Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 10 - Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Nguyễn Thị Thanh

Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 10 - Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Nguyễn Thị Thanh

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

 Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.

 Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kĩ thuật các kiểu băng đơn giản.

2. Về kĩ năng

 Biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường.

 Băng được vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ.

3. Về thái độ

 Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật cấp cứu và băng bó vào trong thực tế cuộc sống.

 Sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM:

1. Nội dung:

 Cấp cứu ban đầu và các tai nạn thông thường:

 Bong gân

 Sai khớp

 Ngất

 Điện giật

 Ngộ độc thức ăn

 Chết đuối

 Say nóng, say nắng

 Nhiễm độc lân hữu cơ

 Băng vết thương:

 Mục đích

 Nguyên tắc băng

 Các loại băng

 Kĩ thuật băng vết thương

2. Nội dung trọng tâm:

 Để giúp học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu trứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng 1 số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện; hiểu được mục đích, nguyên tắc bang vết thương, các loại bang và kĩ thuật các kiểu bang cơ bản.

GV khái quát những nét chính về tai nạn thường gặp, làm cơ sở cho HS vận dụng các biện pháp cấp cứu ban đầu và băng bó vết thương có hiệu quả.

 

docx 45 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 10 - Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Nguyễn Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2
Môn học: Giáo dục quốc phòng – an ninh
BÀI GIẢNG
CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Đối tượng: Học sinh lớp 10 THPT
Người biên soạn: Nguyễn Thị Thanh 
Đơn vị: K39 GDQP - AN
HÀ NỘI - 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2
 PHÊ CHUẨN
 Ngày tháng năm 20
 GV hướng dẫn
Môn học: Giáo dục quốc phòng – an ninh
BÀI GIẢNG
BÀI 6: CẤP CỨU BÂN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Đối tượng: Học sinh lớp 10 THPT
Người biên soạn: Nguyễn Thị Thanh
Đơn vị: Lớp K39 GDQP – AN
HÀ NỘI - 2015
BÀI 6
CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY
MỤC TIÊU
Về kiến thức
Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kĩ thuật các kiểu băng đơn giản.
Về kĩ năng
Biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường.
Băng được vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ.
Về thái độ
Vận dụng linh hoạt các kĩ thuật cấp cứu và băng bó vào trong thực tế cuộc sống.
Sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
NỘI DUNG, TRỌNG TÂM:
Nội dung:
Cấp cứu ban đầu và các tai nạn thông thường:
Bong gân 
Sai khớp
Ngất
Điện giật
Ngộ độc thức ăn
Chết đuối
Say nóng, say nắng
Nhiễm độc lân hữu cơ
Băng vết thương:
Mục đích
Nguyên tắc băng
Các loại băng
Kĩ thuật băng vết thương
Nội dung trọng tâm:
 	Để giúp học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu trứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng 1 số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện; hiểu được mục đích, nguyên tắc bang vết thương, các loại bang và kĩ thuật các kiểu bang cơ bản.
GV khái quát những nét chính về tai nạn thường gặp, làm cơ sở cho HS vận dụng các biện pháp cấp cứu ban đầu và băng bó vết thương có hiệu quả.
