Ôn tập Hóa học 10 Học kì I - Phan Thị Hồng Loan

Ôn tập Hóa học 10 Học kì I - Phan Thị Hồng Loan

Phần I: Lý thuyết

Chương 1: Cấu tạo nguyên tử

 1, Nêu cấu tạo của nguyên tử?

 2, Nêu khái niệm đồng vị?

 3, Viết kí hiệu hóa học của một nguyên tố?

 4, Viết công thức tính nguyên tử khối trung bình của các đồng vị?

Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.

 1, Nêu cấu tạo của bảng tuần hoàn hóa học?

 2, Phát biểu định luật tuần hoàn?

 3, Nêu mối quan hệ giữa cấu hình e và vị trí của các nguyên tố trong hệ thông tuần hoàn?

Chương 3: Liên kết hóa học

 1, Nêu các loại liên kết hóa học? Nêu mối quan hệ giữa các kiểu liên kết và hiệu độ âm điện?

 2, Nêu các quy tắc xác định số oxi hóa?

Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử

 1, Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ?

 2, Nêu các bước cân bằng phản ứng oxi hóa – khử?

 

doc 5 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1544Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Hóa học 10 Học kì I - Phan Thị Hồng Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Song Ngữ 
 ÔN TẬP HỌC KÌ I. HÓA 10
Phần I: Lý thuyết
Chương 1: Cấu tạo nguyên tử
 1, Nêu cấu tạo của nguyên tử?
 2, Nêu khái niệm đồng vị?
 3, Viết kí hiệu hóa học của một nguyên tố?
 4, Viết công thức tính nguyên tử khối trung bình của các đồng vị?
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.
 1, Nêu cấu tạo của bảng tuần hoàn hóa học?
 2, Phát biểu định luật tuần hoàn?
 3, Nêu mối quan hệ giữa cấu hình e và vị trí của các nguyên tố trong hệ thông tuần hoàn?
Chương 3: Liên kết hóa học
 1, Nêu các loại liên kết hóa học? Nêu mối quan hệ giữa các kiểu liên kết và hiệu độ âm điện?
 2, Nêu các quy tắc xác định số oxi hóa?
Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử
 1, Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ?
 2, Nêu các bước cân bằng phản ứng oxi hóa – khử?
Phần II: Bài tập
DẠNG 1:CẤU TAO NGUYÊN TỬ
Bài 1/ Hãy xác định z, n, p, e của các nguyên tố có ký hiệu sau:
Bài 2/Nguyên tử của một nguyên tố có tất cả 52 hạt . Xácđịnh cấu tạo nguyên tử đó, biết rằng số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm 1 đơn vị.
Bài 3/ R là một nguyên tử có tổng số hạt cơ bản: n, p, e là 115. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang 
điện là 25 hạt. Xác định số khối, số hiệu nguyên tử của R.
Bài 4/ -Nguyên tử X có tổng số hạt là 46. Số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện.Xác định tên
Bài 5/ Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản: n, p, e là 180 hạt. Số hạt mang điện bằng 58,89% tổng số hạt.Tìm kí hiệu của nguyên tố R?
Câu 6/ Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản: 18 hạt.Biết rằng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.Hãy xác định hóa trị của nguyên tố đó đối với hiddro và với oxi?
Câu 7/ Nguyên tử của một nguyên tố N có tổng số hạt cơ bản 21 hạt.Nguyên tố này là kim loại hay phi kim,hay khí hiếm? Vì sao?
DẠNG 2- ĐỒNG VỊ
Bài 1/ Tính nguyên tử khối trung bình của :
	a/ Clo biết Clo gồm hai đồng vị là 
