Giáo án Hóa học 10 - Tiết 72, 73: Axit sunfuric – Muối sunfua

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 72, 73: Axit sunfuric – Muối sunfua

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế H2SO4.

- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat

HS hiểu:

- H2SO4 loãng có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại, oxit bazo, bazo, muối của axit yếu )

- H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh (oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất)

2. Kĩ năng

- Quan sát TN rút ra nhận xét về tính chất, điều chế H2SO4.

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2SO4.

- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất và điều chế H2SO4.

- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với muối và các axit khác.

- Giải các bài tập liên quan.

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2600Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 72, 73: Axit sunfuric – Muối sunfua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/03/2010
Ngày giảng: 05/03/2010
TIẾT 72 - 73: AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFUA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế H2SO4.
Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat
HS hiểu:
- H2SO4 loãng có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại, oxit bazo, bazo, muối của axit yếu)
- H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh (oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất)
2. Kĩ năng
- Quan sát TN rút ra nhận xét về tính chất, điều chế H2SO4.
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2SO4.
- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất và điều chế H2SO4.
- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với muối và các axit khác.
- Giải các bài tập liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: H2SO4 đặc, Cu, S, đường kính, H2SO4 loãng, Na2SO4, BaCl2, ông nghiệm, đèn cồn
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề, nhóm nhỏ, trực quan.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành: 
- GV y/c 1 HS nêu tính chất hóa học của SO2, nguyên nhân tính chất hóa học đó. Viết các pthh minh họa. Từ đó GV đặt vấn đề vào bài.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của axit sunfuric.
* Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của H2SO4 và 1 số tính chất vật lí, cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu cấu tạo của H2SO4 và số oxi hóa cua S trong H2SO4.
HS thực hiện
Bước 2:
GV cho HS quan sát lọ đựng dung dịch H2SO4 đặc và y/c HS kết hợp SGK và rút ra tính chất vật lí và cách pha loãng dung dịch H2SO4, tại sao không được làm ngược lại?
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
* Cấu tạo phân tử:
 H – O O
 S 2lk cht có cực H - O
 H – O O 2lk cht có cực S – O
 2lk cho – nhận S →O
→ Số oxi hóa của S là +6
* Tính chất vật lí:
- Chất lỏng, sánh như dầu, không bay hơi
- Dễ hút ẩm, tan vô hạn trong nước
* Cách pha loãng: Rót từ từ axit đặc vào nước theo đũa thủy tinh và khuấy nhẹ
- Không được làm ngược lại vì: axit H2SO4 rất háo nước nên khi tan vào nước tỏa nhiều nhiệt → gây bỏng axit. 
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính axit của dung dịch H2SO4 loãng.
* Mục tiêu: HS hiểu dung dịch H2SO4 loãng có tính axit mạnh.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV ĐVĐ: Dung dịch H2SO4 loãng có tính axit mạnh. Vậy tính axit mạnh thể hiện như thế nào? Y/c HS thảo luận cặp 3p. Lấy VD minh họa.
HS thực hiện
Bước 2:
Cho đại diện 1 số cặp trình bày, HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS
- Đổi màu quỳ tím → đỏ
- Tác dụng với kim loại mạnh → Muối + H2 
VD: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 
- Tác dụng với oxit bazo → Muối + nước
VD: CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O
- Tác dụng với bazo → Muối + nước
VD: Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + H2O
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn → Muối mới + axit mới
