Giáo án Hóa học 10 - Trường PTDTNT Nước Oa

Giáo án Hóa học 10 - Trường PTDTNT Nước Oa

I/CHUẨN KIẾN THỨC-KỶ NĂNG:

1. Về kiến thức:

- Học sinh hiểu biết được trạng thái của oxy trong tư nhiên.

- Học sinh hiểu được các tính chất của oxy, biết được các phản ứng chứng minh các tính chất đĩ.

- Học sinh biết được tầm quan trọng của oxy trong đời sống và trong sản xuất.

- Học sinh biết được ảnh hưởng của khí oxi đến đời sống trái đất như thế nào.

2. Về kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng dụng cụ trong phòng thí nghiệm: thu khí bằng phương pháp đẩy nước ( dựa vào tính tan của khí đĩ).

- Học sinh viết được phản ứng của oxi với một số kim loại và phi kim

II/Phương pháp:

- Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Trực quan : thí nghiệm biểu diễn của giáo viên

 

doc 38 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Trường PTDTNT Nước Oa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26/02/2011-Ngày dạy:28/02/2011
CHƯƠNG VI: OXI-LƯU HUỲNH
 Tiết 49: OXI- OZON
I/CHUẨN KIẾN THỨC-KỶ NĂNG:
Về kiến thức:
Học sinh hiểu biết được trạng thái của oxy trong tư nhiên.
Học sinh hiểu được các tính chất của oxy, biết được các phản ứng chứng minh các tính chất đĩ.
Học sinh biết được tầm quan trọng của oxy trong đời sống và trong sản xuất.
Học sinh biết được ảnh hưởng của khí oxi đến đời sống trái đất như thế nào.
Về kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng dụng cụ trong phòng thí nghiệm: thu khí bằng phương pháp đẩy nước ( dựa vào tính tan của khí đĩ).
Học sinh viết được phản ứng của oxi với một số kim loại và phi kim
II/Phương pháp:
Đàm thoại, nêu vấn đề.
Trực quan : thí nghiệm biểu diễn của giáo viên
III/CHUẨN BỊ:
Dụng cụ:
Bảng HTTH
Ống nghiệm:1
Kẹp đốt hóa chất:1
Lọ tam giác 100ml có nút nhám: 3.
Giá đỡ.:1
Đèn cồn:1
Mơi đốt:1
Chén sứ:1
Hóa chất:
Than gỗ.
Rượu etylic.
Nước.
IV/TIẾN TRÌNH BÀI MỚI:
1/Ổn định lớp:
2/Kiểm tra bài cũ: 
 -Nhắc lại các halogen vag tính chất hoá học?
3/Họat động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: treo bảng HTTH, gọi HS nêu vị trí của oxi, viết cấu hình e.
HS: quan sát bảng HTTH, nêu vị trí.
GV: từ đĩ suy ra cấu tạo của phân tử O2.
Hoạt động 2: 
GV: Oxy có nhiều trong khơng khí, chiếm gần 80%., hãy mơ tả tính chất vật lý của oxi.
HS: mơ tả trạng thái, màu, mùi, vị, nặng hay nhẹ hơn KK.
GV: bổ sung oxi hóa lỏng ở -1830C, ít tan trong nước.
HS tự ghi phần này.
Hoạt động 3: 
GV: nhận xét cấu hình e của oxi, nêu xu hướng cho/nhận e?
HS: nêu nhận xét, từ đĩ suy ra: oxi dễ nhận thêm 2e do đĩ oxi có tính oxy hóa mạnh.
GV: oxi thể hiện tính oxi hóa mạnh như thế nào?
HS: nêu các chất mà oxi có thể tác dụng mà HS đã được học trước đĩ.
GV: oxi tác dụng. với nhiều kim loại, trừ Ag; Pt,Au.Hãy viết phương trình phản ứng của Mg với oxi, xác định số oxi hóa của các nguyên tố và cân bằng phản ứng.
HS: viết ptpu.các HS khác tự ghi phần này.
GV: oxi còn tác dụng được với nhiều phi kim, trừ nhóm halogen.Gọi HS viết ptpu giữa cacbon và oxi,lưu huỳnh và oxi.
HS: viết ptpu, xác định số oxi hóa của các nguyên tố.
