Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 5 - Trường THPT Ngô Lê Tân

Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 5 - Trường THPT Ngô Lê Tân

CHƯƠNG V: NHÓM HALOGEN

 TIẾT 47: Bài 29 : KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN

I– MỤC TIÊU:

Học sinh biết: + Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào. Vị trí của chúng trong BTH các nguyên tố hóa học.

+ Đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học trong các phân tử Halogen.

+ Tính chất hóa học đặc trưng của các Halogen là tính oxi hóa mạnh.

+ Một số quy luật biến đổi tính chất vật lí, tính chất hóa học của các Halogen.

Học sinh hiểu:

+Vì sao tính chất hóa học của các Halogen biến đổi theo quy luật.

+ Nguyên nhân của sự biến đổi tính chất phi kim của các halogen là do sự biến đổi về cấu tạo nguyên tử, độ âm điện,

+ Các Halogen có SOH : -1; trừ flo, các Halogen khác có thể có SOH + 1, +3, +5, +7 là do độ âm điện và do về cấu tạo lớp electron ngoài cùng của chúng.

 

doc 26 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 5 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	CHƯƠNG V: NHÓM HALOGEN 	 
 TIẾT 47: Bài 29 : KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN 
I– MỤC TIÊU:
Học sinh biết: + Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào. Vị trí của chúng trong BTH các nguyên tố hóa học.
+ Đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học trong các phân tử Halogen.
+ Tính chất hóa học đặc trưng của các Halogen là tính oxi hóa mạnh.
+ Một số quy luật biến đổi tính chất vật lí, tính chất hóa học của các Halogen.
Học sinh hiểu: 
+Vì sao tính chất hóa học của các Halogen biến đổi theo quy luật.
+ Nguyên nhân của sự biến đổi tính chất phi kim của các halogen là do sự biến đổi về cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, 
+ Các Halogen có SOH : -1; trừ flo, các Halogen khác có thể có SOH + 1, +3, +5, +7 là do độ âm điện và do về cấu tạo lớp electron ngoài cùng của chúng.
II- CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
+ BTH các nguyên tố hóa học.
+ Bảng phụ theo SGK (bảng 5.1)
Học sinh: Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử, khái niệm độ âm điện, số oxi hóa,
+ Kĩ năng viết cấu hình electron.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ Ổn định tổ chức.
+ Giảng bài mới: 
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
5’
10’
10’
5’
10’
Hoạt động 1:
HS quan sát nhóm VIIA trong BTH, rút ra nhận xét. 
Hoạt động 2:
+ HS căn cứ vào số hiệu nguyên tử của các halogen để viết cấu hình electron lớp ngoài cùng và sự phân bố e trong các obitan, từ đó rút ra nhận xét về cấu tạo nguyên tử các halogen.
+ GV gợi ý học sinh viết sự phân bố electron trong các ô lượng tử của các nguyên tử halogen ở trạng thái kích thích, từ đó rút ra nhận sét về số electron độc thân có khả năng tham gia liên kết của nguyên tử Cl, Br, I là: 1, 3, 5, 7.
Hoạt động 3:
HS viết công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử X2 từ đó biết được liên kết trong phân tử X2 là liên kết cộng hóa trị không cực. Dựa vào giá trị năng lượng liên kết X – X không lớn, HS rút ra nhận xét phân tử X2 dễ tách thành 2 nguyên tử.
Hoạt động 4:
HS quan sát bảng 1.5, rút ra các quy luật biến đổi tính chất từ F đến I.
Hoạt động 5:
GV hướng dẫn HS căn cứ vào cấu tạo lớp vỏ electron ngoài cùng, năng lượng liên kết 