THỜI GIAN
Tổng số: 5 tiết
Phân bố thời gian: 
Tiết 1: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường (mục 1, 2, 3, 4, 5 – SGK)
Tiết 2: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường (mục 6, 7, 8 – SGK); Băng vết thương (mục 1, 2, 3 – SGK)
Tiết 3: Quan sát GV và trợ giảng (nếu có) thực hiện động tác mẫu băng vết thương
Tiết 4: Luyện tập băng vết thương (mục 4 – SGK)
Tiết 5: Luyện tập băng vết thương ( mục 4 – SGK)
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
Tổ chức:
Lấy đội hình lớp để lên lớp
Lấy đội hình tổ để luyện tâp, thảo luận
Phương pháp:
Phương pháp của giáo viên:
Phương pháp thuyết trình
Thực hiện động tác theo 3 bước:
Bước 1: Làm nhanh.
Bước 2: Làm chậm từng động tác, vừa làm vừa phân tích.
Bước 3: Làm tổng hợp.
Phương pháp của học sinh: lắng nghe, quan sát, ghi chép.
ĐỊA ĐIỂM:
Lớp học, sân tập
VẬT CHẤT: 
Đối với giáo viên: sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan tới bài học, các loại băng ứng dụng.
Đối với học sinh: sách giáo khoa GDQP 10, vở, bút, trang phục theo quy định của môn học, băng gạt.
PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI GIẢNG
STT
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
VẬT CHẤT
GV
HS
I.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
6.
7.
8.
II.
1.
2.
3.
5.
4.
5.
6.
1.
2.
TIẾT 1:
CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG
Bong gân:
 Đại cương:
Hầu hết các khớp trong cơ thể là khớp động, các khớp tạo nên do các đầu xương áp sát vào nhau. Ở mỗi khớp bao giờ cũng có các dây chằng để tăng cường cho bao khớp và giữ thẳng góc cho hoạt động của khớp. Tùy khớp lớn hay bé, hoạt động nhiều hay ít mà dây chằng có cấu tạo khác nhau.
Bong gân là sự tổn thương của dây chằng xung quanh khớp do chấn thương gây nên. Các dây chằng có thể bong ra khỏi chỗ bám, bị rách hoặc đứt, nhưng không làm sai khớp
Cùng dính vào các dây chằng và phủ trong khớp là bao hoạt dịch chứa nhiều mạch máu và thần kinh. Do đó khi tổn thương dây chằng, đồng thời làm tổn thương các bao khớp, gây chảy máu và rất đau.
Các khớp thường bị bong gân là: khớp cổ chân, ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ tay.
Triệu chứng:
Đau nhức nơi tổn thương là triệu chứng quan trọng nhất và sớm nhất. Đau nhức khi cử động và khu trú vào một điểm, một vùng.
Sung nề to, có thể có vết bầm tím dưới da (do chảy máu).
Chiều dài chỉ bình thường, không biến dạng.
Vận động khó khan, đau nhức.
Tại lớp bị tổn thương có khi rất lỏng lẻo mà bình thường không có tình trạng đó.
Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng:
Cấp cứu ban đầu:
Băng ép nhẹ chống sung nề, giảm tình trạng chảy máu và góp phần cố định khớp.
Chườm lạnh, chườm đá bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp vào vùng khớp.
Bất động chỉ bong gân, cố định tạm thời bằng các phương tiện.
Trường hợp bong gân nặng, chuyển ngay đến các cơ sở y tế để cứu chữa bằng các phương pháp chuyên khoa.
Cách đề phòng:
Đi lại, chạy nhảy, luyện tập quân sự đúng tư thế.
Cần kiểm tra thao trường, bãi tập và các phương tiện trước khi lao động, luyện tập quân sự.
 Sai khớp
Đại cương:
Sai khớp là sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên.
Sai khớp thường xảy ra ở người lớn khi xương đã phát triển.
Các khớp dễ bị sai là: khớp vai, khớp khuỷu, khớp hang, khớp càng lớn khi sai khớp tình trạng càng nặng.
Triệu chứng
Đau dữ dội, liên tục nhất là lúc động vào khớp hay lúc nạn nhân cử động.
