Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 2 - Trường THPT Ngô Lê Tân

Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 2 - Trường THPT Ngô Lê Tân

Chương II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Bài 9: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I– MỤC TIÊU:

Học sinh biết: Nguyên tắc xây dựng bảng bảng tuần hoàn.

Học sinh hiểu: + Cấu tạo bảng tuần hoàn.

+ Mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu hình electron nguyên tử với vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn

II- CHUẨN BỊ:

GV: Hình vẽ ô nguyên tố (trong sgk) được phóng to để học sinh dễ theo dõi.

 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (dạng dài).

HS: On lại cách viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.

III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

+ On định tổ chức.

+ Giảng bài mới:

 

doc 20 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 2 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/09/2015 	 TIẾT 15 
Chương II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Bài 9: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
I– MỤC TIÊU:
Học sinh biết: Nguyên tắc xây dựng bảng bảng tuần hoàn.
Học sinh hiểu: + Cấu tạo bảng tuần hoàn.
+ Mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu hình electron nguyên tử với vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn
II- CHUẨN BỊ:
GV: Hình vẽ ô nguyên tố (trong sgk) được phóng to để học sinh dễ theo dõi.
 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (dạng dài).
HS: On lại cách viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ On định tổ chức.
+ Giảng bài mới:
TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
15’
10’
15’
Họat động 1:
GV gọi 3 học sinh viết cấu hình electron của các nguyên tố:
HS1: Z = 1 đến Z = 2.
HS2: Z = 2 đến Z = 11.
HS3: Viết cấu hình e lớp ngoài cùng cột kim loại kiềm.
GV: Cho HS dựa vào BTH và cấu hình e nhận xét về điện tích hạt nhân, số lớp e và số e ở lớp ngoài cùng. Từ đó rút ra nguyên tắc xây dựng BTH.
Hoạt động 2:
Dựa vào sơ đồ ô nguyên tố được phóng to trên bảng, yêu cầu học sinh nhận xét về thành phần của ô nguyên tố ?
Ô ngtố là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên BTH.
Hoạt động 3:
GV: yêu cầu HS dựa vào BTH (sgk) cho biết chu kì là gì? có bao nhiêu chu kì?
GV: Cho HS nhận xét số lượng nguyên tố trong mỗi chu kì?
GV: Viết cấu hình electron của một số nguyên tố tiêu biểu trong chu kì, nhận xét số lớp electron của các nguyên tố trong cùng chu kì.
GV: Tổng hợp ý kiến của HS rồi viết trên bảng một cách hệ thống cho hs dễ hiểu.
HS: Thảo luận theo nhóm:
- Điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong cùng một hàng ngang?
- Số lớp e của các nguyên tố trong cùng một hàng ngang, trong cùng một cột dọc?
- Số e hóa trị của các nguyên tố trong cùng một hàng ngang, trong cùng một cột dọc?
HS: Thành phần của ô nguyên tố:
- Kí hiệu hóa học.
- Số hiệu nguyên tử.
- Nguyên tử khối trung bình.
- Cấu hình e thu gọn.
- Độ âm điện.
- Các số oxihóa.
HS: Thảo luận nhóm rút ra kết luận:
Ckì
Số nt
Cấu
Hình e
Lớp
e 
1
2
1sa
a = 1 - 2
1
2
8
2sa2b
a = 1 - 2
b = 0 - 6
2
3
8
3sa3pb
a = 1 - 2
b = 0 - 6
3
4
18
3dx4sa4pb
a = 1 - 2
b = 0 - 6
x = 0 - 10
4
5
18
4dx5sa5pb
a = 1 - 2
b = 0 - 6
x = 0 - 10
5
6
32
4fy 5dx
6sa6pb
a = 1 - 2
b = 0 - 6
x = 0 - 10
y = 0 - 14
6
7
.
.
7
I- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
1. Các nguyên tố được được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
2. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
3. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn:
1. Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng, gọi là ô nguyên tố. Số thứ tự của ô đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. 
2. Chu kì:
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được xếp theo điện tích hạt nhân tăng dần.
