Giáo án Hóa học 10: Liên kết cộng hóa trị (tiết 2)

Giáo án Hóa học 10: Liên kết cộng hóa trị (tiết 2)

Giáo án Bài LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ (tiết 2)

I.Mục tiêu bài học;

1. Kiến thức:

Học sinh biết được về:

-Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.

-Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực ,liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion.

- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của hai nguyên tố và bản chất liên kết hóa học giữa hai nguyên tố hóa học trong hợp chất.

Học sinh hiểu:

- Độ âm điện có ảnh hưởng như thế nào đến các kiểu liên kết hóa học?

-Phân loại liên kết hóa học theo hiệu độ âm điện.

 

docx 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2344Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10: Liên kết cộng hóa trị (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ (tiết 2)
I.Mục tiêu bài học; 
1. Kiến thức: 
Học sinh biết được về:
-Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.
-Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực ,liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion.
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của hai nguyên tố và bản chất liên kết hóa học giữa hai nguyên tố hóa học trong hợp chất.
Học sinh hiểu:
- Độ âm điện có ảnh hưởng như thế nào đến các kiểu liên kết hóa học?
-Phân loại liên kết hóa học theo hiệu độ âm điện.
: 2. Kĩ năng
Học vận dụng:
 Dùng độ âm điện để phân loại một cách tương đối : liên kết cộng hóa trị có cực , liên kết cộng hóa trị không có cực và liên kết ion.
3. Phương pháp;
-Hợp tác nhóm nhỏ.
-Hỏi đáp tìm tòi khám phá
-Nêu và giải quyết vấn đề. 
4. Phát triển năng lực 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
-Năng lực tự học.
 -Năng lực hợp tác.
-Năng lực tính toán.
5. Kĩ thuật dạy học:
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Kĩ thuật tia chớp.
- Kí thuật các mảnh ghép.
-Kĩ thuật động não.
II. Giáo dục kỹ năng sống:
- Tư duy ( hoạt động 1,2,3)
- Hợp tác ( hoạt động 1,2,3)
- Giải quyết vấn đề ( hoạt động 1,2,3)
- Làm chủ bản thân ( hoạt động 1,2,3)
III.Chuẩn bị lên lớp:
-GV: Các mẫu vật phục vụ cho bài học.
- Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh.bảng phụ,bút dạ.
HS:-Ôn lại bài độ âm điện, xem lại bảng giá trị độ âm điện.
Ô n lại bài liên kết ion .Tinh thể ion.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
	Kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ;
Câu 1:Viết công thức electron và công thức cấu tạo của 
Cl2 biết Cl(Z=17) 
HCl biết Cl(Z=17) và H(Z=1)
Câu 2: Thế nào là liên kết cộng hóa trị?
-Kể tên các loại liên kết cộng hóa trị.Đặc điểm của từng loại.
-Liên kết CHT được hình thành giữa những nguyên tử nào .
3. Bài mới:
Câu dẫn : bài trước các em đã được nghiêm cứu về sự hình thành liên kêt cộng hóa trị hôm nay chúng ta cùng đi nghiêm cứu phần tiếp theo của bài liên kết cộng hóa trị:
Hoạt động 1 :Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn,kĩ thuật công não, học sinh làm việc độc lập.
 Nghiêm cứu về tính chất chung của các chất có mối liên kêt cộng hóa trị 
-Mục tiêu ; Giúp học sinh biết được các chất có liên kết CHT trong tự nhiên tồn tại ở cả ba trạng thái:rắn ,lỏng khí.
+ Các chất phân cực chỉ hòa tan trong dung môi phân cực, các chất không phân cực tan trong dung môi khong phân cực.
+ Chỉ có các chất không phân cực mới không dẫn điện
-Phương tiện dạy học;bảng phụ, bút dạ
-Kĩ thuật dạy học: công não,khăn trải bàn,thông tin phản hồi,
-Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm,làm việc độc lập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
GV: Sử dụng phiếu học tập số 1 : 
Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm các câu hỏi sau:
-	Kể tên một số chất hay gặp trong cuộc sống có mối liên kết CHT.
+ Trong các chất: đường, lưu huỳnh, iốt, rượu etylic, nước.
 Những chất nào có liên kết cộng hóa trị không cực, có cực?
+Cho biết trạng thái của các chất : cho ví dụ.
*yêu cầu học sinh làm thí nghiệm hòa tan các chất vào nước và điền trả lời vào chỗ chấm:
+ Nước là dung môi có cực có thể hòa tan được ..
+ Benzen, cacbon tetraclorua là dung môi không cực có thể hòa tan được.
GV : Nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ(hình thức thuyết trình phát vấn, kĩ thuật lược đồ tư duy).
HS:Hoạt động theo nhóm báo cáo kết quả trên bảng phụ sau đó treo bảng lên để các nhóm khác thảo luận đánh giá.( Hình thức hoạt động nhóm, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật thông tin phản hồi)
 -Kể tên : CO2 , H2O,O2,
N2, đường ,rượu ,I2, lưu huỳnh.
+ Liên kết cộng hóa trị không cực: Lưu huỳnh, iốt.O2, N2 
+ Liên kết cộng hóa trị có cực: rượu etylic, nước, đường.
-Trạng thái của các chất:
+Rắn: S,I2, đường...
+Lỏng; nước, rượu
+Khí : oxi, nito.
- Các chất có khả năng dẫn điện:...
HS: điền chất thích hợp vào chỗ trống
3. Tính chất của các chất có mối liên kết cộng hóa trị
- Các chất có mối liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở cả ba trạng thái: rắn -lỏng- khí.
- Dung môi phân cực hòa tan các chất phân cực,các chất không phân cực chỉ tan vào dung môi không phân cực.
-Các chất không phân cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.
Hoạt động 2 : Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị có cực,vô cực và liên kết ion.
-Mục tiêu :+Giúp học sinh biết được sự giống và khác nhau giữa ba loại liên kết hóa học
+Liên kết CHT có cực ,không cực và liên kết ion có sự chuyển biến qua lại với nhau.
-Phương pháp : công não , thông tin phản hồi ,kĩ thuật tia chớp.
-Hình thức tổ chức hoạt động:đàm thoại ,gợi mở , phát vấn, nêu vấn đề,
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Gv : sử dụng phiếu học tập thứ 2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
Cho Hs xem lại sự hình thành 3 phân tử HCl.NaCl, Cl2 và yêu cầu hs đứng tại chỗ trả lời phiếu học tập thứ 2:
+ Liên kết trong phân tử Cl2 thuộc loại nào? Liên kết trong phân tử HCl, NaCl thuộc loại nào?
+ Ba liên kết này có điềm nào giống và khác nhau:
+ Khi HCl tan trong nước ta có H+ và Cl-, khi đó liên kết thuộc loại nào? Suy ra vị trí của các loại liên kết trên với nhau? 
-Gv chốt lại kiến thức :H : H
Cặp e chung nằm giữa 2 nguyên tử (liên kết cộng hóa trị không cực)
 H : Cl
Cặp e chung lệch về phía Clo (liên kết cộng hóa trị phân cực)
 NaCl (Na nhường e cho Clo, liên kêt ion).
-Gv gợi ý cho Hs thấy liên kết CHT có cực là trung gian giữa kết CHT không cực và liên kết ion: 
+ Khi HCl tan trong nước ta có H+ và Cl-, khi đó liên kết thuộc loại nào? Suy ra vị trí của các loại liên kết trên với nhau? 
HS trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập số 2
+ Cl2 : CHT không cực.
+ HCl : CHT có cực.
+NaCl: Liên kết ion.
 *HS: Cho biết liên kết giữa H2, HCl, NaCl thuộc loại liên kết nào? Sắp xếp vị trí của các loại liên kết trong 3 chất trên theo thứ tự tăng dần sự chuyển dịch electron.
*HS: Thứ tự liên kết: 
+ Liên kết cộng hóa trị không cực.
+ Liên kết cộng hóa trị có cực.
+ Liên kết ion.
II. Độ âm điện và liên kết hóa học
1.Quan hệ giưa liên kết CHT không cực ,có cực và liên kết ion.
- Liên kết CHT có cực là trung gian giữa liên kết CHT không cực và liên kết ion.
Hoạt động 3: Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học:
Mục tiêu: Cho HS biết được người ta có thể dùng hiệu độ âm điện để phân loại một cách tương đối các loại liên kết đã học theo quy ước kinh nghiệm.
Phương tiện dạy học;bảng phụ, bút dạ
Kĩ thuật dạy học: công não,khăn trải bàn,thông tin phản hồi,
Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm,làm việc độc lập, tự nghiêm cứu.
Hoạt động của Thầy
Hoat động của HS
Nội dung ghi bảng
Gv sử dụng phiếu học tập số 3:(Sử dụng kĩ thuật công não, học sinh làm việc độc lập ,tự nghiêm cứu SGK)
Yêu cầu HS tính:
+ Hiệu độ âm điện giữa C và O bằng bao nhiêu?
+ Hiệu độ âm điện giữa Na và O bằng bao nhiêu?
+Hiệu độ âm điện giữa O và O 
Từ đó dựa vào SGK hãy cho biết liên kết giữa các nguyên tử trên là liên kết nào
GV nhận xét đánh giá kết quả và rút ra kết luận.
HS: Hoạt động theo nhóm, tự nghiêm cứu tìm tòi trong SGK(,Kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật thông tin phản hồi).
Tính toán hiệu độ âm điện trong 2 ví dụ bên và cho biết liên kết hóa học giữa các nguyên tố đó?
HS : Báo cáo kết quả thảo luận sau đó treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét đánh giá.
2. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học.
 Dựa vào giá trị ∆X có thể biết được các loại liên kết hóa học:
Hiệu độ âm điện
Loại liên kết 
0,0 đến < 0,4 
0,4 đến < 1,7
≥1,7
Liên kết cộng hóa trị không cực
Liên kết cộng hóa trị có cực
Liên kết ion.
Ví dụ Tính giá trị hiệu độ âm điện trong các phân tử sau:
NaCl, Cl2, HCl.
Bài làm 
 Trong NaCl Hiệu độ âm điện của Cl và Na là : 
3,16-0,93=2,33>1,7 => liên kết giữa Na và Cl là liên kết ion.
 Trong HCl : Hiệu độ âm điện giữa Cl và H là : 3,16-2,2 = 0,96 nằm trong khoảng từ 0 ,4 đến liên kết giữa H và Cl là liên kết CHT có cực.
Trong Cl2 : 3,16-3,16=0,0 nằ trong khoảng từ 0,0 đến 0,4 =.> vậy liên kết trong phân tử Cl2 là liên kết CHT không cực.
4 . Củng cố : GV yêu cầu HS làm bài tập 5 trong SGK
GV : Hướng dẫn HS làm bài tập số 5 (sgk)
Kết quả :
+ CaCl2 hiệu độ âm điện 2,16 
	ðLK ion
+ AlCl3, CaS, Al2S3 hiệu độ âm điện tương ứng là : 1,55, 1,58, 0,97 
	ð LK cộng hóa trị có cực.
5. dặn dò học sinh về nhà làm bài tập 3,7,10 GSK .
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_13_Lien_ket_cong_hoa_tri.docx