VD: CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất của H2SO4 đặc 
* Mục tiêu: HS hiểu tính oxi hóa của H2SO4 là do S trong H2SO4 có số oxi hóa cao nhất là +6.
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV ĐVĐ: S trong H2SO4 có số oxi hóa cao nhất là +6 (cao nhất). Vậy H2SO4 đặc sẽ có tính chất như thế nào?
HS giải quyết vấn đề
Bước 2:
GV biểu diễn tn chứng minh, y/c HS quan sát, nhận xét, thảo luận bàn 3p và viết các pthh. Xác định vai trò của H2SO4 trong các phản ứng.
HS thực hiện
Bước 3:
GV biểu diễn tn than hóa đường, y/c HS quan sát, nhận xét và giải thích.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS
* Tính oxi hóa mạnh của H2SO4:
- H2SO4 đặc nóng oxi hóa hầu hết kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim (C, S, P) và nhiều hợp chất
- H2SO4 đặc nguội làm 1 số kim loại như Fe, Al bị thụ động hóa.
* Tính háo nước:
Pthh:
- H2SO4 đặc hút nước mạnh, có thể lấy nước từ các phân tử gluxit như đường saccarozo:
 C12H22O11 12C + 11H2O
H2SO4 hấp thụ H2O của đường tạo ra cacbon (màu đen), một phần C bị oxi hóa:
 C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O
Khí CO2 cùng với SO2 bay lên làm sủi bọt đẩy C trào ra ngoài.
* Chú ý: Hết sức cấn thận khi sử dụng H2SO4 đặc.
5. Tổng kết và HD học bài
- GV nhấn mạnh lại nội dung bài học.
+ Tính axit của dung dịch H2SO4 loãng
+ Tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc do số oxi hóa +6.
+ Tính háo nước của H2SO4 đặc.
- BTVN: 6, 7, 8, 9, 10 SGK/186
(hết tiết 72)
(tiết 73) 
6. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành: 
- GV y/c 1 HS nêu tính chất hóa học của dung dịch H2SO4 loãng, lấy vd. 1 HS nêu tính chất hóa học của H2SO4 đặc, nguyên nhân. Viết các pthh minh họa.
7. Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế H2SO4.
* Mục tiêu: HS nắm được ứng dụng và điều chế của H2SO4.
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu ứng dụng của H2SO4.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS thảo luận cặp 4p và kết hợp SGK rút ra phương pháp, các công đoạn sản xuất H2SO4. Viết pthh.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
* Ứng dụng:
- Sản xuất phân bón
- Luyện kim
- Chất tẩy rửa, chất dẻo, sản xuất giấy, sợi
* Sản xuất:
- Phương pháp: tiếp xúc
- Gồm 3 công đoạn:
+ Sản xuất SO2:
• Đốt S: S + O2 → SO2 
• Đốt quặng piris sắt: 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 
+ Sản xuất SO3:
Oxi hóa SO2 bằng oxi không khí, xt V2O5, nhiệt độ 450 – 5000C
+ Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 đặc: Dùng H2SO4 98% hấp thụ SO3 theo nguyên tắc ngược dòng (tăng diện tích tiếp xúc) tạo oleum:
 H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3 
Dùng nước pha loang oleum được axit H2SO4 đặc:
 H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4 
Tóm lại: sơ đồ sản xuất H2SO4 biểu diễn như sau:
S + O2 
 SO2 SO3 H2SO4 
FeS + O2 
8. Hoạt động 5: Tìm hiểu muối sunfat và nhận biết ion sunfat.
* Mục tiêu: HS nắm được phương pháp nhận biết ion sunfat.
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS cho biết có những loại muối sunfat nào. Lấy VD.
HS thực hiện
Bước 2:
GV biểu diễn TN nhận biết ion sunfat y/c HS quan sát, nhận xét và rút ra phương pháp chung.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS
* Muối sunfat:
- Có 2 loại muối sunfat:
+ Muối axit (chứa ion ): NaHSO4, Mg(HSO4)2,  tất cả đều tan.
+ Muối trung hòa (chứa ion ): Na2SO4, CuSO4,... Phần lớn đều tan trừ BaSO4, CaSO4, PbSO4  không tan.
* Nhận biết ion sunfat:
Dùng dung dịch muối bari → kết tủa trắng không tan trong axit.
 + Ba2+ → BaSO4↓
9. Tổng kết và HD học bài
- GV nhấn mạnh lại nội dung bài học.
+ Điều chế H2SO4 
+ Phương pháp nhận biết ion sunfat
- HDHS làm BT SGK
BTVN: hoàn thiện các BT SGK/186 chuẩn bị luyện tập
Chuẩn bị bài: luyện tập chương 6
+ Tính chất của Oxi – lưu huỳnh
+ Tính chất các hợp chất của oxi – lưu huỳnh
+ BT phần luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 72 - 73 Axit sunfuric - muoi sunfat.doc