Hoạt động 4:
GV: dựa vào sách giáo khoa,hãy nêu những ứng dụng của oxi.
HS: nêu ứng dụng và tự ghi phần này.
OXI:
Vị trí và cấu tạo:
oxi ở ơ thứ 8, chu kỳ 2, PNC nhóm VI.
Cẩu hình e: 1s22s22p4, lớp ngoài cùng có 6e.
CTPT: O2; CTCT: O=O
Tính chất vật lý:
Khí oxi khơng màu, khơng mùi, khơng vị, nặng hơn kk , hóa lỏng ở -1830C., ií tan trong nước.
Tính chất hóa học:
Oxi dễ nhận thêm 2e, độ âm điện lớn ® có tính oxi hóa mạnh.
Trong các hợp chất, thường thể hiện số oxi hóa là -2.
Tác dụng với nhiều kim loại ( trừ Ag, Pt, Au)
-2
+2
0
0
 2Mg + O2 ® 2MgO
Tác dụng với nhiều phi kim (trừ nhóm halogen):
-2
0
0
+4
-2
C + O2 ® CO2
-2
+4
0
0
S + O2 ® SO2
3. Tác dụng với hợp chất:
2CO + O2 ®2CO2.
C2H5OH + 3O2 ®2CO2 + 3H2O
Ứng dụng:
Oxi cần thiết cho sự cháy và sự sống.
Oxi cịn được sử dụng trong nhiều ngành cơng nghiệp, ví dụ cơng nghiệp luyện kim
4//CŨNG CỐ:
Oxi có tính oxi hóa mạnh , tác dụng với nhiều kim loại ( trừ Ag, Pt, Au), tác dụng với nhiều phi kim ( trừ nhóm halogen), tác dụng với nhiều hợp chất
5/DẶN DÒ:
Học bài. 
Làm BT: 1,2-Trang 127 SGK
Đọc trước nội dung OZON
VI/BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 27/02/2011- Ngày dạy:02/03/2011
Tiết 50: OXI- OZON
I/CHUẨN KIẾN THỨC-KỶ NĂNG:
Về kiến thức:
Học sinh hiểu biết được trạng thái của ozon trong tư nhiên.
Học sinh hiểu được các tính chất của ozon, biết được các phản ứng chứng minh các tính chất đó.
Học sinh biết được phương pháp điều chế oxy trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Học sinh biết được ảnh hưởng của khí ozon đến đời sống trái đất như thế nào.
Về kỹ năng:
Rèn luyện cho Học sinh viết được phản ứng của ozon với một số kim loại và phi kim
Viết được phương trình chứng minh tính oxi hoá của ozon mạnh hơn oxi.
 II/Phương pháp:
Đàm thoại, nêu vấn đề.
Trực quan : thí nghiệm biểu diễn của giáo viên
III/CHUẨN BỊ:
Dụng cụ:
- Ống nghiệm:1
Kẹp đốt hóa chất:1
Đèn cồn:1
Chậu thuỷ tinh
Hóa chất:
KMnO4 rắn ( hoặc H2O2 và MnO2)
IV/TIẾN TRÌNH BÀI MỚI:
 1/Ổn định lớp:
2/Kiểm tra bài cũ: 
 a//Nêu vị trí của oxi trong bảng hệ thống tuần hoàn? Cấu tạo? Tính chất vật lý? ứng dụng?
 b/Nêu tính chất hoá học và viết Phương trình minh hoạ?
3/Họat động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Để điều chế oxi trong PTN, ta dùng các chất giàu oxi và kém bền nhiệt như KMnO4; KClO3, H2O2
HS xem sách và ghi lại phản ứng.
GV làm thí nghiệm điều chế oxi, thu oxi 
HS: xem sách giáo khoa và ghi lại phản ứng.
Hoạt động2:
HS; Hãy nêu tính chất vật lý của ozon?
HS: Nêu tính chất hoá học?
Hoạt động 3:
GV: Ozon được tạo thành như thế nào?
GV: đây là nội dung mới, GV hướng dẫn HS đọc sách và ghi lại phản ứng.
Hoạt động 4:
GV: Hãy kể các ứng dụng của ozon?
GV:hướng dẫn HS xem sách và ghi lại. Giới thiệu thêm về tác dụng của tầng ozon và ý thức bảo vệ mội trường của con người.
V/Điều chế:
Trong phòng thí nghiệm:
Nhiệt phân thuốc tím KMnO4:
2KMnO4 ®K2MnO4 + MnO2 + O2.
Phân hủy nước oxi già:
2H2O2 ® 2H2O + O2.
2/Trong công nghiệp:
Từ khơng khí: chưng cất phân đoạn không khí .
Từ nước: điện phân nước ( cần một ít chất điện li: NaOH hoặc H2SO4):