 X - X, độ âm điện và bán kính nguyên tử của các halogen rút ra nhận xét về các halogen
HS: Các nguyên tố halogen đứng ở cuối các chu kì ngay trước các khí hiếm.
HS: Thảo luận nhóm nhỏ, rút câu ra trả lời theo gợi ý của giáo viên:
+ Cấu hình electron nguyên tử ở trạng thái cơ bản.
+ Cấu hình electron nguyên tử ở trạng thái kích thích.
HS: Thảo luận nhóm nhỏ, rút câu ra trả lời theo gợi ý của giáo viên:
+ Công thức cấu tạo: X – X .
+ Năng lượng liên kết X – X.
HS: Thảo luận nhóm nhỏ, rút câu ra trả lời theo gợi ý của giáo viên.
HS: Thảo luận nhóm nhỏ, rút câu ra trả lời theo gợi ý của giáo viên:
I- Nhóm halogen trong BTH các nguyên tố.
+ Nhóm VIIA gồm các nguyên tố: F, Cl, Br, I.
+ Vị trí: Ở cuối chu kì, ngay trước khí hiếm.
II – Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của các nguyên tố trong nhóm Halogen.
1) Cấu hình electron nguyên tử:
X( ns2 np5 nd0)
+ Ở trạng thái cơ bản: Nguyên tử các halogen đều có một electron độc thân. 
+ Ở trạng thái kích thích: Trừ F không có phân lớp d. Ngyên tử Cl, Br, I có phân lớp d còn trống , khi được kích thích, 1, 2 hoặc 3 e có thể chuyển đến obitan d còn trống.
Vậy trong hợp chất với kim loại và hiđro, các halogen có SOH 
– 1, còn trong các hợp chất với oxi, các halogen có SOH +1, +3, +5, +7.
F luôn có SOH – 1 trong các hợp chất (vì F có độ âm điện lớn nhất)
2) Cấu tạo phân tử:
:. + .: :::
Công thức cấu tạo: X – X 
Năng lượng liên kết X – X của phân tử X2 không lớn (từ 151 – 243 kJ/mol), nên các phân tử halogen tương đối dễ tách thành 2 nguyên tử.
III – Khái quát về tính chất của các Halogen.
1) Tính chất vật lí:
Bảng 3.1 SGK.
2) Tính chất hóa học:
 X + 1e X-
ns2np5 ns2np6
Các halogen có tính oxi hóa mạnh.
Các halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa mạnh. Khả năng oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
Hoạt động 5 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 1, 2, 3, 5, 6 sgk / trang 119)
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 	 TIẾT 48 
Bài 30 : 	 CLO 
I– MỤC TIÊU:
Học sinh biết: 
Một số tính chất vật lí, ứng dụng, phương pháp điều chế clo trong PTN và trong công nghiệp. Clo là chất khí độc hại.
Học sinh hiểu: 
+ Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh: Oxi hóa kim loại, phi kim và một số hợp chất. Clo có tính oxi hóa mạnh do có độ âm điện lớn.
+ trong một số phản ứng, clo còn thể hiện tính khử.
Học sinh vận dụng: Viết các phương trình hóa học minh họa cho tính oxi hóa mạnh và tính khử của clo, phương trình phản ứng điều chế clo trong phòng thí nghiệm.
II- CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hai lọ chứa khí Clo điều chế sẵn, dây sắt, đèn cồn, kẹp sắt,
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ (5’) :
 Vì sao trong hợp chất, nguyên tố flo luôn có SOH - 1, còn các halogen khác ngoài SOH – 1 còn có SOH + 1, +3, +5, +7.
+ Giảng bài mới: 
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
5’
5’
5’
5’
5’
5’
5’
Hoạt động 1:
Gv: Yêu cầu HS tìm hiểu tính chất vật lí qua SGK và quan sát lọ khí Clo để rút ra những tính chất vật lí quan trọng của clo:
+ Trạng thái, màu, mùi, tỉ khối so với không khí.
+ Nhiệt độ hóa lỏng, hóa rắn, tính tan.
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu HS cho biết:
+ Cấu hình electron đầy đủ của clo: 1s22s22p63s23p5
+ Công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử Cl2.
Hoạt động 3:
