Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22: Liên kết ion – Tinh thể ion

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22: Liên kết ion – Tinh thể ion

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS biết:

Ion là gì ? Khi nào nguyên tử trở thành ion ? Có mấy loại ion ?

Liên kết ion được hình thành như thế nào ?

2. Kĩ năng: HS vận dụng:

Liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion ?

3. Thái độ:

Thông qua việc dạy học học sinh tự nhận thức được khoa học luôn gắn liền với thực tế.

II. CHUẨN BỊ

 GV: Cho học sinh ôn tập: Một số nhóm A tiêu biểu.

 HS: Ôn Tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định tổ chức lớp

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2631Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22: Liên kết ion – Tinh thể ion", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương III: LIÊN KẾT HOÁ HỌC
Tiết 22: 	LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết: 
Ion là gì ? Khi nào nguyên tử trở thành ion ? Có mấy loại ion ?
Liên kết ion được hình thành như thế nào ?
2. Kĩ năng: HS vận dụng: 
Liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion ? 
3. Thái độ:
Thông qua việc dạy học học sinh tự nhận thức được khoa học luôn gắn liền với thực tế.
II. CHUẨN BỊ
 GV: Cho học sinh ôn tập: Một số nhóm A tiêu biểu.
 HS: Ôn Tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1
GV: Kết luận: Nguyên tử trung hoà về điện, khi nguyên tử nhường hay nhận e thì trở thành phần tử mang điện gọi là ion. 
GV: Tại sao nguyên tử lại nhường hay nhận e ?
GV: Khi nguyên tử nhường e thì trở thành ion gì ? Được gọi là gì ? Cho ví dụ ?
GV: Khi nguyên tử nhận e thì trở thành ion gì ? Được gọi là gì ? Cho ví dụ ?
Hoạt động 2
GV: Đặt câu hỏi:
Thế nào là ion đơn nguyên tử ? cho ví dụ ?
Thế nào là ion đa nguyên tử ? Choví dụ ?
Hoạt động 3
 GV: Nguyên tử Na nhường 1 electron cho nguyen tử clo để biến đổi thành cation Na+, đồng thời nguyên tử clo nhận 1 electron của nguyên tử Na để biến đổi thành anion Cl-
 - Nguyên tử Clo nhận 1e từ nguyên tử Natri và trở thành anion Cl-.
 Na + Cl → Na+ + Cl- 
 (2,8,1) (2,8,7) (2,8) (2,8,8)
- Hai ion Na+ và Cl- khi lại gần nhau thì có hiện tượng gì ?
Liên kết trong phân tử NaCl thuộc loại liên kết gì ?
Liên kết ion là gì ?
Hoạt động 4 
GV: Cho HS nhìn vào hình vẽ tinh thể ion của NaCl mô tả cấu tạo tinh thể ion của NaCl từ đó dự đoán một số tính chất của tinh thể ion NaCl.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Sự tạo thành ion, cation, anion
1. ion, cation, anion
HS: nguyên tử nhường hay nhận e để đạt đến cấu hình bền của khí hiếm (lớp ngoài cùng có 8e hay 2e ở heli)
HS: Khi nguyên tử nhường e thì trở thành ion dương. Được gọi là cation.
Ví dụ: Na+ → Na + 1e
 HS: Khi nguyên tử nhận e thì trở thành ion âm. Được gọi là anion.
Ví dụ: Cl + 1e → Cl-
2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử
HS: Dựa bào SGK trả lời câu hỏi của GV
Ion đơn nguyên tử là các ion được tạo nên từ một nguyên tử.
Ví dụ: Li+, Na+, Ca2+, S2-, O2-...
Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang diện tích dương hay âm.
Ví dụ: SO, NH, OH- ...
II. Sự tạo thành liên kết ion
HS: 
HS: Hai ion Na+ và Cl- khi lại gần nhau thì sẻ hút nhau tạo nên phân tủ NaCl.
Na+ + Cl- → NaCl
Liên kết trong phân tử NaCl thuộc loại liên kết ion.
Liên kết ion là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. 
III. Tinh thể ion 
1. Tinh thể NaCl
HS: NaCl ở trạng thái rắn tồn tại dưới dạng tinh thể ion. Trong mạng tinh thể NaCl. Các ion Na+ và Cl- phân bố luân phiên đều đặn trên các đỉnh của các hình lập phương. Xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất.
HS: Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy:
Thí dụ: Nhiệt độ nóng chảy của nuối ăn NaCl là 8000C, của MgO là 28000C.
 Các hợp chất ion đều tan trong nước, dể phân li thành ion. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước, chúng dẫn điện còn khi ở trạng thái khan thì không dẫn điện. 
3. Củng cố: Giáo viên sử dụng bài tập 1, 2, 3 SGK để củng cố bài cho học sinh.
4. Dặn dò: Về học bài và làm các bài tập 5, 6 SGK trang 60. Nghiên cứu trước bài “Liên kết cộng hoá trị”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 22.doc