Giáo án Giáo dục Công dân Lớp 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học - Năm học 2016-2017

Giáo án Giáo dục Công dân Lớp 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học - Năm học 2016-2017

I. Mục tiêu bài học

 Học xong bài, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:

 1. Về kiến thức

 Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

 2. Về kỹ năng

 - Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.

 - Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và xã hội.

 3. Về thái độ

 - Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

 - Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

 

docx 7 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục Công dân Lớp 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20
Ngày soạn: 17/2/2017
Ngày dạy: Lớp 10A Sỉ số:
Bài 11
MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
	Học xong bài, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
	1. Về kiến thức
	 Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
	2. Về kỹ năng
	 - Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.
	- Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và xã hội.
	3. Về thái độ
	- Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
	- Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
II. Tài liệu và phương tiện
	Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo Giáo dục công dân 10.
III. Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, giảng giải, phân tích, chứng minh.
IV. Trọng tâm: mục 1, 2, 3.
V. Tiến trình dạy học	
	1. Kiểm tra kiến thức đã học
	Câu 1. Thế nào là đạo đức? Hãy lấy một vài ví dụ về những chuẩn mực đạo đức mà em biết. Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người?
	Câu 2: Hãy nêu vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội?
	2. Giới thiệu bài mới 
	Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu “Quan niệm về đạo đức”. Ở tiết này và tiết sắp tới, chúng ta sẽ tìm hiểu về “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” (bài 11).
	3. Giảng bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động
học sinh
Nội dung
- Giải thích tựa bài:
+ Phạm trù: thực chất cũng là một khái niệm, nhưng là khái niệm chung nhất, khái quát nhất của một ngành khoa học. Còn khái niệm, đó là một hình thức tư duy của con người, phản ánh những thuộc tính chung, chủ yếu và bản chất nhất của các sự vật, hiện tượng (trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người).
+ Đạo đức học là nói đến một môn khoa học nghiên cứu về đạo đức, về những quy luật phát sinh, phát triển, tồn tại của đời sống đạo đức con người và xã hội. Nó xác lập nên hệ thống những khái niệm, phạm trù, những chuẩn mực đạo đức cơ bản, làm cơ sở cho ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của con người.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu phạm trù “nghĩa vụ”.
- Mục tiêu: học sinh nắm được khái niệm nghĩa vụ và thấy được nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay để thực hiện cho tốt.
- Cách tiến hành: sử dụng phương pháp vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
- Nêu ví dụ: Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. 
Khi đất nước bị xâm lăng, mọi người có trách nhiệm chiến đấu, lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc.
à Đó là nghĩa vụ. 
Vậy, nghĩa vụ là gì?
- Nhận xét, kết luận.
 - Gọi học sinh lấy thêm ví dụ.
- Nghĩa vụ là biểu hiện riêng chỉ có ở con người, trong khi đó con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng. Nghĩa vụ bao hàm: nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức. Để đảm bảo hài hoà những nhu cầu, lợi ích của các thành viên, xã hội đặt ra yêu cầu chung là làm theo quy định của đạo lý và luật pháp.
Một hành vi được xem là thực hiện nghĩa vụ đạo đức phải đặt trên cơ sở: tự giác (chủ thể hiểu rõ việc mình làm và mong muốn được làm với tất cả tình cảm chân thành, không quản gian khổ); vì cái thiện, cái tốt đẹp; và được tự do (hành vi được diễn ra trong điều kiện chủ thể hoàn toàn được tự do lựa chọn, không phụ thuộc vào hoàn cảnh bị ép buộc từ bên ngoài hoặc những động cơ vụ lợi từ bên trong). Thực hiện nghĩa vụ đạo đức cao cả là lẽ sống cao đẹp.