	b/ Ni biết Ni có 4 đồng vị :
Bài 2/ Bo có hai đồng vị là , nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,81. Xác định % mỗi đồng vị.
Bài 3/ Argon là một hỗn hợp gồm 3 đồng vị: 
a/ Tính nguyên tử khối trung bình của Ar
b/ Tính thể tích của 20,1g Ar ở đktc
Bài 4/ Đồng có hai đồng vị bền là .Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị?
DẠNG 3: CẤU HÌNH ELECTRON- HỆ THỐNG TUẦN HOÀN-ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Bài 1/ 
a/ Viết cấu hình e của các nguyên tử có số hiệu nguyên tử: 11, 16, 18, 20
b/ Nhận xét về số e lớp ngoài cùng của từng nguyên tử
c/ Nguyên tố nào là kim loại , phi kim, khí hiếm? Vì sao?
Bài 2/ Viết cấu hình đầy đủ cho các nguyên tử có lớp điện tử ngoài cùng là : 
Bài 3/ X và Y là hai nguyên tố có điện tử lớp ngoài cùng là và . X có 12 nơtron, Y có 20 nơtron
a/ Xác định cấu hình e của X và Y
b/ Cho 6,2 g hỗn hợp X và Y vào nước ta có phản ứng 2X + H2O = 2XOH + H2
Sau phản ứng thu được 2,24 l khí đkc. Tính % khối lượng của X và Y trong hỗn hợp đầu.
Bài 4/ Dựa vào bảng HTTH hãy xếp các nguyên tố sau đây theo chiều:
- Theo chiều tăng dần tính kim loại và giải thích: Li, Be, K, Na, Al
- Tăng dần tính phi kim và giải thích: As, F, S, N, P
Bài 5/ Cho các nguyên tố: Mg(Z=12) : Al(Z=13) : Na(Z=11) : Si(Z=14) 
 a/ Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của : Tính kim loại, độ âm điện, bán kính nguyên tử?
 b/ Viết công thức hợp chất oxit cao nhất của các nguyên tố trên và sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tính bazo của các hợp chất này?
DẠNG 4: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ DỰA VÀO CÔNG THỨC OXIT CAO NHẤT VÀ HỢP CHẤT KHÍ VỚI HIDRO	 
Bài 1/ Oxit cao nhất của nguyên tố có công thức R2O5. Hợp chất khí với H chứa 91,18% R về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R
Bài 2/ Hợp chất khí của một nguyên tố với H có dạng RH2. Oxit cao nhất của R chứa 60% oxi. Hãy xác định tên nguyên tố R
Bài 3/Hợp chất khí H của một nguyên tố có công thức RH3.Oxit cao nhất của nó chứa 74,08% O. Xác định R
Bài 4/ Một nguyên tố có hóa trị đối với H và hóa trị đối với O bằng nhau . Trong oxit cao nhất của nó oxi chiếm 53,3 %
Bài 5/ Một nguyên tố kim loại R trong bảng HTTH chiếm 52,94% về khối lượng trong oxit cao nhất của nó
a/ Xác định tên và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó
b/ Cho 20,4 g oxit của R tan hoàn toàn trong 246,6 g dung dịch 17,76% của hợp chất với H với một phi kim X thuộc nhóm VIIA tạo thành dung dịch A 
-Tìm khối lượng nguyên tử và gọi tên X
-Tính C% của dung dịch
DẠNG 5: XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ KHI BIẾT VỊ TRÍ CỦA CHÚNG
Bài 1/ Hai nguyên tố A, B có ZA + ZB = 32, biết A và B nằm kề nhau trong bảng HTTH.
- Xác định tên của A và B
- Viết cấu hình e của A và B và cho biết vị trí của A và B trong bảng HTTH
- Viết công thức oxit cao nhất của A và B 
Câu2/: Hai nguyên tố X, Y cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng HTTH. Tổng điện tích hạt nhân của chúng bằng 24. Xác định và viết cấu hình của X , Y.
