêu câu hỏi:
1) Em hãy cho biết cách sống của gia đình ông Thái như thế nào?  Nơi em sống có trường hợp kì lạ thế này không?  
2) Từ một tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, cách giải quyết, ứng xử của mỗi người có khác nhau không?
3) Làm thế nào để chúng ta có thể có cách ứng xử, lý giải, giải quyết vấn đề một cách phù hợp, đúng đắn?
-   GV gọi 1 đến 2 hs trả lời. Lớp bổ sung nếu có
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
Trong cuộc sống, cùng một vấn đề nhưng mồi người lại có cách giải quyết, ứng xử khác nhau. Vì sao lại như vậy?  Vì quan niệm của mỗi người về thế giới xung quanh ( hay còn goi là thế giới quan) và cách tiếp cận của mỗi người về thế giới đó ( phương pháp luận ) nhiều khi hoàn toàn khác nhau. Để đạt được kết quả tốt nhất trong mỗi hoạt động đòi hỏi mỗi người phải trang bị TGQ và PPL khoa học, đúng đắn. Vậy chúng ta tìm thấy TGQ-   PPL ở môn khoa học nào?  TGQ -  PPL nào được coi là đúng đắn và khoa học?  Làm thế nào để chúng ta có được cho mình TGQ -  PPL khoa học?  Những câu hỏi này sẽ được chúng ta tìm câu trả lời trong bài học đầu tiên bài 1: THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm Triết học, vai trò của Triết học.
a) Mục tiêu: 
-   HS nắm đươc khái niệm Triết học và vai trò của Triết học
-   Hình thành kỹ năng tư duy.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
-   GV sử dụng phương pháp đàm thoại và đưa câu hỏi gợi mở để HS hiểu được thế nào là Triết học và  triết học có vai trò gì đối với việc hình thành TGQ và PPL.
 -   Gv cho học sinh lấy ví dụ về đối tượng  nghiên cứu của các bộ môn khoa học như: Toán, Lý, Hóa, Văn, Địa, Sử..
-   HS tự nghiên cứu và trả lời cá nhân
-   GV cho cả lớp nhận xét
-   GV đưa ra câu hỏi:
   1) Để nhận thức và cải tạo thế giới nhân loại phải làm gì?
   2) Triết học có phải là một môn khoa học không?
  3) Triết học là gì?
  4) Triết học có vai trò gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa:
GV chốt lại nội dung: Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những môn khoa học ấy. Quy luât của Triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, nhưng baao quát hơn, là những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. Cho nên Triết học có vai trò là TGQ-   PPl cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
 1. Thế giới quan và phương pháp luận.
a, Vai trò thế giới quan và phương pháp luận.
VD:
* Về khoa học tự nhiên:
+ Toán học: Đại số, hình học
+ Vật lý: Nghiên cứu sự vận động của các phân tử.
+ Hóa học: Nghiên cứu cấu tạo, tổ chức, sự biến đổi của các chất.
* Khoa học xã hội:
+ Văn học: Hình tượng, ngôn ngữ (câu, từ, ngữ pháp, ...).
+ Lịch sử: Nghiên cứu lịch sử của một dân tộc, quốc gia, và của xã hội loài người.
+ Địa lý: Điều kiện tự nhiên môi trường.
* Về con người:
+ Tư duy, quá trình nhận thức
+ Khái niệm triết học: Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới.
+ Vai trò của triết học:
Triết học có vai trò là thê giới quan, phương pháp luận cho mọi hoạt động và hoạt động nhận thức con người.
Hoạt động 2: Đưa ra tình huống. tìm hiểu nội dung thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
a) Mục tiêu: 
-   Hs biết được thế nào là thế giới quan. Thế giới quan duy vật và TGQ duy tâm.
-   Biết nhân định đánh giá những biểu hiện duy tâm trong đời sống.
-   Biết đấu tranh phê phán biểu hiện duy tâm
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
-   GV tiếp tục lấy tình huống một gia đình có lối sống kì lạ ở Thạch Thành (chuẩn bị một đoạn video).