 - Trong thực tế, nhu cầu và lợi ích của cá nhân không phải lúc nào cũng phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn:
Ví dụ: Phải chặt bỏ đi một cây lưu niệm của nhà mình để xây dựng cột điện, kéo dây về làng; phải dọn nhà đi nơi khác để thành phố mở rộng đường; Tổ quốc bị xâm lăng, trong khi đó bản thân phải nuôi mẹ già, con nhỏ, cầm súng lên đường hay ở nhà
Khi đó, sự kết hợp hài hoà đòi hỏi (như phần nội dung):
- Theo các em, hiện nay thanh niên Việt Nam nói chung và bản thân các em nói riêng cần thực hiện những nghĩa vụ nào?
- Nhận xét, chốt lại.
+ Phải luôn có ý thức tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức bản thân (rèn luyện những phẩm chất đạo đức của người Việt Nam trong thời đại mới), học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chống lại cái xấu, cái ác trong xã hội như: trộm cướp, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, chủ nghĩa cá nhân
Xây dựng xã hội mới tốt đẹp là xây dựng thắng lợi CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Trước mắt, thực hiện mục tiêu của xã hội ta hiện nay: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
+ Phải xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng đắn để giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. 
+ Thái độ đúng đắn trong lao động hiện nay là một trong những thước đo để đánh giá nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về phạm trù “lương tâm”.(12 phút.)
- Đưa ra tình huống tham khảo: Biết bạn sợ thằn lằn, Nam bắt được con thằn lằn to, gói vào tờ giấy rồi bí mật đặt vào quyển tập của bạn vào đầu giờ ra chơi. Khi vào học, bạn gái lật tập ra, thấy gói giấy lạ vội lật ra xem, thấy thằn lằn và hoảng sợ ngã xuống sàn, tai nạn xảy ra. Trước hậu quả do hành vi nghịch ngợm của mình gây nên, Nam hối hận rất nhiều và tự hứa sẽ không làm như thế nữa.
à Ta nói bạn Nam còn có lương tâm. Vậy lương tâm là gì?
- Nhận xét, kết luận.
- Thực chất của lương tâm là tình cảm nghĩa vụ đạo đức. Có thể xem ý thức nghĩa vụ đạo đức là nền tảng, là cơ sở hình thành lương tâm của con người.
- Gọi học sinh cho ví dụ thêm về lương tâm.
- Nhận xét, lấy thêm ví dụ: Trên đường đi học về, An đã gặp một em bé bị lạc mẹ, đứng kêu khóc rất tội nghiệp. Em đã đưa em bé đến đồn công an gần nhất và nhờ các chú công an tìm giúp. Ta nói An có lương tâm.
- Lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái?
- Trạng thái thanh thản của lương tâm có được khi nào? Cho ví dụ.
- Nhận xét, kết luận.
- Cho ví dụ: Thấy nhà của anh A rất nghèo, con thì đang bị bệnh nặng, không đủ tiền để chữa trị, anh B liền cho anh A một số tiền và đi vận động nhân dân trong xóm ấp góp tiền để giúp đỡ gia đình anh A. Anh B cảm thấy rất vui vẻ vì mình đã làm một việc nhân đạo, có ích cho người khác.
- Trạng thái cắn rứt của lương tâm xảy ra khi nào? Cho ví dụ.
- Nhận xét, chốt lại:
- Cho ví dụ: Một sự kiện an ninh trật tự ở Long An (năm 2008), đứa em trai cãi nhau với anh ruột, trong lúc ẩu đả, đứa em đã vô ý dùng dao đâm anh ruột của mình rồi bỏ chạy. Khi hay tin anh chết vì nhác dao oan nghiệt của mình, giọt nước mắt của đứa em trai đã tuôn dài trên má vì hối hận.
- Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ (là người vô liêm sỉ), không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm, vô đạo đức. Ví dụ những kẻ chuyên cướp của giết người, buôn bán ma tuý, buôn người đáng bị lên án.
- Ở mục b, học sinh tự học và tự tổng kết những bài học cần thiết cho mình. Ba tiêu chí trong sách giáo khoa sẽ giúp học sinh định hướng quá trình tự học.
- Ví dụ: Tấm áo tặng bạn, góp tiền cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, giúp bạn vượt khó, giúp đỡ mọi người, tham gia chiến dịch mùa hè xanh
- Ví dụ: nghĩa vụ học tập, tu dưỡng đạo đức của người học sinh, rèn luyện sức khỏe, tôn trọng, chấp hành pháp luật, tham gia các hoạt động xây dựng xã hội, làm việc giúp gia đình
