Giáo án Hóa học 10 - Tiết 42: Bài thực hành số 2 - Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của Clo

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 42: Bài thực hành số 2 - Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của Clo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:

 + Phản ứng giữa kim loại với dung dịch axit, dung dịch muối

 + Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit.

2. Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hóa học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Dụng cụ: • Ống nghiệm • Giá để ống nghiệm • Ống hút nhỏ giọt

• Thìa lấy hóa chất • Kẹp lấy hóa chất • Kẹp gỗ

• Đền cồn • Nút cao su có ống thủy tinh xuyên qua

• Bông

 + Hóa chất: • Dung dịch H2SO4 đặc • KMnO4 tinh thể • Quỳ tím

• Dung dịch HCl loãng • Dung dịch NaCl • Dung dịch HNO3.

 • Dung dịch HCl đặc.

 

doc 2 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 21630Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 42: Bài thực hành số 2 - Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của Clo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/01/2010
Ngày giảng: 25/01/2010
TIẾT 42: BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
	+ Phản ứng giữa kim loại với dung dịch axit, dung dịch muối
	+ Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hóa học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:	+ Dụng cụ: • Ống nghiệm	• Giá để ống nghiệm	• Ống hút nhỏ giọt
• Thìa lấy hóa chất	• Kẹp lấy hóa chất	• Kẹp gỗ
• Đền cồn 	• Nút cao su có ống thủy tinh xuyên qua 
• Bông
	+ Hóa chất:	• Dung dịch H2SO4 đặc	• KMnO4 tinh thể	• Quỳ tím	
• Dung dịch HCl loãng	• Dung dịch NaCl	• Dung dịch HNO3.
	• Dung dịch HCl đặc.	• NaCl khan.	• Nước cất
HS: Bản tường trình thí nghiệm theo mẫu GV đã cho.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thí nghiệm, trực quan.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú học học bài, tái hiện kiến thức
Thời gian: 5p
Cách tiến hành:
- Y/c HS nêu mục đích của bài thực hành.
2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức cần áp dụng cho bài thực hành
* Mục tiêu: HS nắm được những kiến thức cần áp dụng, mục đích bài thực hành.
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS nêu: Nội dung kiến thức cần áp dụng, y/c của bài thực hành.
HS thực hiện.
Bước 2:
GV gọi HS trình bày, HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung.
HS thực hiện
Kết luận:
+ Nguyên tắc điều chế clo: oxi hóa 2Cl- → Cl2 
+ Phương pháp điều chế clo: Cho HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh: KMnO4, MnO2
 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
+ Phương pháp điều chế axit clohidric: phương pháp sunfat
 NaCl + H2SO4 NaHSO4 + HCl↑
Sau đó dẫn khí HCl vào nước → Axit HCl
+ Phương pháp nhận biết ion clorua: Dùng AgNO3 → kết tủa trắng AgCl
 AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 
 3. Hoạt động 2: Thực hành thí nghiệm
 * Mục tiêu: Củng cố thao tác thực hành, lí thuyết đã học. 
 * Thời gian: 30p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV lưu ý HS cẩn thận khi thực hành thí nghiệm 1, 2; tránh để khí thoát ra ngoài. Thay ống nghiệm thẳng bằng ống nghiệm chữ L ở TN 1. HD HS cách đốt nóng ống nghiệm ở TN 2.
HS thực hiện.
Bước 2:
GV chia lớp thành 4 nhóm và y/c các nhóm về vị trí tiến hành các thí nghiệm.
HS thực hiện
Bước 3:
GV quan sát các nhóm thực hành, hướng dẫn và sửa cho nhóm tiến hành chưa đúng. Y/c các nhóm ghi lại hiện tượng, kết quả của các thí nghiệm vào bản tường trình.
HS thực hiện
Kết luận:
TN 1: Điều chế clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm
+ Hiện tượng: Có khí màu vàng thoát ra. Quỳ tím ẩm dần dần bị mất màu.
+ Giải thích: Khí màu vàng là do clo được tạo thành do phản ứng:
 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Sau đó clo tan vào nước tạo ra HClO (axit có tính oxi hóa mạnh) làm mất màu quỳ tím.
 Cl2 + H2O HCl + HClO
TN 2: Điều chế axit clohidric
+ Hiện tượng: Quỳ tím chuyển thành màu đỏ
+ Giải thích: Do HCl được giải phóng ra ở (1) tan vào nước tạo thành axit HCl làm đổi màu quỳ tím
 NaCl + H2SO4 NaHSO4 + HCl↑
TN 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
- Tiến hành: 
+ C1: Dùng quỳ tím phân biệt được NaCl vì không có hiện tượng
 Dùng tiếp dung dịch AgNO3 phân biệt được HCl vì có kết tủa trắng
 Pthh: AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 
+ C2: Dùng AgNO3 phân biệt được HNO3 vì không có hiện tượng
 AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 
 AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3 
 Dùng tiếp quỳ tím phân biệt được NaCl vì không có hiện tượng.
4. Công việc sau buổi thực hành
- GV: 	+ Nhận xét, đánh giá kết quả giờ thực hành
	+ Y/c HS hoàn thành tường trình và nộp lại cho GV.
- HS thu dụng cụ, hóa chất và vệ sinh phòng thí nghiệm.
- Chuẩn bị cho tiết 43: Flo – Brom – Iot.
	+ Tính chất vật lí, điều chế flo và brom 
	+ Tính chất hóa học của flo và brom 
	+ Ứng dụng của flo và brom 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai TH so 2.doc