Mất vận động hoàn toàn, không gấp, duỗi được.
Khớp biến dạng, đây là dấu hiệu chắc chắn dễ nhận biết và rất có giá trị trong chuẩn đoán, đầu xương lồi ra, cá thể sờ thấy ở dưới da.
Chỉ tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại, thay đổi tùy theo vị trí từng loại khớp.
Sưng nề to quanh khớp.
Tím bầm quanh khớp (có thể gãy hoặc rạn xương quanh khớp).
Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
Cấp cứu ban đầu:
Bất động khớp bị sai, giữ nguyên tư thế sai lệch.
Chuyển ngay nạn nhân đến các cơ sở y tế để cứu chữa.
Cách đề phòng:
Trong quá trình lao động, luyện tập phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn.
 Cần kiểm tra độ an toàn, bãi tập và các phương tiện trước khi lao động, luyện tập.
Ngất
Đại cương
Ngất là tình trạng chết tạm thời, nạn nhân mất tri giác, cảm giác và vận động, đồng thời tim, phổi và hệ bài tiết ngừng hoạt động.
Cần phân biệt với hôn mê, mặc dù người hôn mê cũng mất tri giác, cảm giác, song tim, phổi, hệ bài tiết vẫn còn hoạt động.
Có nhiều nguyên nhân gây ngất: do cảm xúc quá mạnh. Chấn thương nặng, mất máu nhiều, ngạt (do thiếu oxi), người có bệnh tim, người bị say song, say nắng
Triệu chứng
Nạn nhân tự nhiên thấy bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần, chóng mặt, ù tai, ngã quỵ xuống bất tỉnh.
Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái.
Phổi có thể ngừng đập hoặc đập rất yếu, huyết áp hạ.
Thường nạn nhân bao giờ cũng ngừng thở trước rồi ngừng tim sau.
Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
Cấp cứu ban đầu:
Đặt nạn nhân ngay ngắn tại nơi thoáng khí, yên tĩnh, tránh tập trung đông người, kê gối (hoặc chăn, màn). Dưới vai cho đầu hơi ngửa ra sau.
Lau chùi đất cát, đờm, dãi (nếu có) ở mũi, miệng để khai thông đường thở.
Cởi cúc áo, quần, nới dây lung để máu dễ lưu thông.
Xoa bóp lên cơ thể, tát vào má, giật tóc mai, nếu có điều kiện cho ngửi ammoniac, giấm hoặc đốt quả bồ kết, thổi nhẹ cho khói bay vào hai lỗ mũi để kích thích, nếu nạn nhân hắt hơi được sẽ tỉnh lại.
Nếu nạn nhân đã tỉnh chân tay lạnh có thể cho uống nước gừng tươi, nước tỏi hòa với rượu và nước đã đun sôi.
Nếu nạn nhân chưa tỉnh nhanh chóng kiểm tra để phát hiện sớm dấu hiệu ngừng thở, tim ngừng đập như sau:
Vỗ nhẹ vào người, nếu nạn nhân không có phản ứng gì là mất tri giác, cảm giác và vận động.
Áp má vào mũi, miệng nạn nhân, nhìn xuôi xuống ngực, nếu thấy nồng ngực bụng không phập phồng, tai mũi, miệng không có hơi ấm, có thể thở rất yếu hoặc đã ngừng thở.
Bắt mạch ngay bẹn (hoặc mạch cảnh), nếu không thấy mạch đập, có thể là tim đã ngừng đập (thời gian kiểm tra không được kéo dài quá 1 phút).
Nếu xác định nạn nhân đã ngừng thở, tim ngừng đập, cần tiến hành ngay biện pháp: thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, cứ thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần (nếu có hai người thực hiện); hoặc thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần (nếu chỉ có một người thực hiện); phải làm khẩn trương, liên tục, kiên trì, khi nào nạn nhân thở được và tim đập lại mới dừng.
Cách đề phòng:
Phải đảm bảo an toàn, không để xảy ra tai nạn trong quá trình lao động, luyện tập.
Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng quá sức.
Phải rèn luyện sức khỏe thường xuyên, nên rèn luyện từ thấp đến cao, dễ đến khó, tạo cho cơ thể có them khả năng thích ứng dần với mọi điều kiện của môi trường.