- Ví dụ: Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng trong các mối quan hệ tình cảm như: tình cảm gia đình, tình bạn, tình đồng chí, tình yêu đôi lứa, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương, đất nước.
- Trả lời.
- Ghi bài.
- Cho ví dụ.
- Ghi bài
- Trả lời.
- Ghi bài.
- Trả lời.
- Ghi bài.
- Cho ví dụ
- Trả lời.
- Trả lời.
- Ghi bài
 1. Nghĩa vụ 
a) Nghĩa vụ là gì?
* Khái niệm: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.
* Các yêu cầu của nghĩa vụ đạo đức:
+ Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên; phải biết hy sinh quyền lợi của mình (những giá trị thấp) vì quyền lợi chung (những giá trị cao).
+ Xã hội có trách nhiệm bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.
b) Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay (đọc thêm)
- Chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân, sống nhân ái, chan hòa với mọi người, chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, góp phần xây dựng một xã hội mới tốt đẹp
- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa
- Tự giác, tích cực, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2) Lương tâm
a) Lương tâm là gì? 
- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
- Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái:
+ Trạng thái thanh thản của lương tâm: khi con người luôn thực hiện những hành vi đạo đức, biết nhận ra và sửa chữa sai lầm của bản thân.
+ Trạng thái cắn rứt lương tâm: khi cá nhân có các hành vi sai lầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức và cảm thấy ăn năn, hối hận.
b) Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? 
Muốn giữ cho lương tâm được trong sáng, cần phải:
- Thường xuyên rèn luyện tư tưởng đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hàng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức.
- Tự nguyện thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân.
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng trong quan hệ giữa người với người.
	4. Luyện tập củng cố (10 phút)
- GV: Cho học sinh làm các bài tập:
	Bài tập 1: Phân tích trạng thái lương tâm của tình huống sau và nói rõ thái độ của em như thế nào?
	Tại ngã tư, một cụ già chống gậy qua đường nhưng bị ngã. Cùng lúc đó có ba em học sinh: An, Bảo, Bình cũng qua đường. An thấy thế nhưng bỏ đi thẳng qua đường và nghĩ “Không biết bà cụ ấy có sao không? Phải chi lúc nảy mình dừng lại, đỡ bà cụ lên và đưa bà cụ qua đường thì tốt rồi!”. Bảo thì dừng lại và đỡ bà cụ đứng lên rồi đưa bà qua đường. Bình thấy thế liền chế nhạo Bảo: “Đồ dư hơi, ai mượn mà làm,”, nhưng Bảo vẫn vui vẻ trả lời: “Tôi thấy mình đâu có mất bao nhiêu thời gian, công sức mà lại thấy vui vì được giúp đỡ người khác”.
	- HS: Trả lời:
	+ An có biểu hiện hối hận vì không giúp đỡ bà cụ, chứng tỏ An đang ở trong trạng thái bị cắn rứt lương tâm. Thái độ của em: thấy cách xử sự của An như vậy là chưa đúng, còn có lối sống ích kỷ, cá nhân, không giúp đỡ người khác, cần phải thay đổi, nhưng cũng thông cảm, mừng vì bạn còn có lương tâm.
	+ Bảo thì luôn giúp đỡ người khác, làm việc tốt, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, nên trạng thái lương tâm của bạn luôn thanh thản, trong sáng. Thái độ của em: ủng hộ, khen ngợi và nhận thấy mình cần phải học tập theo gương của bạn Bảo.
	+ Bình thì thờ ơ, vô cảm, không quan tâm, giúp đỡ người khác, có tư tưởng “sống chết mặc bay”, cũng không biết hối hận về lời nói, hành vi, cách cư xử của mình, nên đó là người vô lương tâm, đáng chê trách. 
	Bài 2: Sắp xếp thứ tự các yếu tố ở cột A và cột B:
A
B
1. Trẻ em đi học
a. Đóng thuế
2. Kinh doanh hàng hóa
b. Trường học và giáo viên
3. Sống tự do và hạnh phúc
c. Cha mẹ nuôi con
4. Chăm sóc, yêu thương
d. Bảo vệ Tổ quốc
	- HS: Trả lời: 1-b; 2-a;3-d;4-c
	- GV: Cho học sinh làm bài tập 1 sách giáo khoa trang 75.
	- HS: Trả lời:
	+ Bài tập 1 (SGK): Sống theo phương châm “Đèn nhà ai nấy rạng” là thiếu ý thức nghĩa vụ, thế hiện lối sống thiếu ý thức cộng đồng và lối sống ấy trong những hoàn cảnh cụ thể có lúc sẽ gây ra những hậu quả xấu cho xã hội và cho chính bản thân người đó.	
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_11_mot_so_pham_tru_co_b.docx