 BTH có 7 chu kì.
Chu kì 1:Gồm 2 nguyên tố : H (Z=1) - He (Z=2)
Chu kì 2:Gồm 8 nguyên tố:Li (Z=3)- Ne(Z=10)
Chukì3:8 ntố:Na(Z=11)- Ar(Z=18)
Chu kì 4:18 nguyên tố: K(Z=19) - Kr (Z=36)
Chu kì 5:18 nguyên tố:Rb(Z=37)- Xe(Z=54) 
Chu kì 6: 32 nguyên tố:Cs(Z=55)- Rn (Z=86)
Chu kì 7: Từ Fr(Z=87) nguyên tố có STT 110. Đây là một chu kì chưa hoàn thành.
Phân loại chu kì:
Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.
Chu kì 4, 5, 6: chu kì lớn.
Hoạt động 5 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 1, 2, 3, 4, 5 sgk / tr 39)
IV – RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn : 15/09/2015 	 TIẾT 16
 Bài 9: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiếp theo)
I– MỤC TIÊU:
Học sinh biết: Nhóm nguyên tố bảng bảng tuần hoàn.
Học sinh hiểu: + Các khối nguyê tố s, p, d, f.
+ II- CHUẨN BỊ:
GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (dạng dài).
HS: On lại cách viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ On định tổ chức và kiểm tra bài cũ (10’)
Trình bày các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH?
Viết cấu hình e của nguyên tố A (Z = 17) và sắp xếp nguyên tố A vào BTH?
	(GV nhận xét bài và đánh giá điểm số)
+ Giảng bài mới:
TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
10’
10’
10’
Hoạt động 1:
GV: Dựa vào BTH, dẫn dắt hs thảo luận nhóm nhỏ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhóm nguyên tố là gì? Có bao nhiêu nhóm? Bao nhiêu nhóm A, nhóm B?
Hoạt động 2:
Dựa vào BTH, dẫn dắt hs thảo luận nhóm nhỏ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là nguyên tố s, p, d, f ?
+ Vị trí của các nguyên tố s, p, d, f trong BTH?
+ Nhóm A gồm có những nguyên tố nào?
+ Nhóm B gồm có những nguyên tố nào?
Hoạt động 3: 
Dựa vào BTH, dẫn dắt hs thảo luận nhóm nhỏ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Khối các nguyên tố s, p, d, f gồm những nguyên tố nào?
HS: Làm việc với sgk và thảo luận theo nhóm, so sánh, tổng hợp kết quả, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung.
HS: Làm việc với sgk và thảo luận theo nhóm, so sánh, tổng hợp kết quả, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung.
HS: Làm việc với sgk và thảo luận theo nhóm, so sánh, tổng hợp kết quả, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung.
3) Nhóm nguyên tố:
a) Nhóm nguyên tố?
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
 Trong cùng 1 nhóm có số e hóa trị = số thứ tự của nhóm.
b)Nguyên tố s, p, d, f:
+ Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng được điền vào phân lớp s.
+ Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng được điền vào phân lớp p.
+ Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng được điền vào phân lớp d.
+ Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng được điền vào phân lớp f.
 Nhóm A gồm các nguyên tố s và p.
 Nhóm B gồm các nguyên tố d và f.
c) Khối các nguyên tố:
+ Khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố s (ở nhóm IA, IIA).
+ Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố p (từ IIIA đến VIIIA).
+ Khối các nguyên tố d gồm các nguyên tố d (ở nhóm B, từ IB đến VIIIB).
+ Khối các nguyên tố f gồm các nguyên tố f (Các nguyên tố xếp thành 2 hàng cuối bảng).
Hoạt động 4 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 6, 7, 8 sgk / tr 39)
Bài tập về nhà và dặn dò: 
1) A và B là 2 nguyên tố đứng kề nhau trong 1 chu kì có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 23.
a) Xác định tên A, B.
b) Viết cấu hình e của A, B và xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn.
2) A, B, C là 3 nguyên tố liên tiếp trong 1 chu kì có tổng số hạt mang điện là 72. Xác định tên 3 nguyên tố A, B, C.
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 17/09/2015 	 TIẾT 17
Bài 10 : SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON 
 NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
I– MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu: 
+ Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học 
+ Mối liên quan giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong BTH.
 II- CHUẨN BỊ:
GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (dạng dài).
HS: On bài cấu tạo BTH các nguyên tố hóa học.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ On định tổ chức và kiểm tra bài cũ (10’)
 Nhóm nguyên tố là gì? Các nguyên tố s, p, d, f thuộc những nhóm nào trong bảng tuần hoàn.
Viết cấu hình e của nguyên tố A (Z = 36) và sắp xếp nguyên tố A vào BTH?
	(GV nhận xét bài và đánh giá điểm số)
+ Giảng bài mới:
TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
10’
10’
10’
Hoạt động 1:
Gv Chia HS làm 8 nhóm, yêu cầu từng nhóm viết cấu hình e lớp ngoài cùng nguyên tử vào phiếu học tập (phiếu được kẽ như bảng 2.1 sgk trang 42).
GV. Nhận xét kết quả làm việc của HS, sữa chũa những sai sót, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2:
GV: Cho HS nhận xét về số e lớp ngoài trong một chu kì, trong một nhóm A?
Hoạt động 3:
Gv: Yêu cầu từng nhóm viết cấu hình e lớp ngoài cùng nguyên tử vào phiếu học tập nguyên tử các nguyên tố từ Z = 21 đến Z = 30 và nhận xét sự biến đổi electron. 
HS: Làm việc với sgk và thảo luận theo nhóm, ghi vào phiếu học tập, so sánh, tổng hợp kết quả, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung.
HS: Làm việc theo nhóm và đại diện trả lời:
Trong 1 chu kì số e ngoài cùng tăng lần lượt từ 1 đến 8 (trừ chu kì 1 và chu kì 7).
Trong cùng một nhóm A, số e ngoài cùng bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm.
Nhóm A: Số e hóa trị = số e ngoài cùng
HS: Làm việc với phiếu học tập và thảo luận theo nhóm, ghi vào phiếu học tập, so sánh, tổng hợp kết quả, đại diện nhóm trả lời.
Sc (Z = 21):3d14s2
Ti (Z = 22):3d2 4s2
V (Z = 23):3d34s2
Cr (Z = 24):3d54s1
Mn (Z = 25):3d54s2
Fe (Z = 26):3d64s2
Co (Z = 27):3d74s2
Ni (Z = 28):3d84s2
Cu (Z = 29):3d104s1
Zn (Z = 30):3d104s2
 Từ chu kì 4 trở đi cấu hình e có dạng :
(n – 1)da ns2.
Riêng Cr (Z = 24) và Cu (Z = 29) có dạng:
(n – 1)da ns1.
I-Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A.
 Trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân số e ngoài cùng tăng lần lượt từ 1 đến 8 (trừ chu kì 1 và chu kì 7).
 Trong cùng một nhóm A, số e ngoài cùng bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm.
Nhóm A: Số e hóa trị = số e ngoài cùng.
 Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.
II. Cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố nhóm B.
Các nguyên tố nhó B đều thuộc chu kì lớn. Chúng là các nguyên tố d và f, còn được gọi là các kim loại chuyển tiếp.
 Từ chu kì 4 trở đi cấu hình e có dạng :
(n – 1)da ns2.
VD:Sc (Z = 21): 3d14s2.
Ti(Z=22):3d24s2
Fe (Z = 26): 3d64s2
Riêng Cr (Z = 24) và Cu (Z = 29) có dạng:
(n – 1)da ns1.
Cr (Z = 24): 3d54s1.
Cu(Z=29):3d104s1
Nhóm B: Số e hóa trị nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát ngoài cùng chưa bão hòa, khi lớp sát ngoài cùng đã bão hòa thì số e hóa trị được tính theo số e ở lớp ngoài cùng.
Hoạt động 4 (5’): 
Củng cố bài (sử dụng bài tập 1, 2, 3 sgk / tr 44)
Bài tập về nhà và dặn dò: 4, 5, 6 sgk / tr 44
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 19/09/2015 	 TIẾT 18
Bài 11 : SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ 
 CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
I– MỤC TIÊU:
Học sinh biết: Các khái niệm : Năng lượng ion hóa, độ âm điện.
Học sinh hiểu: Quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, độ âm điện của các nguyên tố trong BTH.
Học sinh vận dụng: Dựa vào quy luật biến đổi các đại lượng vật lí để dự đoán tính chất của các nguyên tố khi biết vị trí của chúng trong BTH.
 II- CHUẨN BỊ:
GV: Bảng 2.2 và 2.3 ; hình 2.1 và 2.2 sgk.
HS: On bài sự biến đổi cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hóa học.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ On định tổ chức và kiểm tra bài cũ (10’)
 Viết cấu hình e của nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Các cấu hình e của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?
	(GV nhận xét bài và đánh giá điểm số)
+ Giảng bài mới:
TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
 ... , 6, 7, 8, 9, 10 SGK/ trang 58).
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 26/09/2015 	 TIẾT 22
Bài 14: 	 LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2 
I– MỤC TIÊU:
1. Củng cố kiến thức: 
+ Cấu tạo bảng tuần hoàn.
+ Quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố và hợp chất của chúng trong BTH (bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, độ âm điện, tính kim loại - phi kim, hóa trị, tính axit – bazơ của các oxit và hiđroxit)
+ Ý nghĩa của BTH.
2. Rèn luyện kỹ năng:
Vận dụng ý nghĩa của BTH để làm bài tập về mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của đơn chất và hợp chất.
II- CHUẨN BỊ:
GV: + Các bảng tổng kết về tính chất hóa học của các oxit, hiđroxit, hợp chất với hiđro ở khổ giấy lớn.
+ Phiếu học tập.
HS: Ôn bài cả chương 2.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ On định tổ chức và kiểm tra bài cũ (10’)
 Nguyên tố X ở chu kì 4, có 7 electron hóa trị. 
 Hãy viết cấu hình electron và gọi tên nguyên tố X.
Đáp án: Nếu X thuộc nhóm A thì 7 e hóa trị cũng là 7 e lớp ngoài cùng. X có 4 lớp e và lớp ngoài có 7 e. Suy ra cấu hình: 1s22s22p63s23p63d104s24p5 (Brom).
Nếu X thuộc nhóm B: X có 4 lớp e, lớp ngoài và kề ngoài cùng có dạng 3da4s2. a + 2 = 7 a = 5. Suy ra cấu hình: 1s22s22p63s23p63d54s2 (Mangan)
	(GV nhận xét bài và đánh giá điểm số)
+ Giảng bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
10’
10’
10’
Hoạt động 1:
GV: yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi để ôn lại những kiến thức về BTH.
- Các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào BTH ?
- BTH được cấu tạo như thế nào? Có bao nhiêu chu kì, bao nhiêu nhóm?
- Nêu đặc điểm về cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì, trong cùng nhóm.
Hoạt động 2:
GV: yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi để ôn tập kiến thức về những tính chất biến đổi tuần hoàn? Hãy phát biểu và giải thích các quy luật biến đổi đó.
Hoạt động 3:
GV: yêu cầu học sinh nêu nội dung định luật tuần hoàn
Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để:
-Từ vị trí suy ra cấu tạo và ngược lại. 
- So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
HS: Làm việc với sgk và thảo luận theo nhóm, tổng hợp ý kiến và đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung. 
HS: Làm việc với sgk và thảo luận theo nhóm, tổng hợp ý kiến và đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung. 
HS: Làm việc với sgk và thảo luận theo nhóm, tổng hợp ý kiến và đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung. 
A. Kiến thức cần nắm vững.
1) Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH.
2) Cấu tạo BTH các nguyên tố hóa học.
- Ô nguyên tố: STT của ô bằng số hiệu nguyên tử = Z = tổng số e.
- Chu kì: STT chu kì = số lớp electron.
- Nhóm: STT của nhóm = số electron hóa trị.
+ Nhóm A: STT của nhóm = số electron ngoài cùng.
+ Nhóm B: STT của nhóm = số electron hóa trị.
Nhóm A gồm các nguyên tố s và p.
Nhóm B gồm các nguyên tố d và f.
3) Những đại lượng và tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
- Bán kính nguyên tử.
- Năng lượng ion hóa I1.
- Độ âm điện.
- Tính kim loại, phi kim.
- Tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit.
- Hóa trị cao nhất của nguyên tố với oxi và hóa trị của nguyên tố phi kim với hiđro.
4) Định luật tuần hoàn.
“Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Hoạt động 4 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 1, 2, 3 sgk / trang 60)