Gv: Làm thí nghiệm sắt tác dụng với Cl2, HS quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
Hoạt động 4:
GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng.
Hoạt động 5:
GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng Cl2 với H2O và với dung dịch kiềm NaOH.
Tại sao nước Javen có khả năng tẩy màu?
Hoạt động 6:
GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng Cl2 với muối của các halogen NaBr, NaI.
Hoạt động 7:
GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng Cl2 với các chất khử khác.
HS: Làm việc với SGK và rút ra kết luận về tính chất vật lí của clo:
- Ở nhiệt độ thường, clo là chất khí, màu vàng lục, mùi xốc, nặng hơn không khí.
- Clo tan vừa phải trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Clo rất độc.
HS: Làm việc với SGK và rút ra kết luận về tính chất hóa học của clo:
 Cl + 1e Cl-
 Các halogen có tính oxi hóa mạnh.
HS: Làm việc với SGK và rút ra khả năng tham gia phản ứng của Cl2 với kim loại. Viết phương trình phản ứng.
HS: Viết phương trình phản ứng của Cl2 với H2.
HS: Viết phương trình phản ứng của Cl2 với H2O và dung dịch kiềm NaOH.
2 + H2O H + HO
HClO có tính oxi hóa rất mạnh, có khả năng phá hủy các chất màu, vì HClO có khả năng phân hủy tạo ra O nguyên tử. Vì thế clo ẩm có tác dụng tẩy màu.
HS: Viết phương trình phản ứng của Cl2 với muối của các halogen khác như NaBr, NaI.
HS: Viết phương trình phản ứng của Cl2 với các chất khử khác như SO2, H2S, FeCl2, 
I – Tính chất vật lí:
II – Tính chất hóa học:
Nguyên tử Clo rất dễ thu một 1e để trở thành ion Cl- có cấu hình giống khí hiếm Ar.
 Cl + 1e Cl-
ns2np5 ns2np6
 Các halogen có tính oxi hóa mạnh.
1) Tác dụng với kim loại:
 2 Na + Cl2 2 NaCl
 2 Fe + Cl2 2 FeCl3
2) Tác dụng với hiđro:
H2(k) + Cl2(k) 2 HCl(k) 
3) Tác dụng với nước và với dung dịch kiềm.
2 + H2O H + HO
HClO có tính oxi hóa rất mạnh, nó phá hủy các chất màu, vì thế clo ẩm có tác dụng tẩy màu.
Với dung dịch kiềm:
2 + 2 NaOH Na + NaO + H2O
Trong phản ứng trên, clo vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. Đó là phản ứng tự oxi hóa – khử.
4) Tác dụng với muối của các halogen khác.
2 +2 Na 2Na+ 2
2 + 2 Na 2 Na+ 2
Tính oxi hóa của clo mạnh hơn Brom và iot.
5) Tác dụng với các chât khử khác.
2 +2 H2O + O22 H + H2O4
2 2 + 22 3
Hoạt động 5 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 1, 2, 3, 4 sgk / trang 125)
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 	 TIẾT 49 
Bài 30 : 	 CLO 
I– MỤC TIÊU:
Học sinh biết: 
+ Một số ứng dụng của clo.
+ Một số phản ứng điều chế clo trong PTN và trong công nghiệp. 
Học sinh hiểu: 
Học sinh vận dụng: Viết các phương trình hóa học minh họa cho tính oxi hóa mạnh và tính khử của clo, phương trình phản ứng điều chế clo trong phòng thí nghiệm.
II- CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hóa chất HCl, KMnO4, MnO2, KClO3.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ (10’) :
 Trình bày tính chất hóa học của clo. Viết phương trình phản ứng minh họa.
+ Giảng bài mới: 
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
10’
5’
10’
5’
Hoạt động 1:
GV: Qua kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống, GV gợi ý HS rút ra một số ứng dụng của clo trong các lĩnh vực.
GV: Đặc biệt clo được xếp vào vị trí những hóa chất quan trọng nhất của công nghiệp hóa chất.
Hoạt động 2:
GV: Trong tự nhiên clo có thể tồn tại ở dạng đơn chất không ? Tại sao ? Hãy kể một số chất trong tự nhiên có chứa nguyên tố clo.
