I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Nắm chắc những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự. Xác định rõ trách nhiệm đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành chương trình giáo dục quốc phòng với kết quả tốt
2. Thái độ:
- Chấp hành đầy đũ các quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự, sẵn sang nhập ngũ, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động quốc phòng ở nhà trường, ở địa phương và xây dựng quân đội.
- Xây dựng niềm tự hào và trân trọng truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng phục vụ trong ngạch dự bị động viên.
II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
1. Nội dung: I. Sự cần thiết ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự
II. Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự.
- Trách nhiệm của học sinh
2. Trọng tâm: II. Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự.
- Trách nhiệm của học sinh
III. THỜI GIAN
Tổng số tiết: 4 (Tiết PPCT: 3 - 6)
Tiết 1: Sự cần thiết ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự, giới thiệu khái quát về luật.
Tiết 2: Những quy định chung, chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ.
Tiết 3: Phục vụ tại ngũ trong thời bình, xủ lý vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự.
Tiết 4: Trách nhiệm của học sinh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2 Môn học: giáo dục quốc phòng- an ninh BÀI GIẢNG LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH Đối tượng: học sinh lớp 11 THPT Người biên soạn: NGUYỄN VĂN LÔC Đơn vị: LỚP K39 GDQP HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2 PHÊ CHUẨN Ngày tháng năm 20 GV hướng dẫn Môn học: giáo dục quốc phòng- an ninh BÀI GIẢNG LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH Đối tượng: học sinh lớp 11THPT Người biên soạn: NGUYỄN VĂN LỘC Đơn vị: LỚP K39 GDQP- AN HÀ NỘI, 2015 PHẦN 1. Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Nắm chắc những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự. Xác định rõ trách nhiệm đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành chương trình giáo dục quốc phòng với kết quả tốt 2. Thái độ: - Chấp hành đầy đũ các quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự, sẵn sang nhập ngũ, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động quốc phòng ở nhà trường, ở địa phương và xây dựng quân đội. - Xây dựng niềm tự hào và trân trọng truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng phục vụ trong ngạch dự bị động viên. II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM 1. Nội dung: I. Sự cần thiết ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự II. Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự. - Trách nhiệm của học sinh 2. Trọng tâm: II. Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự. - Trách nhiệm của học sinh III. THỜI GIAN Tổng số tiết: 4 (Tiết PPCT: 3 - 6) Tiết 1: Sự cần thiết ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự, giới thiệu khái quát về luật. Tiết 2: Những quy định chung, chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ. Tiết 3: Phục vụ tại ngũ trong thời bình, xủ lý vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự. Tiết 4: Trách nhiệm của học sinh IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức - Lên lớp: Lấy lớp làm đơn vị học tập. - Lấy tổ học tập làm đơn vị để thảo luận bài. 2. Phương pháp a. Giáo viên: - Thuyết trình giảng giải các vấn đề, đặt vấn đề cho học sinh thảo luận và đưa ra kết luận, đưa ra các dẫn chứng để thuyết phục. b. Học sinh - Lắng nghe, ghi chép đầy đũ. - Tích cực trong thảo luận và đưa ra kết luận V. ĐỊA ĐIỂM - Sân trường THPT VI. VẬT CHẤT - Giáo án, sgk, tài liệu có liên quan đến nội dung bài PHẦN 2: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI STT NỘI DUNG THỜI GIAN PHƯƠNG PHÁP VẬT CHẤT GIÁO VIÊN HỌC SINH Tiết 1: sự cần thiết ban hành Luật nghĩa vụ quân sự, giới thiệu khái quát về luật. I, SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ 1, Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hung cách mạng của nhân dân Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là lịch sử của một dân tộc có truyền thống kiên cường , bất khuất chống giặc ngoại xâm. Lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc nên luôn được toàn dân chăm lo xây dựng. Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu nên được sự tham gia ủng hộ của toàn dân. Từ khi thành lập đến nay, Quân đội nhân dân càng chiến đấu càng trưởng thành và đã hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, chúng ta đã xây dựng quân đội bằng chế độ tình nguyện tòng quân và chế độ nghĩa vụ quân sự. Chế độ tình nguyện tòng quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã phát huy tác dụng trong những thời kì lịch sử đó và góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng quân đội. Kế thừa và phát huy thắng lợi của chế độ tình nguyện tòng quân, năm 1960, miền bắc bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự. Năm 1976, cả nước cùng thực hiện nghĩa vụ quân sự nên phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. 2, Thực hiên quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Điều 77 hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam khẳng định; “ Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vịu quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân” Đối với công dân, bảo vệ tổ quốc vừa là quyền vừa là nghĩa vụ, do vậy mỗi công dân có bổn phận phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đó. 3, Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ hàng đầu của quân đội nhân dân là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân, đồng thời có nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước Luật nghĩa vụ quân sự quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong thời bình để xây dựng lực lượng dự thường trực, đồng thời xây dựng, tích lũy lực lượng dự bị ngày càng hung hậu sẵn sàng động viên trong mọi tinh huống cần thiết, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay. II, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ 1, giới thiệu khái quát về Luật Giới thiệu khái quát về luật + Giáo viên giới thiệu: Luật NVQS gồm: Lời nói đầu, 11 chương, 71 điều. Bố cục: Chương 1: Gồm 11 điều: Những quy định chung. Chương 2: Gồm 5 điều: Việc phục vụ tại ngũ của sĩ quan và binh sĩ. Chương 3: Gồm 4 điều: Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ. Chương 4: Gồm 16 điều: Việc nhập ngũ và xuất ngũ. Chương 5: Gồm 8 điều: Việc phục vụ của sĩ quan binh sĩ dự bị. Chưong 6: Gồm 4 điều: Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp. Chương 7: Gồm 9 điều: nghiũa vụ và quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị. Chương 8: Gồm 5 điều: Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự Chương 9: Gồm 6 điều: Vịệc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên. Chưong 10: Gồm 1 điều: Xử lý vi phạm. Chương 11: Gồm 2 điều: Điều khoản cuối cùng 45 phút - Thuyết trình kết hợp đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời, kết hợp tranh ảnh và kiến thức có liên quan Học sinh lắng nghe giáo viên giảng, chú ý tham gia đóng góp xây dựng bài, lắng nghe giáo viên giải thích câu hỏi nếu có Giáo án, tài liệu có liên quan Tiết 2: Những quy định chung, chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ Tiết 3: những quy định chung, chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ a. Những quy định chung. * Một số khái niệm: - NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong quân đội nhân dân việt nam. Làm nghĩa vụ quân sự gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong nghạch dự bị. +Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ . +Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.. +Công dân làm nghĩa vụ quân sự (tại ngũ và dự bị ) tuổi đời từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi. * Nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị. - Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân và nhà nước CHXHCN việt nam. Nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam XHCN và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. - Tôn trọng quyền làm chũ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. - Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nứơc, điều lệnh điều lệ của quân đội . - Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu. *Những nghĩa vụ quân nhân nói lên bản chất cách mạng của quân đội, của mỗi quân nhân và yêu cầu họ phải luôn trao dồi bản chất cách mạng đó. - Mọi quân nhân ( tại ngũ và dự bị ) trong thời gian tập trung làm nhiệm vụ có quyền và nghĩa vụ của công dân. - Mọi công dân nam: không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hoá hay nơi cư trúcó nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân việt nam. - Do phụ nữ có đặc điểm về thể chất và sinh hoạt, khó hoạt động trong quân đội nên luật quy định: “Công dân nữ trong độ tuổi từ18-40 có chuyên môn cần cho quân đội , trong thời bình phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luỵện. Nếu tự nguyện có thể được phục vụ tại ngũ. Trong thời chiến: Theo quy định của chính phủ, công dân nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp”. Chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ. - Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng. - Huấn luyện quân sự phổ thông ( giáo dục quốc phòng ). - Đào tạo cán bộ nhân viên có chuyên môn kỹ thuật cho quân đội . - Đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam giới đủ 17 tuổi - nhằm nắm chắc lực lượng để gọi thanh niên nhập ngũ năm sau. - Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng. c. Phục vụ tại ngũ trong thời bình. - Lứa tuổi gọi nhập ngũ là nam công dân từ đủ 18 tuổi -> hết 25 tuổi ( tuổi nhập ngũ tính theo ngày tháng năm sinh). * Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình: + Hạ sĩ quan binh sĩ là 18 tháng. + Đối với hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan binh sĩ trên tàu hải quân là 24 tháng. + Vi ệc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan binh sĩ do bộ trưởng bộ quốc phòng quy định, thời gian đào ngũ không tính vao