-   GV đưa ra câu hỏi:
   1) Gia đình trên có lối sống kì lạ như thế nào?  Họ nhìn nhận về thế giới xung quanh ra sao?
  2) Em thấy trong trường hợp này nhiều người họ có quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề hay không?
  3) Em có đồng tình với quan điểm của gia đình ở Thạch Thành không?  vì sao?
 4) Thế nào là TGQ, thế nào là TGQ duy vật và TGQ duy tâm?  TGQ nào là đúng đắn khoa học?
-   GV sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật khăn phủ bàn. Chia nhóm chuẩn bị giấy khổ A0, bút dạ, yêu cầu mỗi hs trình bày quan điềm cá nhân và thảo luận thống nhất nội dung trả lời của nhóm. Thư kí nhóm ghi nội dung vào giữa tờ giấy.
-   Gv gọi các nhóm trình bày sản phẩm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa
Lịch sử triết học luôn là sự đấu tranh giữa các quan điểm về các vấn đề nói trên. Cuộc đấu tranh này là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Đó là một thực tế và thực tế cũng khẳng định rằng thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển xã hội, nâng cao vai trò của con người đối với tự nhiên và sự tiến bộ xã hội. Ngược lại thế giới quan duy tâm thường là chỗ dựa về lí luận cho các lực lượng lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
b, Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
* Thế giới quan
* Thế giới quan của người nguyên thủy: Dựa vào những yếu tố cảm xúc và lí trí, lí trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thực cái ảo, thần và người.
* Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin, định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
+ Vấn đề cơ bản của triết học.
* Mặt thứ nhất:
Giữa vật chất và ý thức: Cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?
* Mặt thứ 2: Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan không?
-   Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức.
Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người.
-   Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra thế giới tự nhiên.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: 
-   Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về vật chất, thế giới quan và biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định.
-   Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
b) Nội dung:
-   GV tổ chức cho HS làm bài tập 4, trang 14 SGK.
-   GV đưa ra tình huống có câu trắc nghiệm.
-   HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm ( 4 nhóm).
c) Sản phẩm: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét, đánh giá và thống nhất đáp án
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chính xác hóa đáp án: Về sự giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và đạo đức.
-  Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm của học sinh.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
-  Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới -  nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
-  Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công nghệ, năng lực công dân, khả năng quản lí và phát triển của bản thân, năng lực tự giải quyết và sáng tạo.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
1. GV nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ:
-  Nêu những quan điểm đúng, những quan điểm chưa đúng? Vì sao?
-  Hãy nêu cách khắc phục những hành vi chưa làm tốt.
b. Nhận diện xung quanh:
-  Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.
c. GV định hướng HS:
-   HS tôn trọng và thực hiện đúng quan điểm DVBC
-   HS làm bài tập SGK.
2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
..........................................................................................................................................................
Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:  Sau khi học xong bài này HS:
     -   Nhận biết được,  phương pháp  và phương pháp luận của triết học
    -   Hiểu được nội dung phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
-   SGK, SGV GDCD lớp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.
-   Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.
-   Máy chiếu và các phương tiện khác.
-   Giấy khổ to, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
-   Học sinh nhận biết được thế nào là phương pháp luận biện chứng và phương phá ... ới cần tự hoàn thiện về bản thân.
b. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.
c. Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.
d. Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.
-   HS: Tán thành ý kiến (b), (c). Không tán thành ý kiến (a) và (d) vì: ai cũng cần phải tự hoàn thiện bản thân, chứ không phải chỉ những người có vấn đề về đạo đức (a). Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là sự nỗ lực, quyết tâm của bản thân mình. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh là một yếu tố cần thiết song không phải là quan trọng nhất (d).
Câu 4. Những câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói lên sự tự nhận thức, tự hoàn thiện bản thân?
a. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
b. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
d. Ếch ngồi đáy giếng.
e. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
g. Mưu cao chẵng bằng chí dày.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập: Câu a, b, e, g (nói lên sự tự nhận thức, tự hoàn thiện bản thân).
