Giáo án Hình học 10 tiết 1, 2, 3: Các định nghĩa

Giáo án Hình học 10 tiết 1, 2, 3: Các định nghĩa

CHƯƠNG I: VECTƠ

Tiết thứ 1 §1. CÁC ĐỊNH NGHĨA (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu khái niệm vectơ, vectơ-không, độ dài vectơ, hai vectơ cùng phương,

- Biết được vectơ-không cùng phương và cùng hướng với mọi vectơ.

2. Kĩ năng:

- Chứng minh được hai vectơ bằng nhau.

3. Thái độ:

- Rèn luyện tư duy lôgic và trí tưởng tượng không gian.

- Cẩn thận, chính xác trong lập luận và vẽ hình.

II. Chuẩn bị :Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, thước kẻ

 Học sinh: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập

 

doc 6 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1269Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 10 tiết 1, 2, 3: Các định nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy.
Lớp –Vắng
CHƯƠNG I: VECTƠ
Tiết thứ 1 §1. CÁC ĐỊNH NGHĨA (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm vectơ, vectơ-không, độ dài vectơ, hai vectơ cùng phương,
- Biết được vectơ-không cùng phương và cùng hướng với mọi vectơ.
2. Kĩ năng:
- Chứng minh được hai vectơ bằng nhau.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tư duy lôgic và trí tưởng tượng không gian.
- Cẩn thận, chính xác trong lập luận và vẽ hình.
II. Chuẩn bị :Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, thước kẻ
 Học sinh: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập
III. Tiến trình bài dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (Không)
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm vectơ 
Giáo viên
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1(sgk-trang 4)
và giới thiệu ý nghĩa của các mũi tên đó
- Giới thiệu khái niệm đoạn thẳng có hướng
- Nêu khái niệm vectơ
Câu hỏi: Vectơ khác với đoạn thẳng như thế nào ?
- Nêu các cách kí hiệu của vectơ và cách vẽ vectơ
- Yêu cầu học sinh thực hiện hđ 1(sgk-trang 4) để củng cố khái niệm
Học sinh
- Quan sát hình 1.1(sgk-trang 4) và hiểu ý nghĩa của các mũi tên đó
- Ghi nhớ khái niệm đoạn thẳng có hướng
- ghi nhớ khái niệm vectơ và trả lời câu hỏi
- Ghi nhớ các cách kí hiệu của vectơ và cách vẽ vectơ
- Thực hiện hđ 1(sgk-trang 4) để củng cố khái niệm
Hoạt động 2: Khái niệm vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng
Giáo viên
- Giới thiệu khái niệm giá của một vectơ
- Yêu cầu học sinh thực hiện hđ 2(sgk-trang 5)
- Nêu khái niệm vectơ cùng phương
- Yêu cầu học sinh nhận xét hướng của các cặp vectơ cùng phương trong hđ2(sgk-trang 5)
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hướng của hai vectơ khi chúng cùng phương
- Nêu điều kiện cần và đủ để ba điểm thẳng hàng và hướng dẫn học sinh chứng minh
- Yêu cầu học sinh thực hiện hđ 3(sgk-trang 6)
Học sinh
- Ghi nhớ khái niệm giá của một vectơ
- Thực hiện hđ 2(sgk-trang 5)
- Ghi nhớ khái niệm vectơ cùng phương
- Nhận xét hướng của các cặp vectơ cùng phương trong hđ2(sgk-trang 5) và trả lời câu hỏi
- Ghi nhớ điều kiện cần và đủ để ba điểm thẳng hàng và chứng minh theo hướng dẫn
- Thực hiện hđ 3(sgk-trang 6)
1. Khái niệm vectơ