Hoạt động 3:
Trong phòng thí nghiệm:
GV: Khai thác những phản ứng điều chế clo HS đã biết ở lớp 9, có thể đưa thêm một số phản ứng mới.
GV: Yêu cầu HS viết các phương trình phản ứng điều chế clo.
Hoạt động 4:
Trong công nghiệp
Cần hướng HS quan tâm đến yếu tố thực tiễn: Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, kĩ thuật phục vụ sản xuất.
HS: Kể những ứng dụng của clo mà HS biết thông qua chương trình THCS và đời sống thực tế như:
+ Đời sống.
+ Công nghiệp.
+ Nông nghiệp.
HS: Cần rút ra được kết luận:
- Clo có 2 đồng vị:Cl (75,77%), Cl (24,23%)
- Do Clo hoạt động hóa học mạnh nên trong tự nhiên clo chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất muối clorua (KCl, NaCl)
HS: Quan sát hình 5.3 SGK, nhận xét về điều kiện thí nghiệm, kĩ thuật thí nghiệm (thu khí clo, làm khô khí clo).
HS: Viết và cân bằng các phương trình phản ứng điều chế khí clo.
O2 + H
KO4+H
KClO3 + 6HCl
K2Cr2O7+ HCl
HS: Nghiên cứu + SGK và kết luận:
Clo được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn. 
+ Nếu không có màng ngăn sẽ thu được nước javen.
III - Ứng dụng:
- Sát trùng nước uống (với nồng độ cho phép)
- Điều chế axit HCl, nước jven, clo rua vôi, kali clorat, các dung môi hữu cơ, chất dẻo, tơ tổng hợp, cao su tổng hợp, da giả. 
IV – Trạng thái tự nhiên:
- Clo có 2 đồng vị:
Cl (75,77%), Cl (24,23%)
- Do Clo hoạt động hóa học mạnh nên trong tự nhiên clo chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất muối clorua.
V – Điều chế:
Nguyên tắc: Oxi hóa ion Cl- thành Cl2.
 2 Cl- Cl2 + 2e
1) Trong phòng thí nghiệm:
Cho HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7,
O2 + 4 H 
Cl2 + 2 + 2 H2O
 2 KO4+ 16 H 
2 KCl +2Cl2 + 52 + 8 H2O
KClO3 + 6HCl
KCl+3Cl2+3H2O
K2Cr2O7 + 14 HCl2KCl + 2CrCl3+ 3Cl2 + 7H2O.
2) Trong công nghiệp:
Clo được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn.
2NaCl+2H2O
 Cl2 + H2 + 2NaOH
 (A) (K) (K)
Nếu không có màng ngăn sẽ thu được nước javen.
2 + 2 NaOH Na + NaO + H2O
Hoạt động 5 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 1, 2, 3, 4 sgk / trang 125)
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 	 TIẾT 50 
Bài 31 : 	 HIĐRO CLORUA 
I– MỤC TIÊU:
Học sinh biết: + Tính chất vật l ... g thuận nghịch, phản ứng thu nhiệt.
2 (k) + 2(r)2(k)
H= + 51,88 KJ
2. Ứng dụng: SGK
III – Một số hợp chất của iot:
1. Hiđro iotua và axit iothiđric.
Trong dãy HX thì HI kém bền hơn cả. Ở 3000c HI bị phân hủy.
 2HI H2 + I2
HI dễ tan trong H2O thành dd axit flo hiđric, đó là axit rất mạnh, mạnh hơn HCl, HBr.
 HF, HCl, HBr, HI
 Tính axit và tính khử tăng
HI có tính khử mạnh nhất trong dãy HX, HI khử được H2SO4 đặc thành H2S và khử Fe3+ thành Fe2+.
8HI + H2SO4 4I2 + H2S + 4H2O
2H+2Cl32Cl2+2 + 2HCl
2. Một số hợp chất khác.
+ Iot tạo ra nhiều hợp chất với oxi và có SOH +1, +3, +5, +7 giống như clo.
+ Đa số muối iotua dễ tan trong nước, riêng AgI không tan có màu vàng. 
+ Dung dịch muối iotua tác dụng với Cl2 hoặc Br2.
2NaI + Cl2 2NaCl + I2
2NaI + Br2 2NaBr + I2
Hoạt động 5 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 1, 2, 3, 4 SGK / trang 145)
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 	 TIẾT 59 
Bài 37 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG 5
I– MỤC TIÊU:
1. Củng cố kiến thức:
+ Cấu tạo nguyên tử, tính chất, ứng dụng của các halogen và một số tính chất của chúng.
