Giáo án Hóa học 10 - Tiết 18: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố Hoá Học

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 18: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố Hoá Học

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn.

2. Kĩ năng

 HS được rèn luyện kĩ năng để giải được các bài tập liên quan đến bảng tuần hoàn: Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo; Quan hệ giữa vị trí và tính chất; so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

II. CHUẨN BỊ

 GV: Soạn câu hỏi cho HS ôn tập về:

• Cấu tạo nguyên tử.

• Bảng tuần hoàn.

• Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hoá học.

 HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.

.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 2 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2707Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 18: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố Hoá Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2008	
Ngày dạy: 
 TiÕt 18. 
ý nghÜa cña b¶ng tuÇn hoµn 
c¸c nguyªn tè ho¸ häc
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn.
2. Kĩ năng
 HS được rèn luyện kĩ năng để giải được các bài tập liên quan đến bảng tuần hoàn: Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo; Quan hệ giữa vị trí và tính chất; so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận. 
II. CHUẨN BỊ
 GV: Soạn câu hỏi cho HS ôn tập về:
Cấu tạo nguyên tử.
Bảng tuần hoàn.
Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hoá học.
 HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. æn ®Þnh tæ chøc líp
2. KiÓm tra bµi cò
3. Bµi míi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1
GV: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó được hay không ? cho ví dụ ? 
Áp dụng: Nguyên tố kali có số thứ tự là 19, thuộc chu kì 4, nhóm IA. Từ vị trí này giúp ta biết được gì về cấu tạo nguyên tử ?
Hoạt động 2
GV: Cho cấu hình e nguyên tử của một nguyên tố là 1s22s22p63s23p4. Hãy xác định vị trí của nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.
Hoạt động 3
GV: Củng cố quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử của nó theo bảng sau:
Vị trí của một nguyên tố
trong bảng tuần hoàn (ô)
 - Số thứ tự của nguyên tố
 - Số thứ tự của chu kì 
 - Số thứ tự của nhóm
Hoạt động 4 
GV: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta có thể suy ra những tính chất hoá học cơ bản của nó đựơc hay không ?
Áp dụng:
Biết lưu huỳnh ở ô thứ 16 trong bảng tuần hoàn. Em suy ra được những tính chất gì của nó ?
Hoạt động 5
GV: Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta có thể so sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận được không ?
Áp dụng:
So sánh tính chất hoá học của P (Z=15) với Si (Z=14) và S (Z=16), P (Z=15) với N (Z=7) và As (Z=33).
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó
HS: HS: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra:
Biết số thứ tự của nguyên tố → Z, P, E
Biết số thứ tự chu kì → số lớp electron.
Biết số thứ tự của nhóm → số e hoá trị. 
HS: 
Số thứ tự 19 → Z=19, P=19, E=19
Số thứ tự chu kì là 4 → có 4 lớp electron.
Số thứ tự của nhóm là IA → số e hoá trị là 1.
HS: Giải quyết vấn đề:
Tổng số e là 16 → STT của nguyên tố là 16.
Nguyên tố p → thuộc nhóm A.
Có 6e ngoài cùng → thuộc nhóm VIA.
Có 3 lớp e → thuộc chu kì 3.
Cấu tạo nguyên tử
 - Số proton, số electron
 - Số lớpelectron
 - Số electron lớp ngoài cùng 
II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố
HS: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta có thể suy ra:
Nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA có tính kim loại (trừ B và H).
Nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim (trừ Sb, Bi, và Po).
Hoá trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hoá trị của nguyên tố trong hợp chất với hidro.
Công thức oxit cao nhất. Công thức hợp chất khí với hidro (nếu có).
Công thức hidroxit tương ứng (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng 
HS: Giải quyết vấn đề:
S ở nhóm VIA, chu kì 3, là phi kim.
Hoá trị cao nhất của S trong hợp chất với oxi là 6, công thức hợp chất cao nhất SO3.
Hoá trị của nguyên tố trong hợp chất với hidro là 2, công thức hơp chất khí với hidro là H2S.
SO3 là oxit axit và H2SO4 là axit mạnh.
III. So sánh tính chất hoá học của nột nguyên tố với các nguyên tố lân cận
HS: Trong chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần.
Oxit và hidroxit có tính bazơ yếu dần, tính axit mạnh dần.
Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
HS:
Tính phi kim tăng dần từ Si đến S.
Tính phi kim giảm dần từ N đến As. 
Tính axit của H3PO4 yếu hơn HNO3 và H2SO4 
4. Củng cố: Giáo viên sử dụng bài tập 1, 2, 3, 4, 5, SGK để củng cố bài cho học sinh.
5. Dặn dò: Về học bài và làm các bài tập 6, 7 SGK trang 51.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 18.doc