Điện giật
Đại cương
Điện giật có thể làm tim ngừng đập, ngừng thở, gây chết người nếu không được cấp cứu kịp thời. Việc cứu sống nạn nhân chủ yếu do thân nhân, người xung quanh và chỉ có tác dụng trong những phút đầu, do đó mọi người cần phải biết cách cấp cứu điện giật.
Triệu chứng
Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt do điện cao thế.
Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phủ tạng do ngã.
Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
Cấp cứu ban đầu:
Khi còn nguồn điện phải nhanh chóng cắt cầu dao, bỏ cầu chì, dung sào đẩy dây điện khỏi người bị nạn. Nếu cầm tay, chân nạn nhân kéo ra, người cấp cứu phải đi guốc, giày, dép khô và dùng vật cách điện lót tay.
Khi đã tách khỏi nguồn điện, xem ngay tim nạn nhân còn đập không và còn thở không. Nếu không thở, tim không đập thì phải làm hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực ngay, trước đó có thể vỗ đập vùng tim, vùng ngực để kích thích.
Khi nạn nhân đã thở được và tim đã đập lại thì nhanh chóng chuyển đến bệnh viện gần nhất. Có thể vừa chuyển trên xe vừa làm hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
Cách đề phòng:
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về sử dụng điện.
Các thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn.
Các ổ cắm điện phải đặt xa tầm với của trẻ em.
Ngộ độc thức ăn
Đại cương
Ngộ độc thức ăn thường gặp ở những nước nghèo, chậm phát triển và các nước nhiệt đới. Ngộ độc thức ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
Ăn phải nguồn thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn như thức ăn ôi, thiu, thịt sống, tái, thịt hộp hỏng; rau sống, hoa quả ngấm thuốc trừ sâu, nguồn nước bị ô nhiễm
Ăn phải nguồn thực phẩm có chứa sẵn chất độc như nấm độc, sắn
Ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng tùy thuộc cơ địa từng người như tôm, cua, dứa
Ở nước ta, ngộ độc thức ăn thường xảy ra vào mùa hè, gây nên những vụ dịch nhỏ, tản phát, có liên quan đến các tập thể như đơn vị bộ đội, nhà trẻ, trường học, nhà máy Cũng có khi gây thành vụ dịch lớn do môi trường bị ô nhiễm nặng.
Triệu chứng
Người bị nhiễm độc thức ăn thường xuất hiện với ba hội chứng điển hình là:
Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc: Sốt 38 – 390 C, rét run, nhức đầu, mệt mỏi, có khi mê sảng, co giật, hôn mê.
Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa: Đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi lan tỏa khắp ổ bụ ...  tác dụng ngăn cản, hạn chế vi khuẩn từ môi trường xung quanh xâm nhập vào vết thương, góp phần làm cho vết thương mau lành.
Cầm máu tại vết thương
Máu có ở khắp cơ thể sẽ theo vết thương ra ngoài, nhất là các vết thương giập nát lớn, máu chảy nhiều, nếu được băng ép chặt sẽ hạn chế việc mất máu, góp phần tạo cho cơ thể chóng hồi phục.
Giảm đau đớn cho nạn nhân
Vết thương khi đã băng, chống được sự cọ sát, va quệt gây đau đớn, làm cho vết thương được yên tĩnh trong quá trình vận chuyển.
Nguyên nhân băng 
Băng kín băng hết các vết thương
Khi băng các vết thương phải bình tĩnh quan sát, kiểm tra kĩ để băng cho đúng chỗ bị thương, không bỏ sót vết thương, nhất là khi băng trong điều kiện trời tối hoặc khi có nhiều người bị thương.
Băng chắc (đủ độ chặt)
Không băng lỏng vì quá trình vận chuyên sẽ làm băng dễ tuột, phải băng đủ chặt để bảo vệ vết thương, nhưng cũng không băng quá chặt gây cản trở quá trình lưu thông máu.
