Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Bài 9: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Bài 9: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

• Kiến thức:

- Phát biểu được các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn và xác định electron hoá trị.

- Đọc được các thông tin về nguyên tố hoá học ghi trong một ô của bảng tuần hoàn.

- Nêu được cách phân chia các nguyên tố vào ô, chu kì, nhóm về: cách sắp xếp, số thứ tự, tên chu kì, nhóm.

- Chỉ ra được sự khác nhau của các khối nguyên tố s, p, d, f; nhóm A và nhóm B.

- Vận dụng sắp xếp được một nguyên tố vào bảng tuần hoàn khi biết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại.

• Kỹ năng

- Viết cấu hình electron một cách thành thạo và xác định được số lớp electron, số electron hóa trị.

- Kỹ năng hợp tác, thống nhất trong làm việc nhóm.

• Thái độ

- Say mê tìm tòi, khám phá, phát hiện ra các quy luật trong tự nhiên và xã hội.

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2623Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Bài 9: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án bài dạy
Nhóm 2:
Đào Thị Ngọc Anh
Trần Thị Dung (25/7)
Phạm Thị Ngọc Hà
Phạm Thị Nhài
Trần Thị Hà Thu
BÀI 9: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Mục tiêu
Kiến thức:
- Phát biểu được các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn và xác định electron hoá trị.
- Đọc được các thông tin về nguyên tố hoá học ghi trong một ô của bảng tuần hoàn.
- Nêu được cách phân chia các nguyên tố vào ô, chu kì, nhóm về: cách sắp xếp, số thứ tự, tên chu kì, nhóm.
- Chỉ ra được sự khác nhau của các khối nguyên tố s, p, d, f; nhóm A và nhóm B.
- Vận dụng sắp xếp được một nguyên tố vào bảng tuần hoàn khi biết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại.
Kỹ năng
Viết cấu hình electron một cách thành thạo và xác định được số lớp electron, số electron hóa trị.
Kỹ năng hợp tác, thống nhất trong làm việc nhóm.
Thái độ
- Say mê tìm tòi, khám phá, phát hiện ra các quy luật trong tự nhiên và xã hội.
Chuẩn bị
 - Một số dạng BTH đã được xây dựng trong lịch sử.
Bảng tuần hoàn dạng dài (lớn) hoặc bảng tuần hoàn dạng Flash.
Phiếu học tập
Hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
Ghi chú
5 phút
Giới thiệu bài
- GV nêu câu hỏi: “Tại sao chúng ta thường phải sắp xếp các đồ vật theo một trật từ nào đó?” (Sắp xếp giá sách: SGK, vở ghi, sách tham khảo...--> dễ tìm).
- Các nguyên tố hóa học cũng đã được nhiều nhà khoa học sắp xếp theo một quy luật nào đó.
- GV giới thiệu một số bảng tuần hoàn
- Nhấn mạnh BTH do Menđeleep phát minh ra 1869: sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
- Nêu vấn đề: Các nguyên tố được sắp xếp vào BTH theo những nguyên tắc nhất định -> phần 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH.
Quan sát các dạng BTH để thấy được sự khác nhau giữa các dạng và sự phát triển của cách sắp xếp nguyên tố vào BTH.
15 phút
1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH.
- Lưu ý HS: cách sắp xếp các nguyên tố hóa học vào BTH hiện đại khác cách sắp xếp của Menđeleep.
- Gọi 1 HS đọc 3 nguyên tắc sắp xếp nguyên tố trong BTH và yêu cầu HS viết nội dung này vào vở.
- GV tóm tắt lại và đưa ra kiến thức mới:
+ các nguyên tố cùng lớp e -> 1 hàng (chu kỳ); STT chu kỳ = số lớp e.
+ các nguyên tố cùng số e hóa trị -> 1 cột (nhóm); STT nhóm = số e hóa trị
- GV giải thích về “electron hóa trị”, lấy 1 - 2 nguyên tố làm ví dụ và chỉ ra cho HS số electron hóa trị của các nguyên tố đó.
- GV viết 12 nguyên tố, yêu cầu HS : trong 5 phút viết cấu hình e rút gọn và xác định số e hóa trị của 12 nguyên tố này. 
- Gọi 2 HS lên bảng viết.
- Gọi 2 HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Chép các nguyên tắc sắp xếp nguyên tố trong BTH vào vở.
- Viết cấu hình e và xác định số e hóa trị của các nguyên tố đã được chia.
- Theo dõi GV nhận xét để kiểm tra lại bài đã làm.
(phân lớp làm 2 dãy: mỗi dãy làm 6 nguyên tố)
16 phút
2. Chu kỳ, nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm. 
- Phát phiếu học tập cho 4 nhóm và nêu rõ nhiệm vụ của các nhóm (Sắp xếp 12 nguyên tố ở trên vào BTH). Thời gian làm việc nhóm: 5 phút.
- Sau 5 phút làm việc của các nhóm, gọi 1 nhóm nào đó đọc kết quả của nhóm.
- Gọi 1 nhóm khác nhận xét.
- GV tổng kết phần làm việc nhóm.
- GV lưu ý cho HS về chu kì, sự phân loại nhóm nguyên tố và nhóm A, B.
- Tích cực tham gia làm việc nhóm.
- Kết hợp tìm hiểu SGK và theo dõi bài giảng của GV.
GV kẻ 1 BTH lên bảng (để trống).
4 phút
3. Ô nguyên tố
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin được ghi trong 1 ô nguyên tố.
- Lấy 1 – 2 ô bất kì trong BTH và yêu cầu HS cho biết các thông tin ghi trên ô.
- Quan sát ô nguyên tố trong SGK để đọc được thông tin trong 1 ô bất kì.
5 phút
4. Củng cố bài học
- GV tổng kết lại bài học và những điều cần lưu ý.
- Đưa ra 2 bài tập cho HS làm trên lớp.
- Giao BT về nhà.
- Làm bài tập được giao.
PHIẾU HỌC TẬP
 Nhóm: .................
 Cho các nguyên tố sau: 
 Al (Z = 13), Ca (Z = 20), Mg (Z = 12), Li (Z = 3), Na (Z = 11), C (Z = 6), Br (Z = 35), F (Z = 9), 
 Fe (Z = 26), O (Z = 8), P (Z = 15), S (Z = 16)
Hãy:
Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
.........................................................................................................................................................................................
Sắp xếp các nguyên tố trên vào chu kì thích hợp:
Chu kì 1 gồm các nguyên tố: ...................................................................................
Chu kì 2 gồm các nguyên tố: ...................................................................................
Chu kì 3 gồm các nguyên tố: ...................................................................................
Chu kì 4 gồm các nguyên tố: ...................................................................................
Chu kì 5 gồm các nguyên tố: ...................................................................................
Chu kì 6 gồm các nguyên tố: ...................................................................................
Chu kì 7 gồm các nguyên tố: ...................................................................................
Sắp xếp các nguyên tố trên vào nhóm thích hợp:
Nhóm I gồm các nguyên tố: .....................................................................................
Nhóm II gồm các nguyên tố: .....................................................................................
Nhóm III gồm các nguyên tố: .....................................................................................
Nhóm IV gồm các nguyên tố: .....................................................................................
Nhóm V gồm các nguyên tố: .....................................................................................
Nhóm VI gồm các nguyên tố: .....................................................................................
Nhóm VII gồm các nguyên tố: .....................................................................................
Nhóm VIII gồm các nguyên tố: .....................................................................................
Tổng hợp:
Nguyên tố
(chiều tăng dần điện tích hạt nhân)
Chu kì
Nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN.doc