Giáo án Hóa học 10 - Kì I - Tiết 7: Cấu tạo vỏ nguyên tử (tiết)

Giáo án Hóa học 10 - Kì I - Tiết 7: Cấu tạo vỏ nguyên tử (tiết)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 Học sinh hiểu:

-Trong nguyên tử các e chuyển động quanh hạt nhân tạo nên vỏ nguyên tử

- Cấu tạo vỏ nguyên tử. Lớp, phân lớp e. Số e trong mỗi lớp, phân lớp.

2. Kĩ năng

- HS rèn luyên kĩ năng giải bài tập liên quan đến kiến thức sau: Phân biệt lớp e và phân lớp e; Số e tối đa trong một phân lớp, trong một lớp. Các kí hiệu lớp phân lớp.

3. Thái độ

- Có hiểu biết đúng đắn về vật chất

II. Chuẩn bị

GV: Tranh vẽ mô hình nguyên tử, bảng phụ

HS: Chuẩn bị trước bài.

 

doc 2 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1540Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Kì I - Tiết 7: Cấu tạo vỏ nguyên tử (tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
 Tiết 7: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ (T1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 Học sinh hiểu: 
-Trong nguyên tử các e chuyển động quanh hạt nhân tạo nên vỏ nguyên tử
- Cấu tạo vỏ nguyên tử. Lớp, phân lớp e. Số e trong mỗi lớp, phân lớp.
2. Kĩ năng
- HS rèn luyên kĩ năng giải bài tập liên quan đến kiến thức sau: Phân biệt lớp e và phân lớp e; Số e tối đa trong một phân lớp, trong một lớp. Các kí hiệu lớp phân lớp.
3. Thái độ
- Có hiểu biết đúng đắn về vật chất
II. Chuẩn bị
GV: Tranh vẽ mô hình nguyên tử, bảng phụ
HS: Chuẩn bị trước bài.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 7 phút Trình bày thành phần cấu tạo nguyên tử? Viết công thức tính NTKTB?
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động1: 10 phút
GV: Treo hình 1.6 SGK và hướng dẫn học sinh cùng đọc SGK để qua đó rút ra KL
- GV: Ngày nay người ta đó biết các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ e của nguyên tử.
- GV: Số e ở vỏ của nguyên tử của một nguyên tố đúng bằng số p trong hạt nhân nguyên tử và bằng số thứ tự Z của nguyên tử nguyên tố đó trong BTH
GV: Các e trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm mức năng lượng từ thấp đến cao và sắp xếp thành từng lớp
-Những e ở gần hạt nhân nhất " liên kết với hạt nhân càng mạnh" độ bền càng cao nên khó tách ra khỏi nguyên tử. Ta nói chúng có mức năng lượng thấp. Ngược lại những e ở càng xa hạt nhân " liên kết với hạt nhân càng ỵếu " độ bền càng thấp nên càng dễ bị tách ra khỏi nguyên tử. Ta nói chúng có mức nặng lượng càng cao.
Hoạt động 2: 10 phút
GV: Tuỳ theo mức năng lượng cao hay thấp mà các e trong vỏ nguyên tử được phân bố theo từng lớp e:
GV: Treo bảng phụ có ghi số thứ tự lớp và tên lớp tương ứng.
Lớp e: (n)
1
2
3
4
5
6
7
Tên lớp
K
L
M
N
O
P
Q
HS: Ghi khái niệm và kí hiệu lớp e.
 Hoạt động 3: 10 phút
GV: Hướng dẫn HS đọc SGK để rút ra nhận xét.
GV: Hãy cho biết số phân lớp và kí hiệu phân lớp của các lớp n = 1 đến n = 3
 HS trả lời
GV: Chú ý: Các e ở phân lớp s gọi là e s, ở phân lớp p gọi là e p...
I. Sự chuyển dộng của các e trong nguyên tử
- Mẫu hành hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho, Bo và xom-mơ-phen có tác dụng rất lớn đến sự phát triển lý thuyết cấu tạo vỏ nguyên tử, nhưng không đầy đủ để giải thích mọi tính chất của nguyên tử.
II. Lớp electron và phân lớp electron
1. Lớp electron
- Khái niệm: SGK
- Các lớp được sắp xếp theo thứ tự năng lượng tăng dần từ thấp đến cao tương ứng với n = 1,2,3,4,5,6,7 và tên gọi lần lượt là: K, L, M, N, O, P, Q.
- Trong mỗi lớp e các e có mức năng lượng gần bằng nhau.
2. Phân lớp electron
- Mỗi e lại phân chia thành các phân lớp 
- Các e trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau
- Số thứ tự của lớp bằng số phân lớp
- Lớp thứ nhất (lớp K, n = 1) có 1 phân lớp: 1s
- Lớp thứ hai (lớp L, n = 2) có 2 phân lớp: 2s2p
- Lớp thứ ba (lớp M, n = 3) có 3 phân lớp: 3s,3p,3d
 3. Củng cố, luyện tập: 6 phút Giáo viên sử dụng bài tập 1, 2, SGK để củng cố bài cho học sinh.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1 phút Về học bài và làm các bài tập 3,4 SGK trang 22. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 7.doc