Trước hết phải cởi, xắn quần, áo để bộc lộ vết thương, dùng băng đã diệt khuẩn để băng, không dùng các vật bẩn đắp phủ lên vết, không băng trực tiếp vào quần, áo người bị thương.
Băng sớm, băng nhanh
Phải băng ngay sau khi bị thương, tốt nhất là người bị thương tự băng, hoặc người xung quanh băng giúp. Băng càng sớm càng hạn chế được sự ô nhiễm và mất máu tại vết thương.
Phải băng nhanh để khẩn trương đưa người bị thương về các tuyến y tế cứu chữa.
Không làm ô nhiễm thêm vết thương. Tránh sai sót kĩ thuật như dùng tay bẩn sờ vào vết thương hoặc dùng lá cây, vải bẩn đắp phủ lên vết thương.
Các loại băng
Có nhiều loại băng được sử dụng để băng vết thương như băng cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng bốn dải
Băng cá nhân: là loại băng đã diệt trùng, có sẵn gạc bông và băng. Ngoài cùng là lớp vải cao su hoặc nhựa tổng hợp được dán kín để bảo vệ cho băng không bị thấm nước và nhiễm khuẩn; giữa là lớp giấy bọc, trong cùng là một cuộn băng dài khoảng 4m, 1 kim băng và 2 miếng gạc.
Băng cuộn: là loại băng vải xô mềm hoặc vải mỏng mềm. Băng cuộn thường có kích thước rộng từ 6 – 8 cm, dài từ 4 – 5 m.
Băng tam giác: là loại băng làm bằng vải vài hình tam giác có đính ba giải ở 3 góc. Băng tam giác có nhiều kích thước khác nhau, loại thường dùng có kích thước chiều dài 1m, chiều cao 0,5 m. Băng tam giác có ưu điểm là băng nhanh, băng được nhiều bộ phận trên cơ thể bị thương nhưng có nhược điểm là băng không chặt nên tác dụng cầm máu kém.
Tổng kết
Khái quát lại những nội dung chủ yếu của tiết học, nhấn mạnh những nội dung trong tâm.
Củng cổ nội dung bài học.
Nhận xét tiết học và đánh giá kết quả tiết học của HS.
TIẾT 3
Kĩ thuật băng vết thương
Các kiểu băng cơ bản
Có nhiều kiểu băng khác nhau: băng vòng xoắn, băng số 8, băng chữ nhân, băng vành khan, băng đầu Trong điều kiện cần băng ngay cho người bị thương tại nơi bị thương, bị nạn đòi hỏi phải sử dụng những kiểu băng đơn giản, nhanh chắc.
Thực tế thường áp dụng một số kiểu băng cơ bản sau:
Băng vòng xoắn: là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình xoắn lò xo.
Đặt đầu ngoài cuộn băng ở dưới vết thương (sau khi đã đặt miếng gạc phủ kím vết thương), tay trái giữ đầu cuộn băng, tay phải cầm cuộn băng ngửa lên trên.
Đặt 2 vòng đầu tiên đè lên nhau để giữ chặt đầu băng, cuốn nhiều vòng cho đến khi kín toàn bộ vết thương.
Cố định vòng cuối của băng bằng cách: gài kim băng, xé đôi đầu cuộn băng hoặc gấp một vòng ngược lại tạo thành hai dải để buộc ở phía trên vết thương.
Băng vòng xoắn đơn giản, dễ băng, chủ yếu để băng các đoạn chi hình trụ có các vòng tương đối đều nhau, băng sẽ không bị tuột.
Băng số 8: là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình số 8, có 2 vòng đối xứng. Băng số 8 phức tạp hơn băng vòng xoắn, nhưng chắc và thích hợp khi băng ở nhiều vị trí khác nhau như vai, nách, mông, bẹn, khuỷu, gối, gót chân Tùy vị trí vết thương mà cách đưa cuộn băng theo từng hình số 8 khác nhau.
Trong tất cả các kiểu băng, bao giờ vòng băng sau cũng đè lên 2/3 vòng băng trước, cuốn các vòng băng theo hướng từ dưới lên trên, cách đều nhau và chặt vừa phải.
Thông thạo hai kiểu băng này sẽ dễ dàng băng được tất cả các bộ phận của cơ thể.
Áp dụng cụ thể các kiểu băng.
Có nhiều loại băng được sử dụng để băng vết thương: Băng cuộn, băng cá nhân, băng bốn dải, song băng cuộn hoặc băng cá nhân có thể sử dụng để băng tất cả các bộ phận của cơ thể, từ chỗ phức tạo nhất.
