Giáo án Hóa 10 - Học kì II - Trà Thị Thanh Vân

Giáo án Hóa 10 - Học kì II - Trà Thị Thanh Vân

I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

1. Kiến thức

Biết được:

- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.

- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.

- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.

2. Kĩ năng

- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.

- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.

- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.

 

doc 58 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1361Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa 10 - Học kì II - Trà Thị Thanh Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 37 
 NS :
 ND:
Chương 5 Bài 21 KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
Biết được:
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.
2. Kĩ năng
- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.
- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.
II. Trọng tâm
- Mối liên hệ giữa cấu hình lớp electron ngoài cùng, độ âm điện, bán kính nguyên tử... với tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
III. Phương pháp, phương tiện
	Đây là dạng bài khái quát về nhóm nguyên tố, GV sử dụng linh hoạt các phương pháp suy diễn, qui nạp. 
IV. Chuẩn bị
	- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Bảng 5.1 SGK.
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định
2. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 
GV: Yêu cầu học sinh quan sát nhận diện nhóm VIIA ở HTTH. Hãy cho nhận xét về vị trí các nguyên tố halogen. Đọc tên, kí hiệu nguyên tố 
Hoạt động 2
GV: cho học sinh - Viết cấu hình electron của nguyên tố clo? - Số electron ngoài cùng? - Ghi sự phân bố electron vào các obitan? Suy ra, cấu tạo nguyên tử các halogen
Hoạt động 3 
GV: hướng dẫn học sinh viết công thức electron và công thức cấu tạo của Cl2. 
GV: yêu cầu học sinh viết công thức electron, công thức cấu tạo của X2 (suy từ Cl2 đã học) em hãy cho biết liên kết hóa học trong X2 ? 
GV: thông báo năng lượng liên kết X - X không lớn ® phân tử X2 dễ tách thành 2 nguyên tử.
Hoạt động 4
GV: cho học sinh quan sát bảng 11, hướng dẫn học sinh nhận xét rút ra qui luật biến đổi tính chất các halogen từ F ® I 
Hoạt động 5
GV: hướng dẫn học sinh căn căn cứ vào cấu tạo lớp electron ngoài cùng ở vỏ nguyên tử, năng lượng liên kết X - X, độ âm điện và bán kính nguyên tử để rút ra nhận xét.
 *ns2 np5 ® 
 *7e ngoài cùng ® 
 *độ âm điện lớn, lớn nhất là
 *bán kính nguyên tử và độ âm điện giảm từ F đến I.
I. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn 
 Nhóm VIIA : Flo (F) , Clo (Cl) , Brom (Br) , Iot (I) , Atatin (At) gọi là halogen , đứng kế cuối chu kì
	At được điều chế nhân tạo bằng các phản ứng hạt mhân.
	Nhóm halogen chỉ xét và học : Flo, Clo, Brom, Iot
II. Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo nguyên tử
	- Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 np5
	- Ở trạng thái cơ bản, các halogen có 1 electron độc thân	
	- Nguyên tử F không có phân lớp d , các halogen còn lại có phân lớp d
Công thức electron : 
Công thức cấu tạo : 	 X - X
Năng lượng liên kết X-X không lớn nên phân tử X2 dễ tách thành 2 nguyên tử 
III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT
1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất:
Đi từ Flo đến Iot
	- Trạng thái tập hợp: rắn, lỏng, khí
	- Màu sắc : đậm dần 
	- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần
	- Flo không tan trong nước vì phân hủy rất mạnh, các halogen khác tương đối ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. 
2. Sự biến đổi độ âm điện 
·Độ âm điện tương đối lớn
·Đi từ Flo đến iot độ âm điện giảm dần
·Flo có độ âm điện lớn nhất nên trong tất cả hợp chất chỉ có số oxi hóa -1. Các halogen khác ngoài số oxi hóa -1 còn có +1,+3,+5,+7
3. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất :
	†Các halogen có cấu hình tương tự nên các halogen có điểm giống nhau về tính chất hóa học của đơn chất cũng thành phần và tính chất.
	†Dễ nhận electron :
	 X 	+ 	1e ® 	X- 
	  ns2 np5 	 ns2 np6 
	†Có độ âm điện lớn, độ âm điện F(3,98) là lớn nhất
	†Từ F đến I, bán kính ä , độ âm điện æ
Kết luận :
	Halogen là phi kim điển hình, là chất oxi hóa mạnh, tính oxi hóa æ từ F đến I	 	
3. Củng cố
Nhấn mạnh tính oxi hóa của halogen, dựa vào kiến thức về cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học để giải thích một số qui luật đã biết để phục vụ các bài học tới và để giải bài tập 
Cho 2 học sinh trả lời bài tập 1, 2, 3 trang 96 SGK. Đáp án : 1B, 2C, 3B 
4. Dặn dò
	Học sinh xem trước bài 22. Làm bài tập 5, 6, 8 trang 96 SGK
Tiết PPCT: 38 
 NS :
 ND:
 Bài 22 ClO
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử .
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
II. Trọng tâm
Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh
III. Phương pháp, phương tiện
	- Nghiên cứu SGK.
	- Hợp tác nhóm nhỏ
IV . Chuẩn bị
	- Nội dung trên vi tính.
- Thí nghiệm với: 	· 2 lọ thủy tinh chứa đầy khí clo.
	· Dây Fe, đèn cồn, kẹp sắt 
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày sự biến đổi tính chất của các nguyên tố halogen
3. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
GV: cho học sinh quan sát lọ chứa khí clo và đọc ở SGK về trạng thái / màu / mùi / khối lượng riêng .
GV: Thông báo thế nào là nước clo và tác dụng sinh lí của khí clo
Hoạt động 2
GV: cho học sinh viết cấu hình electron của clo. Đặt vấn đề đạt trạng thái bền bằng cách nào, thể hiện tính chất gì ? 
GV gợi nhớ liên kết ion trong NaCl và cho học sinh viết phương trình phản ứng 
GV: thực hiện thí nghiệm Fe cháy trong khí clo. Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và ghi phương trình phản ứng .
Hoạt động 3
GV: nhấn mạnh điều kiện phản ứng giữa H2 và Cl2 (ở nhiệt độ thường, trong tối phản ứng không xảy ra) . Với tỉ lệ mol tác chất 1:1 , hỗn hợp 2 khí này gặp lửa sẽ nổ
Hoạt động 4
GV: yêu cầu học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng , tính số oxi hóa của clo trước và sau phản ứng, ghi rõ vai trò của clo trong phản ứng hóa học đó
Hoạt động 5
GV dặt vấn đề về tính phi kim của các halogen ® độ mạnh tính oxi hóa giữa các halogen, trạng thái tự nhiên.
Hoạt động 6
GV cho học sinh đọc ở SGK trang 99, rồi ghi tóm lược
Hoạt động 7
GV cho học sinh đọc ở SGK trang 99, rồi ghi tóm lược
GV trong tự nhiên clo có tồn tại ở dạng đơn chất không ?
Hoạt động 8
GV nhấn mạnh nguyên tắc điều chế khí Cl2 (sử dụng hình 5.4 trang 100 SGK)
I. Lí tính
	- Điều kiện thường, clo là chất khí, mùi xốc, nặng hơn không khí (d = = 2,5) 
	- t hóa lỏng = -33,6oC , t hóa rắn = -101,0oC
	- Tan vừa phải trong nước (dung dịch Cl2 trong nước gọi là nước clo). Tan nhiều trong dung môi hữu cơ 
	¨Khí clo rất dộc, phá hủy niêm mạc
 II. Hóa tính
1. Tác dụng với kim loại 
	2 + 2 ® 2
 chất khử 	chất oxi hóa 
	2 + 32 ® 2
 chất khử 	chất oxi hóa 
2. Tác dụng với H2, với phi kim 
 2 + 2 2­ DH =-184,6kJ
chất khử chất oxi hóa 
3. Tác dụng với nước 
	Cl2 + H2O H + HO
chất tự oxi hóa khử	axit clohidric axit hipoclorơ