+ So sánh, rút ra quy luật về sự biến đổi tính chất của các halogen và một số hợp chất của chúng.
2. Kỹ năng:+ Vận dụng lí thuyết chủ đạo về cấu tạo nguyên tử, BTH các nguyên tố hóa học, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử để giải thích tính chất của các halogen và hợp chất của halogen.
+ Viết các ptpứ chứng minh cho tính chất của các halogen và hợp chất của các halogen.
II- CHUẨN BỊ:
Giáo viên: BTH các nguyên tố hóa học, bảng một số đặc điểm của các halogen. 
Học sinh: Ôn lại kiến thức của chương.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ (5’) :Viết các phương trình phản ứng:
a) HBr + H2SO4 b) HI + H2SO4 c) HI + FeCl3
Nhận xét về tính khử của HI? So sánh với tính khử của HBr?
+ Giảng bài mới: 
TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
5’
5’
10’
5’
5’
5’
Hoạt động 1:
Yêu cầu HS viết cấu hình e của các halogen và rút ra nhận xét. 
Hoạt động 2:
Yêu cầu HS tra bảng ĐÂĐ của F, Cl, Br, I và rút ra nhận xét.
Hoạt động 3:
Yêu cầu HS lấy các ví dụ về :
+ Tính oxi hóa mạnh của Halogen?
+ Phản ứng chứng tỏ tính oxi hóa giảm dần từ F đến I?
+ Tại sao F không thể hiện tính khử?
Hoạt động 4:
+ Tính chất chung của HX và dung dịch HX?
+ Đi từ HF đế HI, tính axit và tính khử thay đổi như thế nào? Viết ptpứ chứng minh?
Hoạt động 5:
Yêu cầu HS viết một số hợp chất có oxi của clo, brom và nhận xét SOH. 
Hoạt động 6:
Yêu cầu HS nhắc lại các phương pháp điều chế F2, Cl2, Br2 và I2. Viết phương trình phản ứng?
HS: 
+ Đều có 7e ngoài cùng.
+ Từ F đến I, bán kính nguyên tử tăng dần.
- F không có phân lớp d, ở các halogen khác có phân lớp d còn trống.
HS: 
+ Lấy các ví dụ về tính oxi hóa mạnh của Halogen:
+ Lấy các ví dụ về tính oxi hóa giảm dần của Halogen.
+ Sự biến đổi SOH từ FI.
HS:
+ Tính chất chung của HX và dd HX:
- Tính khử.
- Tính oxi hóa.
- Tính axit.
HS: Viết ptpứ điều chế nước javen, clorua vôi, kali clorat.
HS: 
Viết các phương trình phản ứng điều chế F2, Cl2, Br2 và I2.
A- Kiến thức cần nắm vững:
1) Cấu hình electron nguyên tử.
F, Cl, Br, I có cấu hình e như nhau:
 X: ns2np5
Nhận xét:
+ Giống nhau: Đều có 7e ngoài cùng.
+ Khác nhau: - Từ F đến I, bán kính nguyên tử tăng dần, lực hút của hạt nhân với lớp e ngoài cùng giảm dần.
- F không có phân lớp d, ở các halogen khác có phân lớp d còn trống.
2) Độ âm điện: 
Giảm dần từ F đến I.
F: 3,98; Cl: 3,16; 
Br: 2,96; I: 2,66
3) Tính chất hóa học.
a) Halogen là những phi kim có tính oxi hóa mạnh: Oxi hóa hầu hết các kim loại, nhiều phi kim và nhiều hợp chất.
b) Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ F đến I.
c) Flo không thể hiện tính khử (không có SOH dương), còn các halogen khác có thể hiện tính khử và tính khử tăng dần từ clo đến iot.
II – Hợp chất của Halogen.
1) Hiđro halogenua và axit halogenhiđric
 HF HCl HBr HI
 Tính axit và tính khử tăng dần
+ HF: axit yếu, ăn mòn thủy tinh.
+ HCl, HBr, HI: là các axit mạnh.
+ F- có tính khử rất yếu, chỉ bị oxi hóa bằng dòng điện.
+ AgF tan trong nước.
+ AgCl không tan, màu trắng.
+ AgBr không tan, màu vàng nhạt.
+ AgI không tan, màu vàng.
2) Hợp chất có oxi của halogen:
Trong các hợp chất có oxi của halogen, các nguyên tố clo, brom và iot có SOH dương; nguyên tố flo có SOH – 1.
III – Phương pháp điều chế:
+ F2: Điện phân hỗn hợp KF và HF.
+ Cl2: Cho HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như MnO2; KMnO4,hoặc đpdd NaCl có màng ngăn.