Băng các đoạn chi: băng cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân thường vận dụng kiểu băng vòng xoắn hoặc băng số 8.
Băng cẳng chân:
Đặt 2 vòng đè lên nhau để cố định đầu băng.
Đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo kiểu vòng xoắn hoặc số 8.
Buộc hoặc gài kim băng để cố định vòng cuối của băng.
Có thể gấp mảnh vải, khan vuông, thành hình tam giác hay cánh én, sau đó đặt thẳng sát với các đoạn chi, cuốn như cuốn xà cạp rồi buộc cố định.
Băng vai, nách: vận dụng kiểu băng số 8.
Băng vai:
Đặt hai vòng cố định đầu tiên của băng ở đầu trên cánh tay bị thương (sát hõm nách)
Đưa cuộn băng đi theo hình số 8, 2 vòng cuốn dưới 2 nách, bắt chéo nahu ở dưới vùng vai bị thương.
Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng.
Có thể gấp mảnh vải, khan vuông thành hình cánh én phủ vào vai bị thương, đường gấp ở dưới, hai cánh én hướng lên trên; vòng 2 đầu băng gấp buộc quanh cánh tay, đưa 2 cánh én ra trước ngực và sau lưng rồi buộc ở nách bên lành.
Băng mông, bẹn: vận dụng như băng vai, nách.
Băng vùng gối – gót chân – vùng khuỷu: vận dụng kiểu băng số 8.
Băng vùng gối:
Đặt 2 vòng qua gối (xương bánh chè) để cố định đầu băng.
Đưa cuộn băng cuốn quanh gối 2 vòng đi dần lên phía trên, 1 vòng đi dần xuống phía dưới gối cho đến khi kín vết thương.
Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng.
Băng gót chân, vùng khuỷu giống băng vùng gối.
Băng vùng kheo, nếp khuỷu: vận dụng kiểu băng số 8
Băng vùng kheo:
Đặt 2 vòng ở đầu trên cẳng chân, cố định đầu băng.
Đưa cuộn băng bắt chéo qua kheo lên trên gối, băng vòng tròn qua khoe xuống cẳng chân, cứ băng liên tiếp như vậy cho đến khi kín vết thương.
Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng.
Băng nếp khuỷu giống như băng khoeo.
Băng bàn chân, bàn tay: vận dụng kiểu băng số 8
Băng vùng chân: 
Đặt 2 vòng cố định theo hình số 8, vòng sau cổ chân và bắt chéo ở mu bàn chân.
Băng bàn tay giống như băng bàn chân nhưng đường bắt chéo của băng là ở gan bàn tay.
Băng vùng đầu, mặt, cổ: 
Băng trán: vận dụng kiểu băng vòng tròn hình vành khăn.
Đặt 2 vòng cố định đầu băng từ trước trán ra sau gáy.
Đưa cuộn băng đi theo vòng tròn quanh trước trán và sau gáy sao cho đường băng ở trước trán nhích dần từ trên xuống dưới, đường băng ở sau gáy nhích dần từ dưới lên trên.
Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng.
Băng 1 bên mắt: vận dụng kiểu băng số 8.
Đặt 2 vòng cố định đầu băng từ trước trán ra sau gáy.
Đưa cuộn băng 1 vòng quanh trán, 1 vòng bắt chéo qua mắt bị thương, băng liên tiếp như vậy cho đến khi kín vết thương.
Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối của băng.
Băng đầu kiểu quai mũ: vận dụng kiểu băng số 8
Trường hợp lòi não ra ngoài, không được nhét vào bên trong vết thương, phải cuốn gạc thành vòng tròn như vành khăn bao quanh vết thương, phủ gạc kín vết thương.
Buộc đầu ngoài của băng vào vai trái làm điểm tựa.
Đưa cuộn băng vắt ngang đầu, từ trái sang phải, làm 1 vòng xoắn ở mang tai phải ( đường chuẩn)
Đưa cuộn băng đi 1 vòng tròn quanh đầu ( đường cố định) 
Lần lượt đưa các đường băng qua đầu từ phải sang trái và từ trái sang phải, xoắn qua 2 đầu băng ở hai bên mang tai, các đường băng nhích dần từ đường giữa đỉnh đầu ra trước trán và sau gáy cho đến khi kín đầu.
Buộc đầu cuối của băng với đầu băng chờ ở vai trái qua mũi dưới cằm như quai mũ.