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
-  Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới,  nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
-  Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Về nhà các em học bài cũ trả lời các câu hỏi cuối bài học và chuẩn bị trước tiết thực hành, ngoại khóa.
..........................................................................................................................................................
Tiết 34: THỰC HÀNH: NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ HỌC
NGOẠI KHOÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ -  XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG
Chủ đề: Tìm hiểu tình hình an toàn giao thông ở Việt nam và ở địa phương
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:  Sau khi học xong bài này HS:
-   Giúp học sinh hiểu một số vấn đề cơ bản về tình hình an toàn giao thông, việc tuân thủ, chấp hành Luật giao thông ở Việt nam, nắm bắt được những số liệu cơ bản về hậu quả tai nạn giao thông đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Chuẩn bị của GV
 -  Giáo án điện tử.
2. Chuẩn bị của HS:
-  Một số tài liệu về tình hình tai nạn giao thông ở nước ta và ở địa phương trong năm 2014.
-  Hậu quả tai nạn giao thông
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Nội dung ngoại khoá: (40 PHÚT)
-   Cho hs xem đĩa về tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam, cung cấp một số số liệu liên quan.
-   Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét.
-   Yêu cầu hs phát biểu về tình hình an toàn gt ở địa phương, trường học. HS tự liên hệ bản thân, trách nhiệm của mình cần phải làm gì để tham gia gt an toàn và phòng chống vi phạm Luật ATGT ở mọi nơi.
3. Củng cố: Kết luận, rút ra bài học sau ngoại khoá.
4. Dặn dò hs tự học ở nhà
Chuẩn bị từ bài 8 - bài 15 để giờ sau ôn tập học kỳ.
............................................................................................................................................................................
Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh hệ thống hoá lại kiến thức cơ bản trong chương trình học kỳ II.
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản.
- Vận dụng được kiến thức cơ bản vào thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của giáo viên     
- Giáo viên nêu đề cương ôn tập  
- GV khắc sâu kiến thức cho học sinh.
2. Chuẩn bị của học sinh
- HS làm đề cương ôn tập
- Học sinh nêu lên một số nội dung chưa rõ để cùng cả lớp trao đổi, giáo viên giải đáp những vấn đề  học sinh thắc mắc.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ôn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình bài học
*Vấn đề 1: Quan niệm về đạo đức
- Đạo đức là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức với pháp luật?
- Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
*Vấn đề 2:  Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học.
- Nhắc lại khái niệm các phạm trù cơ bản của đạo đức học: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.    
-  Hãy phân biệt tự trọng với tự ái.
-  Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân?  
*Vấn đề 3: Công dân với tình yêu-   Hôn nhân và gia đình           -  
-  Tình yêu là gì? Tình yêu chân chính có biểu hiện như thế nào? Những điều cần tránh  trong tình yêu.
-  Gia đình là gì? Các chức năng cơ bản của gia đình?
-  Hôn nhân là gì?  Điểm khác biệt chế độ hôn nhân ở nước ta hiệnnay khác với chế độ phong kiến.
*Vấn đề 4: Công dân với cộng đồng.
-   Cộng đồng và vai trò của cộng đồng
-   Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng
 * Vấn đề 5: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
-  Khái niệm lòng yêu nước và biểu hiện của lòng yêu nước
-  Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
*Vấn đề 6: Công dân với những vấn đề cấp thiết của nhân loại
  -   Những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay là gì? Vì sao chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề đó.
*Vấn đề 7: Tự hoàn thiện bản thân
-  Thế nào là tự nhận thức bản thân
-  Thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?Vì sao chúng ta phải tự hoàn thiện bản thân?  
 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập.
4.1. Tổng kết
GV: Nhấn mạnh và khắc sâu một số nội dung cơ bản.
4.2. Hướng dẫn học tập.
Hs: chuẩn bị bài ở nhà tốt để kiểm tra học kỳ đạt kết quả cao.
.......................................................................................................................................................................                                                                         
Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ II                                                                                                                                            
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
  -   Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.
  -   Đánh giá được kĩ năng, kĩ xảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.
  -   Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.   