+ Br2: Dùng Cl2 để oxi hóa Br- trong NaBr, KBr (có trong nước biển) thành Br2.
+ Tách NaI từ trong nước biển, sau đó oxi hóa I- trong NaI thành I2.
Hoạt động 5 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 5.59; 5.60 SBT / trang 47)
Bài tập về nhà: 5.61; 5.62; 5.63; 5.64; 5.65; 5.66 SBT/ trang 47.
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 	 TIẾT 60 
 Bài 37 : 	LUYỆN TẬP CHƯƠNG 5 
I– MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: Củng cố kiến thức về sự biến đổi tính oxi hóa của các halogen và tính khử của các ion halogen.
2) Rèn luyện kỹ năng: + Phân biệt các hóa chất trong các lọ mất nhãn.
+ Tìm công thức và thực hiện dãy chuyển hóa.+ giải thích hiện tượng thí nghiệm.
+ Giải bài toán về thành phần hỗn hợp.
II- CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Câu hỏi giáo khoa và bài tập.
Học sinh: Ôn lại kiến thức về các halogen.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ (5’): 
 Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch A. Sục khí clo đến dư vào dung dịch A thu được dung dịch B (có bão hòa khí clo). Sục khí HI vừa đủ vào dung dịch B. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Trả lời: Fe3O4 + 8 HCl FeCl2 + 2 FeCl3 + 4 H2O
	 2 FeCl2 + Cl2 2 FeCl3 Cl2 + H2OHCl + HClO 
	 2 HI + Cl2 2 HCl + I2 HI + 2FeCl3 I2 + 2FeCl2 + 2HCl
+ Giảng bài mới: 
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
2’
3’
5’
5’
5’
5’
5’
5’
5’
Bài tập 1:Yêu cầu HS lựa chọn nhanh để khởi động tư duy.
Bài tập 2.
Củng cố kiến thức về sự biến đổi tính của các halogen và tính khử của các ion halogenua.
Bài tập 3.
Củng cố kiến thức về clo và hợp chất clo.
Bài tập 4: 
Củng cố kiến thức về tính oxi hóa của brom, tính khử của ion I-.
Bài tập 5: 
Củng cố kiến thức về tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom.
Bài tập 6: Bài tập thực nghiệm.
Bài tập 7: 
Củng cố tính chất của halogen và hợp chất của chúng.
Bài tập 8: 
Củng cố kiến thức về tính chất oxi hóa của muối clorat.
Bài tập 9: 
Rèn luyện kỹ năng bài toán tính thành phần hỗn hợp.
HS: Thảo luận chọn đáp án đúng.
1. Chọn đáp án B.
HS: Thảo luận, chọn thuốc thử, nêu cách tiến hành, hiện tượng, viết ptpứ.
HS: Thảo luận, chọn các chất A, B, C và viết phương trình phản ứng.
HS: Thảo luận, chọn các chất A, B và viết phương trình phản ứng.
HS: Thảo luận, chọn thuốc thử và viết phương trình phản ứng.
HS: Thảo luận, chọn thuốc thử và viết phương trình phản ứng.
HS: Thảo luận, chọn chất và viết phương trình phản ứng.
HS: Thảo luận, viết phương trình phản ứng, lập hệ phương trình theo hướng dẫn của Gv.
HS: Thảo luận, viết phương trình phản ứng, lập hệ phương trình theo hướng dẫn của Gv.
B – Bài tập:
1. Chọn đáp án B.
2. Dùng nước Brom cho lần lượt vào 3 dung dịch, nhận ra bình đựng dd NaI vì chuyển màu nâu sẫm.
Br2 + 2NaI2NaBr + I2
2 dd còn lại là NaCl và NaBr dùng nước clo nhận ra dd NaBr vì dd chuyển sang màu vàng.
Cl2 + 2NaBr2NaCl + Br2
3. Cl2 + H2 2 HCl
 Cl2 + H2O HCl + HClO
Cl2 + 2 H2O+ SO22HCl + H2SO4
2 HClO 2HCl + O2
4. Khí A: SO2; Khí B: HI
SO2 + 2 H2O+ Br22HCl + H2SO4
Br2 + 2 HI2HBr + I2
5. Cho một ít NaBr vào hỗn hợp.
Cl2 + 2NaBr2NaCl + Br2
Chưng cất hỗn hợp để lấy Br2.
6. a) Cho hỗn hợp khí qua dd KI, nếu thấy dd chuyển sang màu nâu thì hỗn hợp có lẫn Cl2.
Cl2 + 2KI2NaCl + I2
b) Cho hỗn hợp khí qua dd AgNO3, nếu có kết tủa trắng thì hỗn hợp có lẫn HCl.