* Định nghĩa: Vectơ là một đoạn thẳng có hướng
(nghĩa là: trong hai điểm mút của đoạn thẳng, đã chỉ rõ điểm nào là điểm đầu, điểm nào là điểm cuối)
* Vectơ có điểm đầu A và điểm cuối B kí hiệu là 
* Vectơ còn được kí hiệu là 
* Một vectơ được hoàn toàn xác định khi biết điểm đầu và điểm cuối của nó
2. Vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng
* Giá của vectơ: là đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó
* Định nghĩa: Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau
* Hai vectơ cùng phương có thể cùng hướng hoặc ngược hướng
* Ví dụ:
Các cặp vectơ cùng phương là: và 
Các cặp vectơ cùng hướng là:
Các cặp vectơ ngược hướng là:
* Nhận xét: Ba điểm A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi hai vectơ và cùng phương
3. Củng cố: Các khái niệm
 - Khái niệm vectơ
 - Hai vectơ cùng phương, cùng hướng
 - Điều kiện cần và đủ để ba điểm thẳng hàng
4. BTVN: Bài 2(sgk-trang 7)
Ngày dạy.
Lớp –Vắng
Tiết thứ 2 §1. CÁC ĐỊNH NGHĨA (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Hiểu khái niệm vectơ, vectơ-không, độ dài vectơ, hai vectơ cùng phương, hai vectơ bằng nhau.
- Biết được vectơ-không cùng phương và cùng hướng với mọi vectơ.
2. Kĩ năng:
- Khi cho trước điểm A và vectơ , dựng được điểm B sao cho 
3. Thái độ:
- Rèn luyện tư duy lôgic và trí tưởng tượng không gian.
- Cẩn thận, chính xác trong lập luận và vẽ hình.
II. Chuẩn bị :Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, thước kẻ
 Học sinh: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập
III. Tiến trình bài dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa vectơ ? Hai vectơ được gọi là cùng phương khi nào ?
 Áp dụng: Bài 2(sgk-trang 7)
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ3: Khái niệm hai vectơ bằng nhau
Gv: Nêu khái niệm độ dài cuat một vectơ và kí hiệu
Hs:Ghi nhớ khái niệm độ dài cuat một vectơ và kí hiệu
Gv: Nêu khái niệm vectơ đơn vị
-Hs:- Ghi nhớ khái niệm vectơ đơn vị
Gv: Nêu khái niệm hai vectơ bằng nhau và nhấn mạnh điều kiện cần và đủ để hai vectơ bằng nhau
- Yêu cầu học sinh thực hiện HĐ 4
- Nêu ứng dụng của hai vectơ bằng nhau trong bài toán dựng hình
Hs:- Ghi nhớ khái niệm hai vectơ bằng nhau và điều kiện cần và đủ để hai vectơ bằng nhau
- Thực hiện HĐ 4
- Ghi nhớ ứng dụng của hai vectơ bằng nhau trong bài toán dựng hình
3. Hai vectơ bằng nhau
* Độ dài vectơ: Là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó
* Kí hiệu: Độ dài của vectơ là 
Vậy 
* Vectơ đơn vị: là vectơ có độ dài bằng 1
* Hai vectơ bằng nhau nếu chúng cùng hướng và cùng độ dài
Vậy 
* Ví dụ: Cho hình lục giác đều ABCDEF
Các vectơ bằng với vectơ là: 
* Chú ý: Cho vectơ và điểm O bất kì, luôn tìm được duy nhất điểm A sao cho 
Hoạt động 4: Khái niệm vectơ – không
Giáo viên
- Giới thiệu khái niệm vectơ – không và kí hiệu
- Nêu các quy ước về phương, hướng, độ dài của vectơ – không
Học sinh
- Ghi nhớ khái niệm vectơ – không và kí hiệu
- Ghi nhớ các quy ước về phương, hướng, độ dài của vectơ – không
4. Vectơ – không
* Vectơ – không là vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau
* Ví dụ : các vectơ đều là những vectơ – không
* Kí hiệu: 
* Quy ước:
 - Vectơ – không cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ
 - Vectơ – không có độ dài bằng 0
3. Củng cố: Các khái niệm
 - Vectơ là một đoạn thẳng có hướng
 - Hai vectơ cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau
 - Hai vectơ cùng phương có thể cùng hướng hoặc ngược hướng
 - Hai vectơ bằng nhau nếu chúng cùng hướng và cùng độ dài
 - Vectơ – không là vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau
 Bài tập:Gọi C là trung điểm AB. Các khẳng định sau đây đúng hay sai ?
 a) và cùng hướng (S)
 b) và cùng hướng (Đ)
 c) và ngược hướng (Đ)
 d) (S)
 e) (Đ)
 f) (Đ)
4. BTVN: Bài 3, 4 (sgk-trang 7)
Ngày dạy.
Lớp –Vắng
Tiết thứ 3 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu khái niệm vectơ, vectơ-không, độ dài vectơ, hai vectơ cung phương, hai vectơ bằng nhau.
- Biết được vectơ-không cùng phương và cùng hướng với mọi vectơ.
2. Kĩ năng:Chứng minh được hai vectơ bằng nhau.
- Khi cho trước điểm A và vectơ , dựng được điểm B sao cho 
3. Thái độ: Rèn luyện tư duy lôgic và trí tưởng tượng không gian.
- Cẩn thận, chính xác trong lập luận và vẽ hình.
II. Chuẩn bị :Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, thước kẻ
 Học sinh: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập
III. Tiến trình bài dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ:Câu hỏi: Hãy nhắc lại các khái niệm đã học trong bài ? 
 2. Luyện tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Xét mối quan hệ giữa các vectơ
Gv:- Gọi một học sinh đứng tại chỗ trả lời bài tập 1 (sgk-trang 7)
- Yêu cầu các học sinh khác nhận xét
- Lưu ý học sinh điều kiện 
=> ? Hãy nêu cách chứng minh hai vectơ cùng phương, cùng hướng ?
Hs:Một học sinh đứng tại chỗ trả lời bài tập 1 (sgk-trang 7)
- Các học sinh khác nhận xét
- Ghi nhớ điều kiện 
- Trả lời câu hỏi
HĐ 2:Ứng dụng điều kiện bằng nhau của hai vectơ vào bài toán dựng hình
Gv:Gọi 1 học sinh lên bảng giải bài tập 3 SGK
- Yêu cầu các học sinh khác nhận xét
Hs:
Một học sinh lên bảng giải bài tập 3 (sgk-trang 7)
- Các học sinh khác nhận xét
Bài 1: Cho ba vectơ 
a) cùng phương với và cùng phương (Đ)
b) cùng ngược hướng với và cùng hướng (Đ)
c) (S)
Bài 3: CMR tứ giác ABCD là hình bình hành khi và chỉ khi 
 ABCD là hình bình hành thì 
D
A
C
B
Vì ABCD là hình bình hành nên AB = CD và hai vectơ và cùng hướng nên
 thì ABCD là hình bình hành
Vì nên AB = CD và AB // CD nên tứ giác ABCD là hình bình hành
3. Củng cố: Chọn phương án trả lời đúng
Câu 1: Cho ngũ giác ABCDE. Số các vectơ khác vectơ có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của ngũ giác bằng
A. 10
B. 16
C. 20
D. 25
Câu 2: Cho lục giác đều ABCDEF. Số các vectơ cùng phương với có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của lục giác bằng
A. 11
B. 12
C. 13
D. 14
Câu 3: Cho hình thoi ABCD có , cạnh AB = 1. Độ dài của vectơ bằng
A. 
B. 1
C. 
D. 
Câu 4: Cho hình bình hành ABCD. Dựng . Ta có
 A. 
 B. 
 C. 
 D. 
4. Dặn dò : Xem trước bài “Tổng và hiệu của hai vectơ”

Tài liệu đính kèm:

  • docHH 10 tiet 123.doc