Giáo án Hóa học 10 - Học kì II - Tiết 41: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

Giáo án Hóa học 10 - Học kì II - Tiết 41: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

HS biết:

· Thnh phần hĩa học của nước Ga-ven, clorua vôi và ứng dụng, cách điều chế.

HS hiểu:

· Nguyên nhân làm cho nước Gia-ven và clorua vôi có tính tẩy màu, sát trùng.

· Vì sao nước Gia-ven không để được lâu.

2. Kĩ năng

· Dựa vào cấu tạo nguyên tử để suy ra tính chất của chất.

· Rn luyện kĩ năng lập phương trình hĩa học của phản ứng oxi hĩa - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

 

doc 2 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1756Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Học kì II - Tiết 41: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/1/2009 
Ngày dạy:
Lớp dạy
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
A8
A9
 Tiết 41. SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
I. MUÏC TIEÂU BAØI HOÏC
1. Kiến thức 
HS biết: 
Thành phần hóa học của nước Ga-ven, clorua vôi và ứng dụng, cách điều chế.
HS hiểu:
Nguyên nhân làm cho nước Gia-ven và clorua vôi có tính tẩy màu, sát trùng.
Vì sao nước Gia-ven không để được lâu.
2. Kĩ năng
Dựa vào cấu tạo nguyên tử để suy ra tính chất của chất.
Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
3. Thái độ - tình cảm 
Thông qua ứng dụng của clorua vôi và nước Gia-ven liên hệ thực tế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Giáo dục ý thức khi sử dụng những chất có tính oxi hóa mạnh.
II. CHUẨN BỊ
 GV: Nội dung kiến thức bài học
 HS: Đọc trước bài
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp
Lớp
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
A8
A9
Sĩ số
Kiểm tra bài cũ 
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1
GV: Cho học sinh biết nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO. Nước Gia-ven là tên một thành phố gần thủ đô Pari (nước Pháp) mà ở đó lần đầu tiên nhà bác họcBec-tô-lê (C. Berthollet) điều chế được dung dịch hỗn hợp này.
GV: Thông báo NaClO là chất oxi hóa rất mạnh do trong phân tử clo có số oxi hóa +1.
I. Nước Gia-ven
HS: Nghe và tự ghi bài.
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu học sinh cho biết NaClO là muối của axit nào, axit đó có tính chất đặc biệt gì ? và để lâu trong không khí thì muối NaClO trong nước Gia-ven có tác dụng với khí CO2 có trong không khí không ? nếu ta để lâu nước Gia-ven trong không khí thì có được không ? tại sao ?
HS: Dựa vào kiến thức đã học và thực tế trả lời câu hỏi của giáo viên.
Muối NaClO là muối của axit HClO, tính chất đặc biệt của axit HClO là tính oxi hóa mạnh.
Nếu để lâu trong không khí thì nước Gia-ven sẽ tác dụng với khí CO2 có trong không khí theo phương trình hóa học sau:
NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO
Kết luận: Nước Gia-ven không thể để lâu trong không khí được và sẽ mất đi tính tẩy của nó.
Hoạt động 3
GV: Gọi học sinh nêu phương pháp điều chế nước Gia-ven trong phòng thí nghiệm và phương pháp sản xuất trong công nghiệp.
GV: Giải thích do không có màng ngăn nên khí clo thoát ra ở anôt tác dụng với NaOH vừa tạo thành ở catôt trong dung dịch tạo ra nước Gia-ven.
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2↑ + Cl2↑ 
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
HS: Dựa vào SGK trả lời:
- Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách cho khí clo tác dụng cới dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường.
 Cl2 + NaOH → NaCl + H2 + H2O
- Trong công nghiệp nước Gia-ven được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch muối ăn (nồng độ từ 15 đến 20%) trong thùng điện phân không có màng ngăn.
Hoạt động 4
GV: Nêu công thức phân tử của clorua vôi CaOCl2
công thức cấu tạo: Cl
 Ca 
 O – Cl
GV: Nhấn mạnh clorua vôi được gọi là muối hỗn tạp.
II. Clorua vôi
HS: Xác định số oxi hóa của clo và nhận xét điểm đặc biệt của muối này (một nguyên tử kim loại liên kết với hai loại gốc axit).
Hoạt động 5 
GV: Đặt vấn đề: Nếu ta để lâu clorua vôi trong không khí thì có hiện tượng gì?
HS: Nếu ta để lâu clorua vôi trong không khí thì clorua vôi tác dụng dần với CO2 và H2O giải phóng axit hipoclorơ HClO theo phương trình.
2CaOCl + CO2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + 2HClO
Hoạt động 6 
GV: Cho học sinh nêu ứng dụng và cách điều chế clorua vôi
HS: Nêu ứng dụng củ clorua vôi dựa vào tinh1 oxi hóa mạnh của clorua vôi
Điều chế clorua vôi theo phản ứng sau:
Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
4. Củng cố: Giáo viên sử dụng bài tập 3 SGK để củng cố bài cho học sinh.
5. Dặn dò: Về học bài và làm các bài tập 1, 2, 4, 5 SGK trang 108. Nghiên cứu trước bài “Flo – brom- iot”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 41.doc