AgNO3 + HClAgCl + HNO3
7. a) Brom b) NaCl
 c) Clo d) AgBr
 e) HCl f) NaCl
 g) Clo h) Iot
 i) Clo
8. 2KClO32KCl + 3 O2 (1)
 x x
 4KClO3 3KClO4+ KCl (2)
 y y/4
hệ pt
Giải được x = 0,4; y = 0,2
%KClO3 theo (1) = 66,67%
%KClO3 theo (2) = 33,33%
9. nAgNO3 = 0,05 mol
 nHCl = 0,02 mol
AgNO3 + KBr AgBr + KNO3
AgNO3 + NaI AgI + NaNO3
AgNO3 + HCl AgCl + HNO3
Lập hệ
X= 0,02; y = 0,01
%KBr = 61,34%; %NaI = 38,66%
VHCl = 0,02. 44,8 = 0,448 (lit)
Bài tập về nhà: 5.45; 5.46; 5.47; 5.48; 5.49; 5.50; 5.51 SBT/ trang 45.
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 	 
TIẾT 61 	Bài 38: BÀI THỰC HÀNH SỐ 03
TÍNH CHẤT CỦA CÁC HALOGEN
I– MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH:
+ Tập luyện lắp ráp một dụng cụ thí nghiệm đơn giản để làm việc với hóa chất độc hại như clo và các halogen khác.
+ Củng cố kỹ năng tiến hành thí nghiệm an toàn, quan sát nhận xét các hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng.
+ Khắc sâu kiến thức về tính oxi hóa mạnh của các halogen.
+ So sánh khả năng oxi hóa của một số halogen.
II- CHUẨN BỊ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ HÓA CHẤT CHO MỘT NHÓM THỰC HÀNH
1. Dụng cụ thí nghiệm
- Ống nghiệm: 5 -Kẹp ống nghiệm : 1
- Ống nhỏ giọt: 5 	 - Kẹp đốt hóa chất : 1
- Phễu thủy tinh: 1	 - Lọ thủy tinh : 1
- Thìa xúc hóa chất : 1	 - Giá để ống nghiệm: 1
- Bộ giá TN thực hành: 1	 - Ong thủy tinh chữ L: 1
- Nút cao su đục lỗ: 1	 - Đèn cồn: 	 1
2. Hóa chất:
 KClO3 hoặc KMnO4, dd HCl đặc, dd NaCl, dd NaBr, dd NaI, nước clo, nước iot, hồ tinh bột, bông.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH.
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
10’
15'
15’
Hoạt động 1: 
Điều chế clo.Tính tẩy màu của khí clo ẩm.
Gv: Hướng dẫn hs làm việc với SGK sau đó cho hs tiến hành thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết ptpứ.
Hoạt động 2: 
So sánh tính oxi hóa của clo, brom và iot.
 Gv: Hướng dẫn hs làm việc với SGK sau đó cho hs tiến hành thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết ptpứ.
Hoạt động 3: Tác dụng của iot với hồ tinh bột..
Yêu cầu HS nêu cách tiến hành, hiện tượng xảy ra?
I- Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành:
Thí nghiệm 1: Tính axit của HCl.
Cách tiến hành: Như SGK.
Quan sát hiện tượng và giải thích, viết ptpứ:
+ Trong ống nghiệm có khí màu vàng lục.
+ ptpứ: 
KClO3 + 6 HCl KCl + 3Cl2 + 3 H2O
Cách tiến hành: Như SGK.
Quan sát hiện tượng và giải thích, viết ptpứ:
Lần 1:
NaCl + Cl2 không có hiện tượng.
2 NaBr + Cl2 2NaCl + Br2 (dd màu vàng)
2 NaI + Cl2 2NaCl + I2 (dd màu nâu sẫm)
Lần 2:
NaCl + Br2 không có hiện tượng.
NaBr + Br2 không có hiện tượng.
2 NaI + Br2 2NaBr + I2 (dd màu nâu sẫm)
Lần 3:
NaCl + I2 không có hiện tượng.
NaBr + I2 không có hiện tượng.
2 NaI + I2 không có hiện tượng.
Kết luận: Tính oxi hóa giảm dần từ clo đến iot.
Thí nghiệm 3: Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
Cách tiến hành: Như SGK.
Quan sát hiện tượng và nêu nguyên nhân:
+ Tạo hợp chất có màu xanh đặc trưng.
+ Do phân tử iot kết hợp với hồ tinh bột tạo hợp chất bộc có màu xanh, đun nóng màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra.
III – Hướng dẫn học sinh viết tường trình (5’).
TT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
thí nghiệm
Hiện tượng quan sát
Phương trình phản ứng
Kết luận
1
2
3

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUONG 5.doc