thời gian phục vụ tại ngũ. * Những người sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: + Người có anh, chị em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ. + Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo xa xôi do chính phủ quy định. + Người đang học ở các trường phổ thông dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, công an, đại học do chính phủ quy định. + Người đi xây dựng ở vùng kinh tế mới trong 3 năm đầu. * Những người sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình: + Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1. Con của bệnh binh hạng 1 + Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ. + Một con trai của thương binh hạng 2. + Thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, cán bộ các tổ chức chính trị xã hội đã phục vụ từ 24 tháng trở lên ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu. * Chế độ chính sách đối vớ hạ sĩ quan binh sĩ phục vụ tại ngũ: + Được đảm bảo cung cấp kịp thời, đủ định lượng đúng chất lượng về lương thực thực phẩm,quân trang thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, được đảm bảo chỗ ở, phụ cấp hàng tháng và nhu cầu về văn hoá tinh thần phù hợp với tính chất, nhiệm vụ trong quân đội. + Từ 2 năm trở đi được nghỉ phép ,từ tháng thứ 19 trở đi được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng, từ tháng thứ 25 được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng.Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác. Được tính nhân khẩu ở gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở hoặc đất canh tác. + Đựơc hưởng chế độ ưu tiên mua vé đi lại bằng các phương tiện giao thông. + Được ưu đãi về bưu phí. d. Xử lý các vi phạm luật NVQS. - Xử lý các vi phạm luật NVQS nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và triệt để của pháp luật. - Người nào vi phạm các quy định về đăng ký NVQS, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, lợi dụng chức quyền, quyền hạn để làm trái hoặc cản trở việc thực hiện các quy định trên đây hoặc vi phạm các quy định khác của luật NVQS thì tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà bị xử lí ký luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 45 phút 45 phút Giáo viên giới thiệu khái quát về luật Giúp học sinh hiểu được phục vụ tại ngũ trong thời bình và xử lý các vi phạm pháp luật Giáo viên bổ trợ cho học sinh vướng mắc Giáo viên cùng học sinh xây dựng bài từ những kiến thức của học sinh Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, đóng góp ý kiến cho bài học thêm sinh động Lắng nghe giáo viên trả lời câu hỏi Sách giáo khoa, tài liệu có liên quan Tiết 4: những quy định chung, chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ. 3, trách nhiệm của học sinh a. Học tập QS, chính trị, rèn luyện thể lực do nhà trường tổ chức. - Điều 17 luật NVQS quy định: “Việc huấn luyện quân sự(QS ) phổ thông cho HS – SV ở các trường thuộc chương trình chính khoá, hiệu trưởng các trường có trách nhiệm tổ chức, huấn luyện QSphổ thông cho thanh niên ở các cơ sở mình”. - Nội dung huấn luyện QS phổ thông do bộ trưởng bộ quốc phòng quy định. * Trách nhiệm của HS đang học ở các trường: + Phải học tập xong chương trình GDQP theo quy định. + Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập rèn luyện, phấn đấu đạt kết quả cao. + Kết hợp học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức đã học vào việc xây dựng nếp sống văn minh chấp hành đầy đủ các quy định trong luật NVQS. b. Chấp hành những quy định về đăng ký NVQS. - Tuổi đăng ký NVQS: Mọi công dân nam đủ 17 tuổi trong năm. Vào tháng 4 hàng năm theo lệnh gọi của chỉ huy quân sự quận, huyện. - Ý nghĩa của việc đăng ký NVQS : + Đăng ký NVQS để nắm tình hình bản thân, gia đình học sinh. Giúp cho việc tuyển chọn, gọi nhập ngũ chính xác. + Đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện luật NVQS. + Học sinh phải đăng ký kê khai đầy đủ chính xác đúng thời gian quy định. c. Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ: - Trách nhiệm của cơ quan - Trách nhiệm của HS: + Đi kiểm tra và khám sức khoẻ theo giấy gọi của ban chỉ huy quân sự huyện. + Đi đúng thời gian, địa điểm theo quy định trong giấy gọi. + Khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ, phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám. d. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ. - Trách nhiệm của cơ quan. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày. - Trách nhiệm của công dân được gọi nhập ngũ: + Phải có mặt đúng thời gian địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ. + Công dân nào kkhông thể đúng thời gian phải có giấy chứng nhận của uỷ ban nhân dân. + Công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị xử lý theo điều 69 của luật NVQS vẫn nằm trong diện gọi nhập ngũ cho đến hết 35 tuổi. 45 phút Giáo viên thuyết trình, giảng giải kết hợp tài liệu Cuối bài giáo viên nhận xét, rút ra buổi học Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên giảng, tích cực tham gia xây dựng bài Sgk, tài liệu có liên quan. Sách tham khảo
Tài liệu đính kèm: