Giáo án Hóa học 10 Tiết 49 Bài 29: Oxi – Ozon

Giáo án Hóa học 10 Tiết 49 Bài 29: Oxi – Ozon

GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN

BÀI 29: OXI – OZON

I. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Kiến thức:

* Biết được:

− Tính chất hóa học và tính chất vật lí của oxi.

− Phương pháp điều chế oxi, vai trò của oxi trong đời sống và sản xuất.

* Hiểu được:

− Oxi có tính oxi hóa mạnh.

2. Kỹ năng

− Dự đoán tính chất, kết luận được về tính chất hoá học của oxi.

− Quan sát thí nghiệm, hình ảnh. rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi.

− Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của oxi.

 

docx 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1365Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 Tiết 49 Bài 29: Oxi – Ozon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường: THPT Trần Khai Nguyên	Ngày soạn: 14/02/2017
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Hoàn Thu	Ngày dạy: 23/02/2017
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Trúc Nhi	 Lớp dạy: 10A1	Tiết: 49
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
BÀI 29: OXI – OZON
I. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Kiến thức:
* Biết được:
− Tính chất hóa học và tính chất vật lí của oxi.
− Phương pháp điều chế oxi, vai trò của oxi trong đời sống và sản xuất.
* Hiểu được: 
− Oxi có tính oxi hóa mạnh.
2. Kỹ năng
− Dự đoán tính chất, kết luận được về tính chất hoá học của oxi.
− Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi.
− Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của oxi.
II. TRỌNG TÂM
− Oxi có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, với hiđro, hợp chất).
− Phản ứng điều chế oxi trong PTN.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
− PP nêu vấn đề kết hợp tìm hiểu khám khá: Đặt câu hỏi có vấn đề, chiếu các hình ảnh video có liên quan để HS trả lời từ đó rút ra được khái niệm, tính chất của oxi.
− Làm thí nghiệm để HS quan sát thực tế từ đó rút ra kết luận, nhận xét.
	− Dụng cụ: máy chiếu, PTN.
	− Hóa chất, dụng cụ TN: kẹp gắp, đèn cồn, dây sắt, dây Mg, mẫu than gỗ.
IV. CHUẨN BỊ
Ổn định lớp: 
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Vị trí và cấu tạo
GV yêu cầu HS lật lại trang 31 (bảng tuần hoàn) , yêu cầu HS cho biết:
− Vị trị của oxi trong BTH.
− Viết cấu hình electron của oxi.
− Viết CTCT và CTPT của oxi.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí
GV cho HS quan sát lọ đã dựng sẵn khí oxi và yêu cầu HS cho biết: 
− Màu sắc, mùi, vị.
− So sánh khối lượng oxi với không khí. 
GV nhận xét, bổ sung các kiến thức cần thiết
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
Dựa vào cấu hình e và độ âm điện của oxi hãy so sánh với độ âm điện của các nguyên tố khác? Hãy dự đoán mức độ hoạt động của oxi.
GV nhận xét và rút ra kết luận.
Hoạt động 3a: Tác dụng với kim loại.
GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng và viết PTHH ghi rõ số oxi hóa của các nguyên tố.
− Gắp dây Mg đưa vào ngọn lửa đèn cồn. 
− Lấy 1 đoạn dây Fe một đầu quấn thành hình lò xo bên trong có gắn 1 mẫu gỗ nhỏ đem đốt trên ngọn lửa đèn cồn, khi thấy chỉ còn tàn đỏ đưa nhanh vào lọ có chứa oxi.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hoạt động 3b: Tác dụng với phi kim
GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng và viết PTHH ghi rõ số oxi hóa của các nguyên tố.
−Lấy 1 mẫu than gỗ rồi cho vào mui đồng, sau đó đốt nóng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn, đưa nhanh vào lọ chứa oxi.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hoạt động 3c: Tác dụng với hợp chất
Cho HS xem clip của CO, etanol (C2H5OH) tác dụng với O2.
- GV yêu cầu hai HS viết phương trình và GV xác định số oxi hóa của hợp chất hữu cơ cho học sịnh.
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 4: Ứng dụng
GV yêu cầu HS cho biết những ứng dụng của oxi mà HS biết.
GV đưa những hình ảnh ứng dụng của oxi đã chuẩn bị sẵn.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
 Hoạt động 5: Điều chế
Hoạt động 5a: Điều chế oxi trong PTN
GV yêu cầu HS nêu nguyên tắc và đề xuất một số hợp chất có thể điều chế oxi trong PTN.
GV yêu cầu HS quan sát SGK cách điều chế oxi (hoặc hình ảnh đã chuẩn bị sẵn) và giải thích các vấn đề (nếu còn thời gian)
− Tại sao lại dùng pp đẩy nước điều chế oxi?
→ Do khí oxi ít tan trong nước nên dùng đẩy nước, hơn nữa oxi chỉ nặng hơn 3g (về M) so vs không khí nên rất dễ thất thoát trong quá trình thu.
− Tại sao phải đặt ống nghiệm KMnO4 hơi chếch xuống?
→ Do oxi nặng hơn không khí, đặt chếch xuống để oxi theo ống mà tràn xuống, đẩy khí ra bên trong hệ thống ống dẫn (do khí phía sau liên tục tạo ra và bị nở ra do sức nóng nên tạo áp lực đẩy khí phía trên ống về phía trước)
GV ghi PTHH yêu cầu HS xác định số oxh của các chất.
Hoạt động 5b: Sản xuất oxi trong CN
GV giới thiệu một số phương pháp điều chế oxi trong công nghiệp.
Hướng dẫn HS viết PTPƯ.
GV nhận xét và kết luận.
HS trả lời câu hỏi của GV và ghi chếp vào vở
HS quan sát và rút ra kết luận.
HS liên hệ kiến thức cũ và so sánh, dự đoán tính chất.
HS quan sát kĩ TN, nêu ra hiện tượng và viết PTHH xảy ra, xác định số oxh các chất.
HS quan sát kĩ TN, nêu ra hiện tượng và viết PTHH xảy ra, xác định số oxh các chất.
HS viết PTHH và xác định số oxh
HS liên hệ thực tế để biết ứng dụng của oxi.
HS trả lời câu hỏi GV đặt ra. Ghi PTHH và xác định số oxh của các chất.
HS trả lời câu hỏi GV đặt ra.
A. OXI
I. Vị trí và cấu tạo
− Vị trí: + Z = 8
	 + Chu kì 2
	 + Nhóm VIA
− Cấu hình electron: 1s22s22p4
− Ở điều kiện thường phân tử oxi gồm hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, có CTCT O=O.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ 
 − Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.
− Nặng hơn không khí:
− Oxi hóa lỏng ở −183oC, ít tan trong nước (100ml nước ở 20oC và 1atm hòa tan được 3,1ml khí oxi).
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
− Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (3,44, chỉ kém flo 3,98) .
− Khi tham gia phản ứng O dễ nhận thêm 2e ® oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh. 
− Trong tất của các dạng hợp chất, trừ hợp chất với flo, oxi đều thể hiện số oxi hoá -2.
1. Tác dụng với kim loại
− Oxi tác dụng với hầu hết kim loại ( trừ Ag,Au, Pt).
Ví dụ:
 0 0 +2 -2
2Mg + O2 2MgO 
 (Magie oxit)
0 0 +8\3 -2
3Fe + 2O2 Fe3O4
 (Oxit sắt từ)
2. Tác dụng với phi kim
− Oxi tác dụng hầu hết các phi kim ( trừ halogen).
Ví dụ:
 0 0 +4 -2
C + O2 CO2 
 (Cacbon đioxit)
0 0 +4 -2
S + O2 SO2
 (Lưu huỳnh đioxit)
3. Tác dụng với các hợp chất
+2 -2 0 +4 -2
CO + O2 CO2
 (Cacbon đioxit)
-2 0 +4 -2 -2
C2H5OH + 3O2 2CO2 +3H2O
IV. ỨNG DỤNG ( SGK)
− Quyết định sự sống của sinh vật
− Trong đời sống và sản xuất oxi dùng làm nhiên liệu, hàn cắt kim loại, luyện thép, y khoa,
V. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
− Trong phòng thí nghiệm O2 điều chế bằng phản ứng phân hủy, những hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt như KMnO4, KClO3, H2O2
2. Trong công nghiệp
a. Từ không khí: phương pháp vật lý
chưng cất phân đoạn không khí lỏng→ oxi
Điện phân
b. Từ nước: phương pháp hóa học 
2H2O 2H2 + O2
V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
	1. Củng cố:
GV cho HS làm các bài tập sau để ôn lại kiến thức đã học:
Câu 1: Oxi có thể phản ứng với các chất nào sau đây:
	A. Ag, Fe Al, H2
	B. Fe, H2, C, CO
	C. Cl2, C2H5OH, S, Al
	D. Al, Ag, C, CO
Đáp án: B
Câu 2: Phản ứng điều chế oxi trong công nghiệp là:
	A. KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
	B. KClO3 2KCl + 3O2 ↑
	C. 2H2O2 2H2O + O2 ↑
	D. 2H2O điện phân dung dịch 2H2 + O2 ↑
Đáp án: D
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp Mg và Al thu được 24,8 gam hỗn hợp oxit X.
	a. Tính thể tích khí O2 tham gia phản ứng (đktc).
	b. Tính thành phần phần trăm mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................................
	..................................
	..................................
	..................................
	..................................
	..................................
	..................................
	..................................
	..................................
	..................................
	..............................
	..............................
 TPHCM, ngày 23 tháng 02 năm 2017
	Giáo viên hướng dẫn	Giáo sinh thực tập
	(Ký và ghi rõ họ tên)	
 Đặng Thị Hoàn Thu 	 	 Nguyễn Thị Trúc Nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docxBAI_29_OXI.docx