Câu 3/: Hai nguyên tố X,Y thuộc cùng một phân nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng HTTH, có tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử hai nguyên tố là 30. Xác định vị trí của X,Y .
hạt nhân của chúng bằng 32. Xác định 2 nguyên tố trên.
DẠNG 6: DẠNG BÀI TẬP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT, NƯỚC
Bài 1/ Cho 5,85 gam một kim loại kiềm A tác dụng hết với nước thu được 0,15g khí thoát ra và dung dịch thu được có nồng độ 20%. Xác định kim loại A và khối lượng nước đã dùng?
Bài 2/ Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hidro ở đktc. Xác định tên kim loại đó?
Bài 3/ Hòa tan một oxit của một nguyên tố thuộc nhóm IIA bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thì thu được một dung dịch muối có nồng độ 11,8%. Xác định nguyên tố đó.
Bài 4/ Cho 0,6g một kim loại thuộc phân nhóm nhóm IIA tác dụng với nước thu được 0,336 lít H2 (đkc) . Xác định tên kim loại.
Bài 5/ Cho 1,38 g một kim loại thuộc phân nhóm nhóm IA tác dụng với nước thu được 0,2 lít H2 (đkc) . Xác định tên kim loại.
Bài 6/ Đem oxi hóa 2 g một nguyên tố có hóa trị IV bằng oxi ta thu được 2,54 g oxit. Định tên nguyên tố đó
Bài 7/ Cho 5,4 g một kim loại M tác dụng với oxy ta thu được 10,2 g oxit cao nhất có công thức M2O3. Định tên kim lọai M
Bài 8/ Cho 6,2 g hỗn hợp hai kim lọai kiềm A và B vào 100g nước thu được 2,24 l H2 (đkc), A và B liền nhau trong cùng phân nhóm
a/ Xác định A và B
b/ Tính C% của dung dịch thu được
Bài 9/. Cho 28 (g) hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn, tác dụng hoàn toàn với 29,2 (g) axit clohidric (vừa đủ). Xác định tên của A, B.
DẠNG 7: LIÊN KẾT HÓA HỌC
Bài 1/: Giải thích sự tạo thành các lkcht trong các phân tử: Cl2, CH4, HCl.C2H4,C2H2, CO2
Bài 2/:a/ Viết CTCT của các hợp chất sau:H2SO4, H3PO4, CO2, N2, HNO3, AlCl3, NH3, P2O5, HClO4, HCl, CO, SO2.
 b) Vieát coâng thöùc caáu taïo vaø coâng thöùc electron cuûa CH4 ; NH3 ; N2 ; CO2 ; HCl ; H2S ; C2H6 ; C2H4 ; C2H2 ; C2H6O. Xaùc ñònh hoaù trò caùc nguyeân toá.
DẠNG 8: PHẢN ỨNG OXI HÓA –KHỬ
Bài 1/Lập phương trình phản ứng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng e Cho biết chất khử? Chất oxi hóa?
Quá trình khử? Qúa trình oxi hóa?
FeS2 + O2 à Fe2O3 + SO2 
P + H2 SO4 ® H3PO4 + SO2 +H2O.
Fe + HNO3 ® Fe(NO3)3 + N2O + H2O. 
H2S + HClO3 ® HCl +H2SO4. 
Mg + HNO3 ® Mg(NO3)2 + NO + H2O.
Fe + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
Mg + H2SO4 ® MgSO4 + H2S + H2O.
Al + H2SO4 ® Al2(SO4)3 + SO2 + H2O.
Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO2 + H2O.
Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + N2O + H2O.
FeSO4 + H2SO4 + KMnO4 ® Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. 
KMnO4 + HCl® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
K2Cr2O7 + HCl® KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O.
MnO2 + HCl à MnCl2 + Cl2 + H2O.
S + H2SO4đ à SO2 + H2O
Cu + H2SO4 ® CuSO4 + SO2 + H2O.
Cl2 +KOH ® KCl + KClO3 + H2O.
NO2 + NaOH® NaNO2 + NaNO3 + H2O.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap hoa 10 cac dang bai tap.doc