I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của iot.
- Thành phần phân tử, tính chất cơ bản, một số ứng dụng, điều chế một số hợp chất của iot.
HS hiểu:
- Tính chất hóa học cơ bản của iot là tính oxi hóa mạnh nhưng yếu hơn brom, flo và clo.
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học cơ bản của iot.
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất hóa học của iot.
- Giải được một số bài tập có nội dung liên quan đến tính chất, ứng dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: DC và HC: + Bát sứ, ống hút. Iot tinh thể, nước cất, hồ tinh bột.
- HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề, đàm thoại.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
• Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài.
• Thời gian: 7p
Ngày soạn: 02/01/2010 Ngày giảng: 04/01/2010 TIẾT 57. IOT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của iot. Thành phần phân tử, tính chất cơ bản, một số ứng dụng, điều chế một số hợp chất của iot. HS hiểu: - Tính chất hóa học cơ bản của iot là tính oxi hóa mạnh nhưng yếu hơn brom, flo và clo. 2. Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học cơ bản của iot. - Viết được các PTHH chứng minh tính chất hóa học của iot. - Giải được một số bài tập có nội dung liên quan đến tính chất, ứng dụng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: DC và HC: + Bát sứ, ống hút. Iot tinh thể, nước cất, hồ tinh bột. HS: III. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề, đàm thoại. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài. Thời gian: 7p Cách tiến hành: - So sánh tính chất hóa học của brom với clo. Viết phương trình hóa học minh họa. 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế iot. * Mục tiêu: HS nắm được trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế của iot. * Thời gian: 7p * Cách tiến hành: Bước 1: GV y/c HS nghiên cứu SGK và nhận xét về trạng thái tự nhiên của iot. Giải thích trạng thái đó. HS thực hiện Bước 2: Y/c HS cho biết nguyên tắc và phương pháp điều chế iot. Viết PTHH. HS thực hiện Kết luận: GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức * Trạng thái tự nhiên: + Iot chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, ít nhất so với các halogen khác: rất ít trong nước biển, 1 số loại rong biển. Nếu thiếu iot người ta dễ mắc bệnh bướu cổ. * Điều chế: + Oxi hóa ion I-, chất oxi hóa là clo, brom. + Sục khí clo vào dd iotua: 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của iot. * Mục tiêu: HS nắm tính chất vật lí cơ bản và tính oxi hóa mạnh của iot nhưng kém flo, clo và brom. * Thời gian: 15p * Cách tiến hành: Bước 1: GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu tính chất vật lí của iot. GV ĐVĐ: Iot là 1 nguyên tố của nhóm halogen nên iot có tính chất hóa học giống clo và brom. GV biểu diễn TN phản ứng của brom với iot. Y/c HS viết PTHH của phản ứng giữa brom với hidro, kim loại. HS thực hiện Bước 2: GV y/c HS quan sát TN nhỏ vài giọt cồn iot vào hồ tinh bột, nhận xét hiện tượng và giải thích, viết PTHH, rút ra kết luận. HS thực hiện Bước 3: GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu ứng dụng của iot. HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS * Tính chất vật lí: Là chất rắn, màu đen tím. Khi đun nóng iot chuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể hơi => Sự thăng hoa của iot. Iot tan it trong nước tạo thành nước iot. Iot tạo với hồ tinh bột một chất có màu xanh => Iot là thuốc thử nhận biết tinh bột và ngược lại. * Tính chất hóa học: + Tác dụng với hidro: ∆H = 51,88 kJ + Tác dụng với nhiều kim loại: Brom thể hiện tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa của iot yếu hơn brom, clo và flo. * Ứng dụng: - Cồn iot để sát trùng, dược phẩm, muối iotua (KI hoặc KClO3) được trộn vào muối ăn để chống bệnh bướu cổ. 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số hợp chất của iot * Mục tiêu: HS nắm được tính chất, điều chế của HI, axit HI và hợp chất chứa oxi của iot. * Thời gian: 12p * Cách tiến hành: Bước 1: GV yc HS dựa vào quy luật biến đổi tính chất của HX cho biết tính bền, tính khử, tính axit của HI và axit HI. Viết PTHH của phản ứng phân hủy HI và phản ứng giữa HI với FeCl3. Rút ra nhận xét. HS thực hiện Bước 2: GV HD HS viết công thức một số hợp chất của iot. Viết PTHH của clo, brom với dung dịch KI. Nhận xét về tính tân của các muối iotua. HS thực hiện Kết luận: - GV gọi HS nhận xét, bổ sung sau đó GV bổ sung và chốt kiến thức. * HI kém bền, có tính khử mạnh hơn các HX khác. Dung dịch HI có tính axit mạnh nhất so với các dung dịch HX khác. * PTHH: * Đa số các muối iotua đều tan trong nước, một số muối không tan: AgI (màu vàng), PbI (vàng) * Iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo, brom nhưng có tính khử mạnh hơn. - Số oxi hóa của iot: -1, +1, +3, +5, +7 (giống clo và brom) 5. Tổng kết và hướng dẫn học bài - GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học, HD HS so sánh tính chất của iot với brom, clo và flo. - Cho HS làm BT 2, 3 để củng cố bài học - BTVN: 1, 4, 5, 6, SGK/145 - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập chương 5 + Ôn tập nội dung toàn chương 5 và BT chương 5.
Tài liệu đính kèm: