Giáo án Hóa học 10 - Tiết 76: Bài thực hành số 6: tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 76: Bài thực hành số 6: tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Tính khử của H2S

- Tính khử và tính oh của SO2

- Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc.

2. Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

 

doc 2 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 3039Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 76: Bài thực hành số 6: tính chất các hợp chất của lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/03/2010
Ngày giảng: 19/03/2010
TIẾT 76: BÀI THỰC HÀNH SỐ 6:
TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Tính khử của H2S
- Tính khử và tính oh của SO2 
- Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: 
 + Dụng cụ thí nghiệm: • Ống nghiệm: 5	• Ống hút nhỏ giọt: 5
	• Kẹp lấy hoá chất: 1	• Đèn cồn: 1
	• Kẹp ống nghiệm: 1	• Giá để ống nghiệm: 1
 + Hoá chất:	• FeS, HCl	• Na2SO3, H2SO4 loãng	
• Dung dịch H2SO4 đặc, Cu, saccarozo	
	Số lượng dụng cụ hoá chất trên chuẩn bị cho 1 nhóm thực hành x 4 (nhóm)
HS: Chuẩn bị bản tường trình theo mẫu GV đã giao.
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, thực hành.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú vào bài.
Thời gian: 5p
Cách tiến hành:
- Y/c HS nêu nội dung bài thực hành, kiến thức áp dụng vào bài thực hành.
2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức và lưu ý khi thực hành
* Mục tiêu: HS nắm được kiến thức cần củng cố trong bài thực hành và chú ý an toàn khi thực hành.
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV nhấn mạnh những nội dung kiến thức cần áp dụng và nội dung bài thực hành cho HS. Lưu ý HS an toàn khi tiến hành các TN.
HS ghi nhớ
Bước 2:
GV chia lớp thành 2 nhóm để tiến hành TN, cho HS làm TN chéo nhau
HS thực hiện
Kết luận:
- Tính khử của H2S
- Tính khử và tính oh của SO2 
- Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc.
3. Hoạt động 2: Học sinh thực hành
* Mục tiêu: Thực hành được nội dung bài học theo tiến trình SGK.
* Thời gian: 30p
* ĐDDH: Hợp chất và dụng cụ như trên.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Y/c các nhóm về vị trí tiến hành TN
HS thực hiện
Bước 2:
GV theo dõi, quan sát và uốn nắn HS khi thao tác thực hành chưa chính xác
HS thao tác theo sự hướng dẫn của GV.
Kết luận:
TN 1: - Hiện tượng: 
+ Khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, nếu ngọn lửa có lẫn màu vàng có thể do ống dẫn khí làm bằng thủy tinh kiềm
 Pthh: FeS + 2HCl → H2S + FeCl2 
 H2S + O2 → SO2 + H2O
+ H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.
TN 2: 
Pthh: Na2SO3 + H2SO4 → SO2 + Na2SO4 + H2O
* Tính khử:
+ Hiện tượng: Dung dịch KMnO4 dần bị mất màu tím vì SO2 là chất khử tác dụng với KMnO4 (chất oxi hóa mạnh) đã tạo thành các chất K2SO4 và MnSO4 không màu:
+ Pthh: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 
* Tính oxi hóa:
+ Hiện tượng: Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S, dung dịch bị vẩn đục do tạo ra kết tủa S màu vàng
+ Pthh: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
+ SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
TN 3: 
* Tính oxi hóa của H2SO4 đặc:
+ Hiện tượng: Mẩu Cu tan dần. Mẩu giấy quỳ đặt trong ống nghiệm (2) ngả màu vàng do SO2 hòa tan trong nước tạo thành dung dịch H2SO3:
+ Pthh: Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O 
 SO2 + H2O H2SO3 
* Tính háo nước:
+ Hiện tượng: Đường chuyển dần sang màu đen do H2SO4 hút nước mạnh đã lấy nước trong đường tạo ra C có màu đen:
+ Pthh: C12H22O11 12C + 11H2O
4. Công việc sau buổi thực hành
- HD HS hoàn thành bản tường trình
- Y/c bàn trực nhật vệ sinh PTN, rửa dụng cụ, thu dọn hóa chất.
- GV nhận xét buổi thực hành
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra 1 tiết
	+ Tính chất hóa học của oxi – ozon – hidro peoxit
	+ Tính chất hóa học của S và các hợp chất của lưu huỳnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 76 Bai Th so 6 TC cac hop chat cua luu huynh.doc