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
	+ Clo có 2 đồng vị bền và 
	+ Trong tự nhiên clo tồn tại dưới dạng muối clorua (chủ yếu)
	Ví dụ: NaCl ; KCl ; MgCl2 
IV. ỨNG DỤNG
	a- Sát trùng nước sinh hoạt, nước ở bể bơi. Tẩy trắng vải, giấy.
	b- Sản xuất các chất hữu cơ: cacbon tetraclorua, dicloetan, thuốc diệt côn trùng; chất dẻo như P.V.C., cao su tổng hợp, sợi tổng hợp
	c- Nguyên liệu sản xuất chất tẩy trắng, sát trùng như : nước Javel, clorua vôi Sản xuất hóa chất vô cơ như HCl, KClO3 	
V. ĐIỀU CHẾ
	Dựa trên nguyên tắc oxi hóa ion Cl-.
	2Cl- ¾® Cl2 + 2e
1. Trong phòng thí nghiệm 
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O 
2KMnO4 + 16HCl ® 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
2. Trong công nghiệp 
	Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn
2NaCl +2H2O2NaOH + H2­ + Cl2­ 
3. Củng cố
- Cl2 là phi kim hoạt động mạnh, là chất oxi hóa mạnh.
- Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa HCl bởi MnO2 , KMnO4 , KClO3 .Cho học sinh viết phương trình phản ứng KClO3 + HCl 
- bài tập về nhà: 1 ® 7(SGK trang 101) 
4. Dặn dò - Làm BT SGK và SBT
	 - Chuẩn bị bài “ Hidro Clorua - Axit Clohidric và Muối Clorua”
Tiết PPCT: 39, 40 
 NS :
 ND:
Bài 23 HIĐROCLORUA – AXIT CLOHIĐRIC 
 MUỐI CLORUA
I. Chuẩn kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức
Biết được: 
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric).
- Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.
- Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử .
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl.
- Viết các PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit HCl. 
- Phân biệt dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác.
- Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng . 
II. Trọng tâm
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua và axit clohiđric.
- Nhận biết ion clorua.
III. Phương pháp, phương tiện
	Dùng phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp với thí nghiệm trực quan
IV. Chuẩn bị 
	- Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm điều chế HCl , tính tan HCl ­ trong H2O , phân biệt 4 dung dịch HCl , H2SO4 loãng , NaCl , Na2SO4 
	- Sơ đồ điều chế HCl trong phòng thí nghiệm.
V. Hoạt động dạy học
	1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
a. Giải thích tại sao clo là chất oxi hóa mạnh. Cho 2 ví dụ chứng tỏ clo có tính oxi hóa mạnh.
b. Cho 2 ví dụ chứng tỏ clo có tính khử
c. Viết 2 phương trình phản ứng điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và 1 phản ứng điều chế HCl trong công nghiệp
	3. Tổ chức hoạt động dạy và học
Tiết 1 nên đề nghị dừng lại ở hoạt động 3
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
GV đặt vấn đề : Liên kết trong HCl là liên kết thuộc loại gì?
GV: thông báo tính chất của HCl­ khô 
GV làm thí nghiệm về tính tan khí HCl trong nước, phát vấn
	*hiện tượng 
	*vì sao nước phun
	*vì sao quì tím đổi màu
Hoạt động 2
GV: yêu cầu học sinh quan sát bình chứa dd HCl đặc khi được mở nút.
Hoạt động 3
GV: thông báo tính chất chung của dd HCl và yêu cầu học sinh viết các phương trình phản ứng với oxit bazơ ,bazơ , muối cacbonat , kim loại đồng thời ghi số oxi hóa của clo trong các hợp chất.
Hoạt động 4 
K2Cr2O7 , MnO2 với HCl đặc
GV: viết sơ đồ K2Cr2O7 tác dụng với HCl đặc và MnO2 tác dụng với HCl đặc . ... c sản phẩm không tác dụng với nhau. Dùng 1 mũi tên để chỉ chiều phản ứng 
2. Phản ứng thuận nghịch 
	Ví dụ: Cl2 + H2O HCl + HClO 