Bài tập về nhà và dặn dò: Bài tập 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 SGK/ trang 60.
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 28/09/2015 	 TIẾT 23
Bài 14 (Tiếp theo) : LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2 
I– MỤC TIÊU:
1. Củng cố kiến thức: 
+ Cấu tạo bảng tuần hoàn.
+ Quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố và hợp chất của chúng trong BTH (bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, độ âm điện, tính kim loại - phi kim, hóa trị, tính axit – bazơ của các oxit và hiđroxit)
+ Ý nghĩa của BTH.
2. Rèn luyện kỹ năng:
Vận dụng ý nghĩa của BTH để làm bài tập về mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của đơn chất và hợp chất.
II- CHUẨN BỊ:
GV:+ Các bảng tổng kết về tính chất hóa học của các oxit, hiđroxit, hợp chất với hiđro ở khổ giấy lớn.
+ Phiếu học tập.
HS: Ôn bài chương 2.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ (10’)
 Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 16.
Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X.
Cho biết tính chất hóa học cơ bản của của nguyên tố X.
(GV nhận xét bài và đánh giá điểm số)
+ Giảng bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
5’
5’
5’
5’
5’
5’
5’
B – Câu hỏi và bài tập
1. Bài 1/ 60 sgk.
2.Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.
a) Tính nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
3. Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% hiđro về khối lượng. Xác định nguyên tố đó.
4. Hợp chất với hiđro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tố đó.
5. Khi cho 0,6g một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với nước tạo ra 0,336 lit khí hiđro(đktc). Xác định tên kim loại đó.
6. hai nguyên tố A, B đứng kề nhau trong một chu kì của BTH có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.
a) viết cấu hình electron để xác định 2 nguyên tố A, B thuộc chu kì nào? Nhóm nào?
b) So sánh tính chất hóa học của chúng.
7. Cho 8,8 g một hỗn hợp hai kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72lit hiđro ở đktc. Xác định tên 2 kim loại đó.
8. Nguyên tố X có cấu hình electron : [Ar]3d54s1.
Hãy xác định:
a) Vị trí của X trong BTH.
b) Nêu t/c hóa học của X.
HS:Nghiên cứu sgk và chọn đáp án:C, D.
HS: Thảo luận nhóm, so sánh kết quả giữa các thành viên trong nhóm và đại diện nhóm trả lời kết quả.
a) A = 9 + 10 = 19
b)Cấu hình: 1s22s22p5
HS: Thảo luận nhóm, so sánh kết quả giữa các thành viên trong nhóm và đại diện nhóm trả lời kết quả.
R = 32: Lưu huỳnh.
HS: Thảo luận nhóm, so sánh kết quả giữa các thành viên trong nhóm . kết quả.
R = 28 : Silic (Si)
HS: Thảo luận nhóm, so sánh kết quả giữa các thành viên trong nhóm . kết quả.
Ca (canxi).
HS: Thảo luận nhóm, so sánh kết quả giữa các thành viên trong nhóm . kết quả.
a) Cấu hình e:
Mg: 1s22s22p63s2.
Chu kì 3, nhóm IIA.
Al: 1s22s22p63s23p1.
Chu kì 3, nhóm IIIA.
b) Mg có tính kim loại mạnh hơn Al
HS: Thảo luận nhóm, so sánh kết quả giữa các thành viên trong nhóm . kết quả.
= 8,8/0,2 = 44.
Al (27) và Ga (70)
HS: Thảo luận nhóm, so sánh kết quả giữa các thành viên trong nhóm . kết quả.
1.Câu sai: C, D.
2. 2Z + N = 28
 Đk: ZN 1,5Z
 8 Z 9,33.
+ Với Z = 8: Thuộc nhóm VIA – loại.
+ với Z = 9 thuộc nhóm VIIA.
 N = 28 – 18 =10
 A = 9 + 10 = 19
Cấu hình: 1s22s22p5
3. RO3 H2R
%H = =5,88
R = 32: 
Lưu huỳnh (S)
4. RH4 RO2
%O= =53,3
 R = 28: Silic (Si)
5.M+2H2OM(OH)2 +H2 
n=n==0,015
M = 0,6/0,015=40.
 Ca (canxi)
6. = 25/2 = 12,5
+ Nếu ZA< ZB:
ZA=12(Mg);ZB=13(Al)
+ Nếu ZA> ZB:
ZA=13(Al);ZB=12(Mg)
a) Cấu hình e:
Mg: 1s22s22p63s2.
Chu kì 3, nhóm IIA.
Al: 1s22s22p63s23p1.
Chu kì 3, nhóm IIIA.
b) Mg > Al
7. 2M+6HCl2MCl3+3H2
n=0,3molnM=0,2
= 8,8/0,2 = 44.
Vì 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp nên chọn Al (27) và Ga (70).
8. a) Ô thứ 24
Chu kì 4, nhóm VIB
