Giáo án Hóa học 10 - Tiết 47: Khái quát về nhóm halogen

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 47: Khái quát về nhóm halogen

1. Kiến thức

HS hiểu:

- Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa thứ nhất và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.

- Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của những nguyên tố trong nhóm halogen. Tính chất cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh.

- Sự biến đổi tính chất oxi hóa của các đơn chất trong nhóm halogen.

2. Kĩ năng

- Viết được cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của các nguyên tử F, Cl, Br, I ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.

- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của đơn chất halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất khác

- Viết được các phương trình chứng minh tính chất oxi hóa mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

- Giải được bài tập: Tính % thể tích hoặc khối lượng của halogen hoặc hợp chất của chúng trong hỗn hợp; Bài tập khác có nội dung liên quan.

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1917Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 47: Khái quát về nhóm halogen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/12/2009
Ngày giảng: 07/12/2009
Chương V: NHÓM HALOGEN
Tiết 47: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS hiểu:
- Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa thứ nhất và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của những nguyên tố trong nhóm halogen. Tính chất cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh.
- Sự biến đổi tính chất oxi hóa của các đơn chất trong nhóm halogen.
2. Kĩ năng
- Viết được cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của các nguyên tử F, Cl, Br, I ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của đơn chất halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất khác
- Viết được các phương trình chứng minh tính chất oxi hóa mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Giải được bài tập: Tính % thể tích hoặc khối lượng của halogen hoặc hợp chất của chúng trong hỗn hợp; Bài tập khác có nội dung liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bảng phụ 5.1 (SGK).
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Suy diễn, quy nạp
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú học bài
Thời gian: 5p
Cách tiến hành:
- Y/c HS dựa vào kiến thức đã học về bảng tuần hoàn hãy cho biết vị trí của nhóm halogen.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử của các nguyên tố trong nhóm halogen.
* Mục tiêu: HS nắm được
+ Vị trí của nhóm halogen 
	 	+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng
	 	+ Cấu tạo phân tử. 
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Y/c HS quan sát BTH nhận xét về vị trí, đọc tên, kí hiệu của các nguyên tố nhóm halogen
HS thực hiện
Bước 2:
Y/c HS dựa vào BTH cho biết cấu hình electron, sự phân bố electron trong các obitan từ đó nhận xét về số oxi hóa của Flo và các nguyên tố halogen khác.
HS thực hiện
Bước 3:
Y/c HS giải thích: tại sao các đơn chất halogen lại tồn tại ở dạng phân tử gồm 2 nguyên tử? Viết công thức electron, công thức cấu tạo của X2, nhận xét về liên kết, năng lượng của liên kết X – X?
HS thực hiện
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
- Các nguyên tố halogen thuộc nhóm VII, cuối các chu kì ngày trước các nguyên tố khí hiếm
- Gồm các nguyên tố: Flo, Clo, Brom, Iot (nguyên tố At là nguyên tố phóng xạ)
- Lớp ngoài cùng có 7e, trong đó có 1e độc thân
- Nguyên tử F không có phân lớp d, các nguyên tố còn lại có phân lớp d trống nên ở TTKT các electron ở phân lớp trong sẽ nhảy lên phân lớp d trống nên ở TTKT nguyên tử Cl, Br, I có thể có 1, 3, 5, 7e độc thân.
 ↑↓
 ↑↓
 ↑↓
 ↑
 ↑↓
 ↑↓
 ↑
 ↑
↑
 ↑↓
 ↑
 ↑
 ↑
↑
↑
 ↑
 ↑
 ↑
 ↑
↑
↑
↑
ns2
np5
nd0
ns2
np4
nd1
ns2
np3
nd2
ns1
np3
nd3
- Do các halogen là những phi kim có độ âm điện lớn, lớp ngoài cùng có 1e độc thân dễ liên kết với nhau.
 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí và tính chất hóa học chung của nhóm halogen
 * Mục tiêu: HS nắm được tính chất cơ bản của nhóm halogen. 
 * Thời gian: 10p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS quan sát bảng 5.1 rút ra quy luật biến đổi tính chất vật lí từ F đến I về:
+ Trạng thái
+ Màu sắc
+ tnc và ts.
HS thực hiện
 Bước 2:
Gọi HS trình bày, sau đó GV bổ sung tính tan và tính độc.
HS thực hiện
Bước 3:
Y/c HS dựa vào lớp vỏ electron ngoài cùng nhận xét tính chất hóa học chung của các halogen.
HS thực hiện
Kết luận:
* Tính chất vật lí biến đổi từ F đến I:
+ Trạnh thái: Khí – lỏng – rắn.
+ Màu sắc: Lục nhạt – vàng lục – nâu đỏ - đen tím.
+ tnc và ts tăng dần
+ Tan it trong nước, rất độc
* Tính chất hóa học chung:
+ Dễ nhận thêm 1e để trở thành anion: X + 1e → 
+ Là phi kim điển hình thể hiện tính oxi hóa mạnh
+ Từ F đến I tính phi kim và khả năng oxi hóa giảm.
4. Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà
- GV nhấn mạnh nội dung kiến thức trọng tâm.
- Cho HS làm BT 1, 5 SGK để củng cố
- BTVN: 2, 3, 4, 6 SGK/119.
- Chuẩn bị tiết sau: Clo
	+ Tính chất vật lí, hóa học của clo
	+ UD và điều chế clo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 47 KQ nhóm Halogen.doc