2H2O ¾¾®2H2 + O2.
 B/OZON:
Tính chất:
Ozon : một dạng thù hình của oxi, CTTPT: O3, màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, hóa lỏng ở -1120C, tan nhiều trong nước.
Có tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn oxi.:
+ Tác dụng với nhiều kim loại, kể cả bạc ( trừ Pt, Au) ở nhiệt độ thường.
2Ag + O3 ®Ag2O + O2.
+ Phá huỷ nhiều chất hữu cơ, vơ cơ...
Ozon trong tự nhiên:
Trong tự nhiên ozon tạo thành khi có sự phóng điện ( tia hớp, sét) hay do tia tử ngoại của mặt trời
3O2 ¾¾®2O3.
Tia ozon hấp thụ tia tử ngoại, bảo vệ con người và sinh vật
Ứng dụng:
Một lượng nhỏ ozon làm cho không khí trở nên trong lành.
Trong CN dùng ozon tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều vật phẩm khác 
Trong y học, dùng ozon chữa sâu răng
Trong đời sống, dùng ozon để sát trùng nước sinh hoạt
 4//CŨNG CỐ:
Oxi có tính oxi hóa mạnh , tác dụng với nhiều kim loại ( trừ , Pt, Au), tác dụng với bạc.
Dùng bài tập 4/128 SGK
5/DẶN DÒ:
Học bài. 
Làm BT: 3,5,6-Trang 127 SGK
Đọc trước nội dung lưu huỳnh.
VI/BỔ SUNG:
 Ngày soạn:05/03/2011- Ngày dạy:07/03/2011
Tiết 51. Bài 30: LƯU HUỲNH
I/CHUẨN KIẾN THỨC KỶ NĂNG:
Về kiến thức:
Học sinh biết được cấu tạo phân tử và tính chất của lưu huỳnh biến đổi như thế nào theo nhiệt độ.
Lưu huỳnh có những tính chất gì? Đặc biệt là tính chất nào?
Những ứng dụng quan trọng của lưu huỳnh
Về kỹ năng:
Học sinh viết được phương trình phản ứng của lưu huỳnh với một số đơn chất (kim loại,với hidro, với oxi...)
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát sự ảnh hưỡng của nhiệt độ đến tính chất vật lý của lưu huỳnh
II/CHUẨN BỊ-PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại nêu vấn đề.
Trực quan : thí nghiệm biểu diễn của GV.
 Đồ dùng dạy học:
Dụng cụ - tranh ảnh:
Ống nghiệm,Giá thí nghiệm,Kẹp ống nghiệm,Môi đốt,Đèn cồn,Cốc thủy tinh,Bảng HTTH
Hóa chất:Lưu huỳnh
III/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/Ổn định lớp:
2/Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất hóa học của oxi? Viết phương trình phản ứng minh họa. Viết 2 phương trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
3/Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Dưa vào bảng HTTH nêu vị trí của lưu huỳnh, viết cấu hình e?
HS: nêu vị trí và viết cấu hình e.
Hoạt động 2:
GV: giới thiệu cho HS biết lưu huỳnh có 2 dạng thù hình.
HS: xem sách, nêu 2 dạng thù hình, tự ghi phần này.
Hoạt động 3:
GV: yêu cầu học sinh xem sách, làm thí nghiệm 
HS: xem sách,quan sát thí nghiệm, nêu sự biến đổi.
Hoạt động 4:
GV: giới thiệu các số oxi hóa của lưu huỳnh có thể có khi tác dụng với các chất khác nhau. HS nhận xét và dự đốn tính chất của lưu huỳnh.
HS: nhận xét số oxi hóa và dự đốn tính chất của lưu huỳnh.
Hoạt động 5:
GV: khi lưu huỳnh tác dụng với kim loại hay hidro thì số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2, lưu huỳnh thể hiện tính chất gì?
HS: viết phương trình phương trình phản ứng , xác định số oxi hóa và nêu tính chất của lưu huỳnh.
Hoạt động 6:
GV: vậy trong phản ứng với oxi, thì lưu huỳnh thể hiện tính chất gì? GV gọi HS làm thí nghiệm đốt lưu huỳnh torng khơng khí.
HS: viết phương trình phản ứng, xác định số oxi hóa, nêu vai trị của lưu huỳnh trong phản ứng với oxi.
GV: giới thiệu thêm phản ứng của lưu huỳnh với Flo.
Hoạt động 7: 
GV: yêu cầu học sinh đọc sách.
HS: xem sách và nêu ứng dụng, trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh.
Vị trí - cấu hình electron nguyên tử:
S(Z=16), thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3.
Cấu hình e:1s22s22p63s23p4, lớp ngoài cùng có 6e.
Tính chất vật lý:
Hai dạng thù hình của lưu huỳnh:
Lưu huỳnh tà phương Sa và lưun huỳnh đơn tà Sb. Hai loại này có thể biế đổi qua lại tuỳ nhiệt độ.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý:
t<1190C: rắn, màu vàng
Ờ 1190C: nóng chảy thành chất lỏng màu vàng, rất linh động.
Ở 1870C: quánh nhớt, màu nâu đỏ.
Ở 4450C: sơi, thành phân tử nhỏ bay hơi.
Tính chất hóa học:
Trong các phản ứng hóa học, lưu huỳnh có số oxi hóa có thể tăng hoặc giảm, vậy lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử.
-2
Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hidro:
+1
0
0
t0
H2 + S ¾® H2S (khí hidro sunfua)
t0
Fe + S ¾® FeS ( sắt sunfua)
Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hidro.
Lưu huỳnh tác dụng với phi kim
t0
-2
+4
0
0
 S + O2 ¾®SO2.
t0
-1
+6
0
0
S + F2 ¾® SF6.
Lưu huỳnh thể hiện tính khử khi tác dụng với oxi và các phi kim mạnh hơn..
Ứng dụng của lưu huỳnh:
Sản xuất axit sunfuric, lưu hóa cao su, tẩy trắng bột giấy, diêm, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu
Trạng thái tự nhiên - sản xuất lưu huỳnh
Trong tư nhiên, lưu huỳnh ở dạng đơn chất tạo thành mỏ hay ở dạng hợp chất như muối sunfat, muối sunfua
Khai thác lưu huỳnh: nén nước siêu nóng để lưu huỳnh nóng chảy và đẩy lên mặt đất, sau đĩ tách các tạp chất...
 IV/CŨNG CỐ:
Nêu tính chất hóa học của lưu huỳnh, viết phương trình phản ứng minh họa.
 V/DẶN DÒ-BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Học bài.
Làm bài tập: 1® 5 trang 132 SGK.
Xem trước bài mới.
 VI/BỐSUNG:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... dd H2SO4 15%
 + ống 2: 3ml dd H2SO4 15%
-Bước 2: đun nóng một ống nghiệm đến gần sôi ,tiếp tục cho hạt kẽm vào cả hai ống nghiệm.
-Bước 3: HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét. Viết phương trình phản ứng xảy ra .
HS viết kết quả vào bảng tường trình.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng .
HS thực hiện theo từng bước :
-Bước 1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm như sau:
 + ống 1: 3ml dd H2SO4 15%
 + ống 2: 3ml dd H2SO4 15%
-Bước 2:cho đồng thời vào ống 1 hạt kẽm to, ống 2 vụn kẽm (có tổng khối lượng bằng hạt kẽm ở ống 1)
-Bước 3: HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét. Viết phương trình phản ứng xảy ra .
HS viết kết quả vào bảng tường trình.
IV.VIẾT TƯỜNG TRÌNH:
1- Họ và tên học sinh	Lớp
 2- Tên bài thực hành
Tên TN
Cách tiến hành TN
Hiện tượng quan sát được và giải thích
Phương trình phản ứng
V/NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
-GV: Nhận xét buổi thực hành về kết quả,thao tác,vệ sinh