b) X là kim loại chuyển tiếp. Hóa trị cao nhất với oxi là 6 có công thức XO3.
Bài tập về nhà và dặn dò: 
Bài tập : 2.36; 2.37; 2.38; 2.39; 2.40; 2.41; 2.42; 2.43 SBT/ trang 18, 19.
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 01/10/2015 	 TIẾT 24
Bài 15: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
MỘT SỐ THAO TÁC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HÓA HỌC.
SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ 
TRONG CHU KÌ VÀ NHÓM
I– MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH:
+ Tập luyện kỹ năng sử dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm thông thường và tiến hành một số thí nghiệm đơn giản đảm bảo an toàn và đạt kết quả.
+ Khắc sâu kiến thức về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm.
II- CHUẨN BỊ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ HÓA CHẤT CHO MỘT NHÓM THỰC HÀNH
 Dụng cụ thí nghiệm
- Ống nghiệm: 1 -Kẹp ống nghiệm : 1
- Ống hút nhỏ giọt: 1 	 - Kẹp đốt hóa chất : 1
- Phễu thủy tinh: 1	 - Lọ thủy tinh : 1
- Thìa xúc hóa chất : 1	 - Giá ống nghiệm: 1
- Đèn cồn:	 : 1	 - Lọ thủy tinh 100 ml: 1
- Cốc thủy tinh : 1
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH.
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
10’
5’
5’
10’
10’
1. Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học
 Hoạt động 1: Lấy hóa chất.
Gv: Hướng dẫn hs làm việc với SGK sau đó cho hs nêu cách lấy hóa chất lỏng, hóa chất rắn và thực hành lấy hóa chất.
Hoạt động 2: Hòa tan hóa chất.
Gv: Hướng dẫn hs làm việc với SGK sau đó cho hs nêu cách hòa tan muối NaCl trong nước hoặc trộn 2 hóa chất lỏng hoặc rắn với nhau và cho hs thực hành hòa tan hóa chất.
Hoạt động 3: Đun nóng hóa chất.
Gv: Lưu ý cho học sinh:
- Cách đun.
- Cách đậy đèn cồn.
2. Thực hành về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm.
Hoạt động 4: 
Gv: Hướng dẫn cách làm thí nghiệm và yêu cầu hs quan sát rút ra kết luận.
Hoạt động 5: 
Gv: Hướng dẫn cách làm thí nghiệm và yêu cầu hs quan sát rút ra kết luận.
1. Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học
a) Lấy hóa chất: 
+ Lấy hóa chất lỏng:Dùng phểu thủy tinh rót vào lọ thủy tinh 100 ml khoảng 30 ml nước. Dùng ống hút nhỏ giọt lấy nước từ lọ cho vào ống nghiệm đã được đặt trên giá.
+ Lấy hóa chất rắn: Dùng thìa lấy KMnO4 hoặc muối NaCl, (NH4)2SO4 cho vào ống nghiệm đã được đặt trên giá.
b)Hòa tan hóa chất: Dùng thìa xúc vài hạt NaCl rồi cho vào 1 ống nghiệm đặt trên giá. Sau đó rót tiếp vào ống nghiệm một lượng nước để được ¼ chiều cao ống nghiệm. Thao tác hòa tan NaCl trong ống nghiệm như SGK hướng dẫn.
c) Đun nóng hóa chất.
Dùng kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm và rót vào đó một lượng nước để đạt ¼ chiều cao ống nghiệm. Mở nắp đậy đèn cồn, châm lửa đốt.
2. Thực hành về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm.
a) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
Lấy vào 2 cốc thủy tinh, mỗi chất chừng 60 ml nước. Nhỏ vào mỗi cốc vài giọt dung dịch phenolphtalein và khuấy đều.
Cho vào cốc thứ nhất một mẫu nhỏ Na, cốc thứ hai mẫu nhỏ Kali có cùng kích thước . Quan sát hiện tượng xảy ra trong mỗi cốc. Nhận xét và rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
b) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì.
Lấy vào 2 cốc thủy tinh, mỗi chất chừng 60 ml nước. Rót vào cốc thứ ba chừng 60 ml nước nóng . Nhỏ vào mỗi cốc vài giọt dung dịch phenolphtalein và khuấy đều.
Cho vào cốc thứ nhất một mẫu nhỏ Na. Cho vào cốc thứ hai, thứ ba, mỗi cốc một mẫu magie có kích thước bằng mẫu Na. Quan sát hiện tượng xảy ra trong mỗi cốc. Nhận xét và rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
III – Hướng dẫn học sinh viết tường trình (5’).
TT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
thí nghiệm
Hiện tượng quan sát
Phương trình phản ứng
Kết luận
1
2
3

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUONG 2.doc