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:Tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ  cao
1.Công dân  với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nêu được thế nào là lòng yêu nước, biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam.
Hiểu được ý nghĩa, biểu hiện của nhân nghĩa.
Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng Tổ quốc.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1/3
0.5
5%
1/3
1.5
15%
1/3
1.0
10%
1
3.0
30%
2.Công dân với cộng đồng.
Nêu được khái niệm nhân nghĩa.
Biểu hiện của nhân nghĩa.
Liên hệ bản thân
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1/3
1.0
        10%
1/3
1.0
           10%
1/3
1.0
             10%
1
3.0
30%
3.Công dân với những vấn đề cấp thiết của nhân loại.
Nêu được những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay
Liên hệ trách nhiệm của công dân -   học sinh vào việc giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1/2
1.0
10%
1/2
1.0
10%
1
2.0
20%
4. Tự hoàn thiện bản thân
Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2.0
20%
1
2.0
20%
Tống số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1/3 +1/3 +1/2
2.5
25%
1/3 +1/3
2.5
30%
1/3+ 1/3 +1
4.0
35%
1/2
1.0
10%
4
10.0
100%
IV. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (3điểm): Lòng yêu nước là gì? Biểu hiện của lòng yêu nước? Em hãy nêu trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng tổ quốc?
Câu 2 (3điểm): Nhân nghĩa là gì? Biểu hiện của nhân nghĩa? Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, mỗi học sinh cần phải làm gì?
Câu 3 (2 điểm): Những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay là gì? Em có suy nghĩ và việc làm như thế nào về các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà trường tổ chức?
Câu 4 (2 điểm): Để tự hoàn thiện bản thân, em cần phấn đấu rèn luyện như thế nào theo các yêu cầu đạo đức xã hội?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Lòng yêu nước là gì? Em hãy nêu trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng tổ quốc.   
3.0
* Khái niệm: Là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc.
0, 5
*Biểu hiện của lòng yêu nước
+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước
+ Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc
+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng
+ Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
+ Cần cù và sáng tạo trong lao động
1.5
*  Trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng tổ quốc.   
-   Xây dựng về kinh tế giàu mạnh
-   Xây dựng chế độ chính trị ổn định, phát huy được quyền làm chủ của công dân
-   Xây dựng xã hội bình đẳng, công bằng, dân chủ và tiến bộ.
1.0
Câu 2
Nhân nghĩa là gì? Biểu hiện của nhân nghĩa? Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, mỗi học sinh cần phải làm gì?
3.0
* Khái niệm:
Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
-   Ví dụ: Lá lành đùm lá rách ; thương người như thể thương thân   
* Biểu hiện:
+ Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.
+ Nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau.
+ Vị tha, bao dung, độ lượng.
*Mỗi  học sinh cần phải:
+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.
+ Quan tâm giúp đõ mọi người.
+ Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha.
+ Tích cực tham gia các hoạt động « Uống nước nhớ nguồn », « đền ơn đáp nghĩa »
+ Kính trọng biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
+ Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu 3
Những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay là gì? Em có suy nghĩ và việc làm như thế nào về các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà trường tổ chức?
2.0
- Học sinh nêu quan điểm, thái độ của mình.
Đồng tình với các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà trường tổ chức.
- Ý thức được đây là  những hoạt động cần thiết của học sinh trong trường trước ccác vấn đề cấp thiết của nhân loại nói chung, của Việt Nam nói riêng.
1.0
- Học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động của nhà trường tổ chức, phù hợp v với lứa tuổi: các hoạt động vệ sinh trường học, bảo vệ môi trường ở quê hương mình, hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS.
1.0
Câu 4
Để tự hoàn thiện bản thân, em cần phấn đấu rèn luyện như thế nào theo các yêu cầu đạo đức xã hội?
2.0
-   Những nội dung cần phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, chủ yếu tập trung vào 2 nội dung: về học tập, về rèn luyện đạo đức.
1.0
-   Xác định rõ biện pháp cần phấn đấu, rèn luyện.
1.0
......HẾT........

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_1_den_16.docx