Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22 Bài 12: Liên kết ion – tinh thể ion

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22 Bài 12: Liên kết ion – tinh thể ion

Tiết 22 Chương 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

 Bài 12: LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION

I- MỤC TIÊU

 1/ Kiến thức: Học sinh hiểu được

 -Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion ?

 -Liên kết ion được hình thành như thế nào?

 2/ Kỹ năng: Liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của hợp chất ion.

 3/ Thái độ: Các loại vật liệu làm bằng các chất cấu tạo từ mạng tinh thể khác nhau có kiểu liên kết hóa học khác nhau.

II- CHUẨN BỊ :

 1/ Chuẩn bị của giáo viên: giáo án và tranh vẽ sự tạo thành liên kết ion.

 2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại tính chất chung nguyên tố nhóm IA, VIIA điển hình và một số nguyên tố nhóm A khác.

 

doc 3 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 3279Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22 Bài 12: Liên kết ion – tinh thể ion", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 01/11/2011 
Tiết 22 Chương 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
 	 Bài 12:	LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION
I- MỤC TIÊU
	1/ Kiến thức: Học sinh hiểu được 
	-Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion ?
	-Liên kết ion được hình thành như thế nào?
	2/ Kỹ năng: Liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của hợp chất ion.
	3/ Thái độ: Các loại vật liệu làm bằng các chất cấu tạo từ mạng tinh thể khác nhau có kiểu liên kết hóa học khác nhau.
II- CHUẨN BỊ : 
	1/ Chuẩn bị của giáo viên: giáo án và tranh vẽ sự tạo thành liên kết ion.
	2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại tính chất chung nguyên tố nhóm IA, VIIA điển hình và một số nguyên tố nhóm A khác.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1/ Oån định tình hình lớp:	(1’)
	2/ Kiểm tra bài cũ:	(5’)
Câu hỏi : Các nguyên tố kim loại, phi kim có tính chất hóa học cơ bản nào? Viết quá trình biểu diễn thể hiện tính chất đó?
	3/ Giảng bài mới:
	Tiến trình tiết dạy:
Thời lựơng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Sự tạo thành ion.
7’
-GV: Cho nguyên tử Na có Z =11. Hãy tính số e, số p. Cho biết nguyên tử Na trung hòa về điện hay không? Vì sao?
-Khi nào nguyên tử không trung hòa về điện? 
-Vậy ion là gì? 
-Nguyên tử Na trung hòa về điện.
Vì tổng số e bằng tổng số p 
-Khi nguyên tử nhường hoặc nhận e thì biến thành phần tử mang điện (dương hay âm) gọi là ion.
I- SỰ TẠO THÀNH ION, CATION, ANION.
1/ Ion, Cation, Anion:
a/ Sự tạo thành ion
Nguyên tử luôn trung hòa về điện, nhưng khi nguyên tử nhường hay nhận thêm electron thì nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion.
Hoạt động 2: Sự tạo thành Cation.
7’
-Ion dương tạo thành từ nguyên tử nguyên tố nào? 
Na – 1e = Na+ 
(2,8,1) (2,8)
Mg – 2e = Mg2+ 
(2,8,2) (2,8)
-Cho ion A2+ có cấu hình e:
 1s2 2s2 2p6 . Hãy xác định vị trí nguyên tố A trong hệ thống tuần hoàn. Viết cấu hình e đầy đủ của nguyên tử A?(Hoạt động nhóm).
-Nguyên tử nguyên tố kim loại nhường e ngoài cùng biến thành ion dương (Cation).
-Đại diện nhóm trình bày: Cấu hình e nguyên tử A: 
1s2 2s2 2p6 3s2
Ô thứ 12
Chu kì 3
Nhóm IIA.
b/ Sự tạo thành Cation.
Khi nguyên tử kim loại nhường đi e ngoài cùng thì biến thành ion dương (hay Cation). 
Ví dụ: Na – 1e = Na+
 Hay : Na = Na+ + 1e
Hoạt động 3: Sự tạo thành Anion.
8’
-Ion âm tạo thành từ nguyên tử nguyên tố nào? 
 Cl + 1e = Cl- 
(2,8,7) (2,8,8)
 S + 2e = S2- 
(2,8,6) (2,8,8)
-Cho ion A- có cấu hình e:
 1s2 2s2 2p6 . Hãy xác định vị trí nguyên tố A trong hệ thống tuần hoàn. Viết cấu hình e đầy đủ của nguyên tử A?(Hoạt động nhóm).
-Nguyên tử nguyên tố phi kim nhận thêm e biến thành ion âm (Anion).
-Đại diện nhóm trình bày: Cấu hình e nguyên tử A: 
1s2 2s2 2p5
Ô thứ 9
Chu kì 2
Nhóm VIIA.
c/ Sự tạo thành Anion.
Khi nguyên tử phi kim nhận thêm e thì biến thành ion âm (hay Anion). 
Ví dụ: Cl + 1e = Cl-
 Hay : Cl = Cl- - 1e 
Hoạt động 4: Ion đơn nguyên tử, đa nguyên tử.
5’
-Thế nào là ion đơn nguyên tử?
-Thế nào là ion đa nguyên tử?
- Là các ion tạo nên từ một nguyên tử. 
-Là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm.
2/ Ion Đơn Nguyên Tử Và Ion Đa Nguyên Tử.
a/ Ion đơn nguyên tử: Là các ion tạo nên từ một nguyên tử.
Ví dụ: Cation: Na+, Ca2+
 Anion: Cl- ,S2- 
b/ Ion đa nguyên tử: Là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm.
Ví dụ: Cation: NH4+
 Anion: SO42-, OH-
Hoạt động 5: Sự tạo thành liên kết ion.
9’
-GV giới thiệu quá trình tạo thành liên kết ion của phân tử muối ăn NaCl. Yêu cầu học sinh nhận xét.
-Vậy liên kết ion là gì? 
-Bản chất của liên kết ion là gì?
-Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Cl để biến thành ion dương Na+. 
 Na -1e = Na+ 
-Mỗi nguyên tử Cl nhận 1e để biến thành ion dương Na+. 
 Cl + 1e = Cl 
-Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.
-Sự chuyển e từ kim loại sang cho nguyên tố phi kim nhận.
II-SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION.
Ví dụ: Xét phân tử NaCl
-Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Cl để biến thành ion dương Na+. 
 Na " Na+ +1e 
-Mỗi nguyên tử Cl nhận 1e để biến thành ion dương Na+. 
 Cl + 1e " Cl-
 Na + Cl " Na+ + Cl-
 (2,8,1) (2,8,7) (2,8) (2,8,8)
 Na+ + Cl- = NaCl 
2 x1e
Phản ứng hóa học 
2Na + Cl2 2 NaCl 
Khái niệm: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.
Hoạt động 6: Củng cố.
2’
 -Nắm vững quá trình tạo thành ion , tạo thành liên kết ion
	-Hợp chất ion có tính chất chung nào.
 -Liên kết ion được hình thành bởi 1 kim loại điển hình và 1 phi kim điển hình.
4. Dặn dò: (1 phút)
	Học bài cũ.
Làm các bài tập 1,2,3,4,5 và 6 trang 59,60( Sách giáo khoa Hóa 10 – Ban cơ bản )
Đọc trước bài mới “Liên kết cộïng hóa trị”.	
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 22.doc