Băng đầu kiểu quai mũ dễ làm, chỉ cần một cuộn băng, nhưng chắc chắn nhưng không bị tuột băng.
Có thể gấp mảnh vải, khăn vuông thành hình tam giác, đặt cạnh huyền ngang trước trán, đỉnh vắt qua đầu ra sau gáy rồi buộc ở phía trước trán.
Luyện tập
GV tổ chức luyện tậ cho HS
GV trực tiếp sửa sai HSD
Tổng kết
Khái quát lại những nội dung chủ yếu của tiết học, nhấn mạnh những nội dung trọng tâm.
Củng cố nội dung bài học.
Nhận xét tiết học 
TIẾT 4 + 5: LUYỆN TẬP
Phổ biến kế hoạch luyện tập:
Nội dung luyện tập:
Băng vết thương tại các đoạn chi: cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân.
Băng vai, nách.
Băng vùng gối, gót chân, vùng khuỷu.
Băng bàn chân, bàn tay.
Băng vùng đầu, mặt, cổ.
Tổ chức: Luyện tập theo tổ học tập.
Phương pháp: tổ học tập đứng thành hàng ngang, từng cá nhân nghiên cứu động tác, sau đó mỗi nhóm 3 HS (1 người thực hiện động tác băng vết thương, 1 người đóng giả nạn nhân và 1 người kiến tập) thay phiên nhau làm động tác băng vết thương trên cơ thể bạn mình với từng nội dung các kiểu băng.
Kí, tín hiệu luyện tập:
Một hồi còi bắt đầu luyện tập;
Hai hồi còi nghỉ giải lao;
Ba hồi còi về vị trí tập trung.
Tổng kết
GV khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh những nội dung trọng tâm, mà nhiều HS còn hay mắc phải khi thực hiện động tác băng vết thương.
Hướng dẫn nội dung về nhà ôn tập.
Nhận xét, đánh giá tiết học, kiểm tra vật chất, trang bị, thu rác tại vị trí luyện tập.
 45’
8’
8’
8’
8’
8’
5’
45’
8’
9’
8’
5’
5’
5’
5’
45’
20’
45’
40’
5’
GV vào bài, giới thiệu qua nội dung bài học.
GV trình bày các nội dung theo thứ tự:
Đại cương
Triệu chứng
Các biện pháp cấp cứu ban đầu
Cách đề phòng
GV có thể nêu các ví dụ cụ thể để HS hiểu
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài để củng cố nội dung bài học, tổng kết kiến thức
GV trình bày các nội dung theo thứ tự: 
+ Đại cương
+ Triệu chứng
+ Các biện pháp cấp cứu ban đầu
+ Cách đề phòng
GV nêu các ví dụ để HS hiểu
GV nêu được ý nghĩa của mục đích băng vết thương
Sau khi nếu được các nguyên tắc băng vết thương, GV cần nêu được ý nghĩa của nguyên tắc này.
Khi giới thiệu các loại băng GV cần đưa vật chất hoặc tranh ảnh cho HS dùng hình.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài để củng cố nội dung bài học
GV trình bày theo 3 bước:
+ Bước 1: làm nhanh
+ Bước 2: làm chậm từng động tác, vừa làm vừa phân tích.
Bước 3: làm tổng hợp.
GV chia các tổ về từng vị trí luyện tập
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài để củng cố nội dung bài học, tổng kết kiến thức
GV tiến hành luyện tập, chia vị trí luyện tập cho các tổ.
Nhấn mạnh những nội dung trọng tâm của bài.
Đánh giá, nhận xét tiết học của HS
Chú ý lắng nghe, ghi chép bài đầy đủ, liên hệ thực tế bản thân và mọi người xung quanh.
Chú ý lắng nghe
Chú ý lắng nghe, ghi chép bài đầy đủ, liên hệ thực tế bản thân và mọi người xung quanh.
Chú ý lắng nghe, ghi chép bài đầy đủ
HS lắng nghe
HS lắng nghe, quan sát GV thực hiện động tác mẫu.
HS sau tiến hành luyện tập
HS lắng nghe
Chú ý lắng nghe và tiến hành luyện tập theo sự sắp xếp của GV
HS lắng nghe.
Giáo án
SGK GDQP – AN 10
Mô hình tranh vẽ nội dung bài học
Giáo an 
SGK GDQP AN 10
Mô hình tranh ảnh
Các loại băng cá nhân
Các loại băng
Giáo án 
SGK GDQP AN 10 
Các loại băng cá nhân
Giáo án
SGK GDQP AN 10
Các loại băng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_lop_10_bai_6_cap_cuu.docx