VI/BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 64-65 Bài 38: CÂN BẰNG HÓA HỌC
I.CHUẨN KIẾN THỨC-KỶ NĂNG:
1.Về kiến thức:
HS biết được thế nào là cân bằng hóa học và sự chuyển dịch cân bằng hóa học .HS hiểu cân bằng hóa học là một cân động 
2.Về kĩ năng: 
HS biết vận dụng nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê để làm chuyển dịch cân bằng và ứng dụng giải thích một số quá trình sản xuất trong thực tế ( sản xuất amoniac, oxi hóa SO2,)
II.CHUẨN BỊ-PHƯƠNG PHÁP:
-Phương pháp trực quan.
-Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
-Phương pháp diễn giảng.
 Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị thí nghiệm hình 7.5 trong SGK
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Ổn định lớp:
2/Kiểm tra bài cũ :
Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào?
3/Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS hiểu về phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS tập phân tích số liệu thu được từ thực nghiệm của phản ứng thuận nghịch sau:
 H2 (k) + I2 (k) 2 HI(k) 
t =0 	0,500	0,500 0 mol
t0 0,393 0,397 0,786mol
t: cb 0,107 0,107 0,786mol
GV hướng dẫn HS (GV treo hình vẽ 7.4)
-lúc đầu do chưa có HI nên số mol HI bằng 0
-Phản ứng xảy ra: H2 kết hợp với I2 cho HI nên lúc này vt max và giảm dần theo số mol H2, I2 , đồng thời HI vừa tạo thành lại phân huỷ cho H2,I2 , vn tăng 
Sau một khoảng thời gian vt =vn lúc đó hệ cân bằng .
HS dựa vào SGK định nghĩa phản ứng thế nào là cân bằng hóa học 
HS nghiên cứu SGK và cho biết : tại sao CBHH là cân bằng động?
-GV lưu ý HS các chất có trong hệ cân bằng 
Hoạt động 3:
GV làm TN như hình vẽ 7.5 trang 158-sgk
GV đặt vấn đề: trong 2 ống nghiệm có hỗn hợp khí NO2 và N2O5 .
 2NO2 (k) N2O4 (k)
 (nâu đỏ) (không màu)
-Đặt một ống nghiệm vào bình nước đá , quan sát màu sắc ở 2 bên ống nghiệm ,HS cho biết trong hỗn hợp trên tồn tại chủ yếu là NO2 hay N2O4 ? 
-GV bổ sung: tồn tại N2O4 , [NO2] giảm bớt , [N2O4]tăng thêm so ban đầu nghĩa là CBHH ban đầu đã bị phá vỡ 
-Lưu ý: Nếu tiếp tục , màu sắc của ống nghiệm sẽ không thay đổi nữa nghĩa là CBHH mới đang hình thành .=> sự chuyển dịch cân bằng.
-HS dựa vào sgk phát biểu định nghĩa ?
Hoạt động 4:
GV củng cố :
-Cân bằng hóa học là gì ?
-Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?
-Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng ?
Hoạt động 5:
GV đàm thoại dẫn dắt HS theo hệ thống câu hỏi:
-Khi hệ cân bằng thì vt lớn hơn ,bằng hay nhỏ hơn vn ? nồng độ các chất có thay đổi nữa hay không?
-khi thêm CO2 thì vt hay vn tăng? 
HS + vt = vn ,[chất ] không thay đổi
 + vt tăng.
GV bổ sung: cân bằng cũ bị phá vỡ, cân bằng mới được thiết lập ,nồng độ các chất khác so với cân bằng cũ .
-Khi thêm CO2 phản ứng xảy ra theo chiều thuận sẽ làm giảm hay tăng nồng độ CO2 ?
HS làm giảm [CO2]
-GV ,em hãy nhận xét trong phản ứng thuận nghịch khi tăng nồng độ một chất thì CBHH dịch chuyển về phía nào?
Tương tự với trường hợp lấy bớt CO2
HS dựa vào sgk đưa ra nhận xét cuối cùng về ảnh hưởng của nồng độ.
Hoạt động 6:
GV mô tả thí nghiệm và đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề để giúp HS tìm hiểu ảnh hưởng của áp suất
Hoạt động 7:
GVø đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề để giúp HS tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ.
Hoạt động 8:
GV : em hãy nêu điểm giống nhau của chiều chuyển dịch CBHH khi có một yếu tố (nồng độ, nhiệt độ, áp suất )tác động đến pư thuận nghịch.
HS nêu nguyên lí .
GV trình bày theo sgk
Hoạt động 9: 
GV đặt câu hỏi đàm thoại cùng HS
GV có thể lấy thêm ví dụ minh hoạ 
CaCO3 (r) CaO(r) + CO2(k) rH < 0
I Phản ứng một chiều pư thuận nghịch và cân bằng hóa học :
1 Phản ứng một chiều :là phản ứng chỉ xảy ra theo 1 chiều tử trái sang phải 
MnO2 , t0
Vd:2KClO3 2KCl + 3O2
2.Phản ứng thuận nghịch :là nhũng phản ứng trong cùng đk xảy ra theo 2 chiều trái ngược nhau.
(1)
(2)
Vd : Cl2 + H2O HCl + HClO
 (1) phản ứng thuận 
 (2) phản ứng nghịch.
3 Cân bằng hóa học : 
-Định nghĩa: CBHH là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
-CBHH là một cân bằng động.
-Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng thì trong hệ luôn luôn có mặt chất phản ứng và các chất sản phẩm 
II. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học :
1.Thí nghiệm : sgk
2.Định nghĩa : sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động từ các yếu tố bên ngoài lên cân bằng .
III.Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
1.Ảnh hưởng của nồng độ:
Ví dụ: Xét phản ứng:
 C(r) + CO2 (k) 	2CO( k)
 + khi thêm CO2 -> [CO2] tăng -> vt tăng -> xảy ra phản ứng thuận ( chiều làm giảm [CO2] )
 + khi lấy bớt CO2 -> [CO2] giảm -> vt xảy ra phản ứng nghịch ( chiều làm tăng [CO2])
Vậy : khi tăng hoặc giảm nồng độ của một chất trong cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm nồng độ của chất đó. 
Lưu ý : Chất rắn không làm ảnh hưởng đến cân bằng của hệ.
2.Ảnh hưởng của áp suất :
Ví dụ: Xét phản ứng:
 N2O4 (k) 	2NO2 (k)
-Nhận xét phản ứng: 
 +Cứ 1 mol N2O4 tạo ra 2 mol NO2 =>phản ứng thuận làm tăng áp suất .
 +Cứ 2mol NO2 tạo ra 1 mol N2O4 => phản ứng nghịch làm giảm áp suất.
-Sự ảnh hưởng của áp suất đến cân bằng:
 + khi tăng p chung -> số mol NO2 giảm , số mol N2O4 tăng => cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch ( làm giảm áp suất của hệ )
 + Khi giảm p chung -> số mol NO2 tăng , số mol N2O4 giảm => cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch ( làm tăng áp suất )
Vậy :Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm áp suất đó
*Lưu ý : Khi số mol khí ở 2 vế bằng nhau thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.
 Ví dụ: H2(k) + I2(k) 	2HI (k)
3.Ảnh hưởng của nhiệt độ:
.*Phản ứng thu nhiệt và phản ứng toả nhiệt:
 -Phản ứng thu nhiệt là phản ứng lấy thêm năng lượng để tạo sản phẩm .kí hiệu r H > 0.
 -Phản ứng toả nhiệt là phản ứng mất bớt năng lượng . Kí hiệu rH < 0.
*Ví dụ: Xét phản ứng: 
 N2O4 (k) 2NO2 (k)	 r H= +58kJ
 (không màu ) (nâu đỏ)
 -Nhận xét: 
 +Phản ứng thuận thu nhiệt vìr H =+58kJ >0 
 +Phản ứng nghịch tỏa nhiệt vìr H =-58kJ< 0 
-Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học:
+Khi đun nóng hỗn hợp -> màu nâu đỏ của hỗn hợp khí đậm lên =>phản ứng xảy ra theo chiều thuận nghóa là chiều thu nhiệt (giảm nhiệt độ phản ứng)
 +Khi làm lạnh hỗn hợp -> màu nâu đỏ của hỗn hợp khí nhạt dần =>phản ứng xảy ra theo chiều nghịch nghóa là chiều tỏa nhiệt (tăng nhiệt độ phản ứng).
*Vậy: Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt (giảm tác dụng tăng nhiệt độ).Khi giảm nhiệt độ, cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt (giảm tác dụng giảm nhiệt độ)
Kết luận:
Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê
Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất , nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.
4.Vai trò của xúc tác: 
 Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học ,nó chỉ làm cho cân bằng được thiết lập nhanh hơn
IV. Ý nghóa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong sản xuất hóa học.
Ví dụ 1: Trong sản xuất axit sunfuric phải thực hiện phản ứng sau trong diều kiện nào?(nồng độ, nhiệt độ, áp suất )
 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) r H < 0 
Giải:
Để phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận thì:
 + dư không khí ( dư oxi)
 + nhiệt độ khá cao 4500/C 
 + xúc tác V2O5
Ví dụ 2: Cần thực hiện ở điều kiện nào để phản ứng tổng hợp amoniac đạt hiệu suất cao?
 N2 (k) + 3H2 (k) 2 NH3(k) r H < 0
Giải:
 Thực hiện phản ứng trong điều kiện:
 + áp suất cao
 + nhiệt độ thích hợp
 + xúc tác bột Fe + Al2O3/K2O 
IV.CŨNG CỐ:
-Người ta thường tác động vào những yếu tố nào để làm chuyển dịch cân bằng hóa học ?
-Người ta dự đoán chiều chuyển dịch của cân bằng hóa học dựa vào nguyên lí nào? Phát biểu nguyên lí đó .
V.DẶN DÒ-BÀI TẬP VỀ NHÀ:
-Chuẩn bị các kiến thức ôn : tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học (bài 38)
-Làm các bài tập 1->8 trang 162,163 sgk.
VI/BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 66 -67 Bài 39: LUYỆN TẬP
 TỐC ĐỘ VÀ CÂN BẰNG PHẢN ỨNG HOÁ HỌC 
I/CHUẨN KIẾN THỨC-KỶ NĂNG:
1/ Kiến thức:
Củng cố các kiến thức về tốc độ phản ứng , cân bằng hóa học, chuy6ẻn dịch cân bằng hóa học.
2/Kỷ năng
:Rèn luyện cách vận dụng các yếu tố để làm tăng tốc độ của phản ứng hóa họ
II/CHUẨN BỊ:
GV sọan giáo án
HS chuẩn bị các bài tập
III/CÁC HOẠT ĐỘNG:
Các kiến thức cần nắm
GV yêu cầu các nhóm HS trả lời các câu hỏi sau:
Liệt kê các yếu tố làm tốc độ phản ứng tăng?
Một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái như thế nào được gọi là cân bằng hóa học?
Có thể duy trì cân bằng hóa học để nó không biến đổi theo thời gian được không? Bằng cách nào?
Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng hóa học?
Các yếu tố làm chuyển dịch cân bằng ?
 Phát biểu nguyên lý lơsatơliê
Bài tập
GV gọi HS làm bài các bài tập 1,2,3,4/SGK
Dặn dò
Các em về nhà ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì
Tiết 68+69+69b ÔN TẬP HỌC KỲ II
Ôn tập theo đề cương chung của trường
Tiết 70+70b KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRẢ BÀI KTHK VÀ SƠ KẾT HKI

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hoa 10k2chuan kien thuc ky nang.doc