Kết luận: Trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo 2 chiều trái ngược nhau gọi là phản ứng thuận nghịch. Chiều mũi tên từ trái sang phải là chiều phản ứng thuận, chiều mũi tên từ phải sang trái là chiều phản ứng nghịch
3. Cân bằng hóa học 
Xét phản ứng thuận nghịch sau: 
	H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) 
Ở trạng thái cân bằng, phản ứng không dừng lại, mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng với tốc độ bằng nhau (vt = vn) và đây là cân bằng động
Kết luận: Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
Ví dụ: 	 0,786 mol/lít HI
 0,500 mol/lít H2 được 0,107 mol/lít H2 
 0,500 mol/lít I2 	 0,107 mol/lít I2 
II. SỰ CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG HÓA HỌC
1. Thí nghiệm 
	Hai ống nghiệm có nhánh (a) và (b) được nạp đầy khí NO2 (nâu đỏ) được nối nhau bằng ống nhựa mềm với khóa K. 
	Đóng khóa K, hạ nhiệt độ ống nghiệm (a), thấy màu ống (a) nhạt hơn ống (b) Þ trong (a) nồng độ N2O4 tăng, nồng độ NO2 giảm 
	2NO2 	 	 N2O4 
	 (màu nâu đỏ)	(không màu)
2. Định nghĩa 
Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng. 
IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG HÓA HỌC
1. Ảnh hưởng của nồng độ 
Xét hệ cân bằng sau:
	C(r) + CO2 (k) 2CO (k)
với KC = 
Khi thêm CO2 vào hệ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận. Hiện tượng sẽ xảy ra tương tự khi lấy bớt khí CO ra khỏi hệ
Vậy : khi tăng hoặc giảm nồng độ một chất trong cân bằng, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm nồng độ của chất đó.
2. Ảnh hưởng của áp suất 
Xét hệ cân bằng sau:
	 N2O4 	 	 2NO2 
	1 mol	2 mol
với KC = 
Khi tăng p chung của hệ , cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (làm giảm số mol của hệ)
Vậy : khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng, thì bao giờ cân bằng cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm áp suất đó.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ 
	Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt:
	CaO + H2O ® Ca(OH)2 DH = -65kJ
còn phản ứng thu nhiệt kèm theo kí hiệu DH có giá trị dương:
	CaCO3 CaO + CO2 DH = 178kJ
Xét:
	 N2O4 	 	 2NO2 DH = 58kJ > 0
không màu	màu nâu đỏ
Vậy : khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là chiều làm giảm tác dụng của việc tăng nhiệt độ và khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt, chiều làm giảm tác dụng của việc giảm nhiệt độ.
Nguyên lí Le Châterlier (Lơ Sa-tơ-li-ê)
	Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.
4. Vai trò của chất xúc tác 
	Chất xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch. chất xúc tác làm cho cân bằng được thiết lập nhanh chóng hơn
V. Ý NGHĨA CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC TRONG SẢN XUẤT HÓA HỌC
Ví dụ 1: FeS2 ® SO2 ® SO3 ® H2SO4 
2SO2(k) + O2(k) 2SO3 ; DH = -198kJ<0
Điều kiện tốt nhất: t oC không được cao
	tăng nồng độ O2 (dùng dư không khí)
 Ví dụ 2: tổng hợp NH3 
N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ; DH = -92kJ<0
Điều kiện tôt nhất: p càng cao càng tốt, t oC vừa phải , có xúc tác 
3. Củng cố: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học
4. Dặn dò: Làm các bài tập SGK, chuẩn bị bài “Luyện tập”
Tiết PPCT: 66, 67
 NS :
 ND:
Bài 39 
LUYỆN TẬP
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG & CÂN BẰNG HÓA HỌC
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức 
Tốc độ phản ứng và các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng hóa học. Cân bằng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng. 
 	2. Kĩ năng
- Xác định được chiều phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt. Xác định trạng thái của chất trong phản ứng. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học.
- Vận dụng tốt kiến thức về chuyển dịch cân bằng.
II. Trọng tâm
Nắm vững tốc độ phản ứng và các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng hóa học. Cân bằng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng. 
III. Phương pháp, phương tiện
	- Gợi nhớ, nêu và giải quyết vấn đề
	- Học sinh trình bày phương hướng và giải quyết vấn đề 
	- Hoạt động hợp tác nhóm nhỏ 
	- GV chia bài tập phối hợp thành các đơn vị vấn đề để giải quyết 
IV. Chuẩn bị
	GV	hệ thống hóa kiến thức
	HS: chuẩn bị bài tập trước ở nhà
V. Hoạt động dạy học
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học
3. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 
GV: tổ chức cho học sinh liên hệ đến phản ứng xảy ra cực nhanh hoặc chậm trong đời sống Þ tốc độ phản ứng
GV đặt vấn đề có cách nào, yếu tố nào làm thay đổi tốc độ 
*Giải bài tập số 3 trang 168 SGK
*Vận dụng lí thuyết có được giải bài tập số 4 trang 168 SGK
 Hoạt động 2
GV: đặt vấn đề khi nào phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học? yêu cầu học sinh phát biểu cân bằng hóa học 
Hoạt động 3
GV: yêu cầu học sinh trình bày các yếu tố làm chuyển dịch cân bằng 
HS: trình bày
khi Ö nồng độ 
khi Ö nhiệt độ 	
khi Ö áp suất
GV chốt lại
Hoạt động 4
 Học sinh tham gia giải bài tập 
*Giải bài tập số 5/168
phản ứng thuận nghịch đã cho là phản ứng thu nhiệt Þ 
ænồng độ CO2 hoặc H2O thì cân bằng sẽ chuyển dich theo chiều thuận 
*Giải bài tập số 6/169
Điều gì sẽ xảy ra khi:
a/tăng dung tích bình phản ứng 
b/thêm CaCO3 vào bình 
c/lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng 
d/thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng 
e/tăng nhiệt độ 
*Giải bài tập số 1
A.Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất (sai)
B.Nước iải khát được nén khí CO2 vào ở áp suất cao hơn sẽ có độ chua (độ axit) lớn hơn
C.Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn
D.Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí 
*Giải bài tập số 2
A.lấy bớt PCl5 ra:  chiều 2
B.thêm Cl2 vào: chiều 2
C.giảm nhiệt độ : chiều 2
D.tăng nhiệt độ :  chiều 1 
Hoạt động 5
 Bài tập số 7
Cả 5 phản ứng các chất đều ở thể khí. Do đó, khi giảm dung tích của bình phản ứng thì làm tăng áp suất chung của hệ® cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng có số mol ít hơn
A, E chuyển dịch theo chiều nghịch 
C chuyển dịch theo chiều thuận
B, D không chuyển dịch
1. Tốc độ phản ứng 
	Tốc độ phản ứng: độ biến thiên nồng độ của một chất bất kỳ trong một đơn vị thời gian. 
	Tốc độ phản ứng tăng khi:
+tăng nồng độ chất phản ứng (thường)
+tăng áp suấtchất phản ứng (chất khí)
+tăng nhiệt độ phản ứng (thường)
+tăng diện tích bề mặt chất phản ứng
+có mặt chất xúc tác 
Bài tập số 3
Bài tập số 4
a)Fe + CuSO4 (2M, 25oC)
Fe + CuSO4 (4M, 25oC)	có V lớn hơn
b)Zn + CuSO4 (2M, 25oC)
Zn + CuSO4 (2M, 50oC)	có V lớn hơn
c)Zn(hạt) + CuSO4 (2M)
Zn(bột) + CuSO4 (2M)	có V lớn hơn
d)2H2 + O2 2H2O 
2H2 + O2 2H2O 	có V lớn hơn
2. Cân bằng hóa học 	
	Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch bằng nhau 
 3. Sự chuyển dịch cân bằng 
	Là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác khi do tác động của yếu tố bên ngoài
Nguyên lí Le Châtelier: Khi thay đổi yếu có ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng hóa học , cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó.
Bài tập số 5
2NaHCO3r Na2CO3r+ CO2(k)+ H2O(k) DH>0 	 
Chuyển hóa nhanh và hoàn toàn NaHCO3 thành Na2CO3 phải:
- đun nóng
- hút CO2 , H2O ra ngoài 
 Bài tập số 6
CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k) DH>0
a)[CO2]æ :cân bằng chuyển dịch theo chiều 1
b)không ảnh hưởng vì CaCO3(r)
c)không ảnh hưởng đến cân bằng vì CaO (r)
d)[CO2]æ :cân bằng chuyển dịch theo chiều 1
e)toC Ö : cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt, tức chiều 1
 Bài tập số 1
A. sai
B. đúng
C. đúng
D. đúng
 Bài tập số 2
PCl5(k) PCl3(k) + Cl2(k) DH>0
	Yếu tố nào làm tăng lượng PCl3 trong cân bằng 
Đáp án D: tăng nhiệt độ 
Bài tập số 7
A) CH4 + H2O CO + 3H2 	
	 chuyển dịch theo chiều nghịch
B) CO2 + H2 CO + H2O 	
	 không chuyển dịch 
C) 2SO2 + O2 2SO3 
	chuyển dịch theo chiều thuận
D) 2HI + H2 + I2 
	 không chuyển dịch
E) N2O4 2NO2 
	 chuyển dịch theo chiều nghịch
	4. Dặn dò
Chuẩn bị bài “ Ôn tập học kì II”
Tiết PPCT: 68, 69
 NS :
 ND:
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức 
Củng cố lại
¨Tính chất vật lí, tính chất hóc học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo, clo, brom, iot và một vài hợp chất của chúng.
 ¨Tính phi kim, oxi hóa của oxi lớn hơn lưu huỳnh . 
 ¨Hai dạng thù hình của oxi. 
 ¨Tính chất hóa học cơ bản của hợp chất của S phụ thuộc vào số oxi hóa của S. 
 ¨Tốc độ phản ứng và các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng hóa học. Cân bằng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng. 
Kĩ năng
Viết phương trình hoá học của phản ứng, giải các bài tập có liên quan
II. Trọng tâm
Nắm vững các kiến thức lí thuyết đã học để giải các bài tập.
III. Phương pháp, phương tiện
	- Gợi nhớ, nêu và giải quyết vấn đề
	- Học sinh trình bày phương hướng và giải quyết vấn đề 
	- Hoạt động hợp tác nhóm nhỏ 
	- GV chia bài tập phối hợp thành các đơn vị vấn đề để giải quyết 
IV. Chuẩn bị
	GV:	hệ thống hóa kiến thức ở học kì II
	HS: ôn lai toàn bộ kiến thức học kì II, chuẩn bị bài tập trước ở nhà
V. Hoạt động dạy học
	1. Ổn định lớp
2. Tổ chức hoạt động dạy và học
A. TỔNG KẾT CHƯƠNG V NHÓM HALOGEN
Các halogen
F
Cl
Br
I
Độ âm điện 
Tính oxi hóa
	 3,98	 3,16	 2,96	 2,66
Tính oxi hóa giảm dần.
Phản ứng 
với H2 
F2+H2 2HF
Cl2+H22HCl 
Br2+H22HBr
I2 + H2 2HI
Phản ứng 
với H2O 
2F2 + H2O 
¾® 4HF + O2 
Cl2 + H2O 
 HCl + HClO 
Br2 + H2O 
 HBr+ HBrO 
Hầu như không tác dụng 
Các 
dung dịch 
HX
	 HF	 HCl 	 HBr 	 HI
Tính axit và tính khử tăng dần
Các 
hợp chất của clo với oxi
NaClO , CaOCl2 có tính oxi hóa mạnh do ion ClO- có thể hiện tính oxi hóa mạnh
Nhận biết
các 
ion halogen 
	F- 	¾® 	không tác dụng 
	Cl- 	¾® 	AgCl¯ trắng
Dùng dung dịch AgNO3 + 	 
	Br- 	¾® 	AgBr¯ vàng nhạt 
	I- 	¾® 	AgCl¯ vàng
B. TỔNG KẾT CHƯƠNG VI NHÓM OXI-LƯU HUỲNH
Tính chất
đặc trưng
O2
O3
S
tính oxi hóa mạnh
tính oxi hóa 
mạnh hơn O2 
thể hiện tính oxi hóa 
và tính khử 
Tính chất các
hợp chất của S
H2S
SO2 	 H2SO3 
SO3 	 H2SO4 
tính khử mạnh
tính oxi hóa
hoặc tính khử
tính oxi hóa mạnh
Sản suất H2SO4 trong
công nghiệp
S hoặc FeS SO2 SO3 H2SO4 
Nhận biết
ion sunfat
Cho tác dụng với BaCl2 hoặc Ba(NO3)2 được kết tủa BaSO4 màu trắng. ¯ này không tan trong HCl và HNO3 
C. TỔNG KẾT CHƯƠNG VII TỐC ĐỘ PHẢN ỨNGVÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
Định Nghĩa
Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Tốc Độ Phản Ứng
Áp suất
Diện tích 
tiếp xúc
Chất 
xúc tác
Nồng độ 
Nhiệt độ
Nguyên lí chuyển dịch cân bằng hóa học
Các yếu tố ảnh hưởng cân bằng hóa học
áp suất
nhiệt độ
nồng độ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an HKII Hoa 10 chuan kien thuc ki nang.doc