Giáo án Hóa học 10 - Tiết 19 Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hòan, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình lectron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 19 Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hòan, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình lectron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

Tiết 19

Bài 11: Luyện tập : BẢNG TUẦN HÒAN ,SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH LECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I- MỤC TIÊU

 1/ Kiến thức:

Học sinh hiểu được:

 -Cấu tạo của bảng tuần hoàn.

 -Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tinh kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện và hóa trị .

 -Định luật tuần hoàn.

 2/ Kỹ năng: Có kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn: Từ vị trí của nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.

 3/ Thái độ: Đức tính cần cù, tỉ mỉ, chịu khó.

II- CHUẨN BỊ

 1/ Chuẩn bị của giáo viên:

 Phân chia nội dung bài luyện tập thành hai tiết để cho học sinh chuẩn bị trước.

 2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại lí thuyết bảng tuần hòan, làm bài tập trước ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 19 Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hòan, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình lectron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 22.10.2011	
Tiết 19 
Bài 11: Luyện tập : BẢNG TUẦN HÒAN ,SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH LECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I- MỤC TIÊU
	1/ Kiến thức: 
Học sinh hiểu được: 
	-Cấu tạo của bảng tuần hoàn.
	-Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tinh kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện và hóa trị .
	-Định luật tuần hoàn.
	2/ Kỹ năng: Có kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn: Từ vị trí của nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.
	3/ Thái độ: Đức tính cần cù, tỉ mỉ, chịu khó.
II- CHUẨN BỊ 
	1/ Chuẩn bị của giáo viên:
 Phân chia nội dung bài luyện tập thành hai tiết để cho học sinh chuẩn bị trước.
	2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại lí thuyết bảng tuần hòan, làm bài tập trước ở nhà.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1/ Oån định tình hình lớp: (1’)
	2/ Kiểm tra bài cũ:	(5’)
Bảng tuần hòan gồm mấy chu kì, mấy nhóm. Cách xác định chu kì, nhóm nguyên tố? 
	3/ Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinhø
Nội dung 
Hoạt động 1: Nhắc lại lí thuyết.
10’
-GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
 Câu 1:Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
Câu 2: Sắp xếp 20 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn?
Câu 3:Thế nào là ô nguyên tố.
Câu 4: Bảng tuần hòan gồm bao nhiêu chu kì, bao nhiêu nhóm A, nhóm B ?
-Học sinh thảo luận nhóm và trình bày phần trả lời.
I-LÍ THUYẾT 
1- Cấu tạo bảng tuần hoàn
a/ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Gồm 3 nguyên tắc.
b/Ô nguyên tố .
c/Chu kì:
STT = số lớp e.
d/Nhóm: gồm nhóm A và nhóm B
STT nhóm A = số e lớp ngoài cùng
STT nhóm B = số e ở (n-1)dns
.
Hoạt động 2: Bài tập 1.
10’
GV yêu cầu HS theo dõi Bài tập 1, đã ôn trong phần lí thuyết .
-Học sinh ôn tập trong lí thuyết để giải bài tập 1.
II-BÀI TẬP
Bài 1: a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành một chu kì, nhóm?
b)Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn?. Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
Giải :
Hoạt động 3: Bài tập 2.
10’
GV Giới thiệu bài tập 2. Tìm câu nào sai là chọn đúng.
-HS1: Câu a/ đúng –không chọn
-HS2: Câu b/ đúng – không chọn.
-HS3: Câu c/ sai vì các nguyên tố trong cùng một chu kì có số lớp e bằng nhau –chọn.
-HS4: Câu d/ đúng –không chọn.
Bài 2: Tìm câu sai trong những câu dưới đây: 
a/Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
b/Trong chu kì, các nguyê tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
c/ Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số e bằng nhau.
d/ Chu kì thường bắt đằu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm(trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành). 
Giải :Chọn câu c/
Hoạt động 4: Bài tập 3.
8’
GV: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố nhóm A nào gồn hầu hết các nguyên tố kim loại? 
-Đặc điểmsố e lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
-Các nguyên tố nhóm IA,IIA,IIIA là các kim loại. 
-Các nguyên tố nhóm VA,VIA, VIIA là các phi kim . 
-Các nguyên tố nhóm VIIIA là các khí hiếm.
-Nguyên tử nguyên tố kim loại có 1,2,3 e lớp ngoài cùng .
-Nguyên tử nguyên tố phi kim có 5,6,7 e lớp ngoài cùng.
-Nguyên tử nguyên tố khí hiếm có 8 e lớp ngoài cùng(trừ He có 2e).
Bài 3:Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố nhóm A nào gồn hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố khí hiếm? Đặc điểmsố e lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
Giải :
4. Dặn dò:	 (1’)	
	Làm các bài tập cịn lại 
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 19.doc