Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 21: Khái quát về nhóm halogen

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 21: Khái quát về nhóm halogen

I.MỤC TIÊU

 1.Kiến thức

 + Biết được các nguyên tố hóa học trong nhóm halogen.

 + Biết được vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

 + Nêu được tính chất hóa học cơ bản của nhóm halogen.

 + Hiểu được sự biến đổi tính chất hóa học của các chất trong nhóm halogen.

 2.Kỹ năng

 + Viết được cấu hình electron của các nguyên tố trong nhóm halogen.

 + Xác định độ âm điện của các chất.

 + Xác định được cấu tạo nguyên tử của các chất.

 + Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất của nguyên tử.

3.Tình cảm, thái độ

 + Giáo dục học sinh thêm yêu mến môn học

 + Học sinh có ý thức tự giác trong giờ học tập

 

doc 6 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 21: Khái quát về nhóm halogen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết:
BÀI 21
KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I.MỤC TIÊU
 1.Kiến thức
 + Biết được các nguyên tố hóa học trong nhóm halogen.
 + Biết được vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
 + Nêu được tính chất hóa học cơ bản của nhóm halogen.
 + Hiểu được sự biến đổi tính chất hóa học của các chất trong nhóm halogen.
 2.Kỹ năng
 + Viết được cấu hình electron của các nguyên tố trong nhóm halogen.
 + Xác định độ âm điện của các chất.
 + Xác định được cấu tạo nguyên tử của các chất.
 + Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất của nguyên tử.
3.Tình cảm, thái độ
 + Giáo dục học sinh thêm yêu mến môn học
 + Học sinh có ý thức tự giác trong giờ học tập
 + Ý thức học sinh trong bảo vệ môi trường
4.Năng lực cần hướng tới
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
 + Năng lực tính toán hóa học
 + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học
 + Năng lực vận dụng kiến thức vào đời sống.
 + Năng lực tự học
II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 + Đàm thoại tìm toài
 + Vấn đáp
 + Nêu và giải quyết vấn đề
III.CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên
 + Soạn bài từ sách giáo khoa
 + Sách giáo khoa, sách giáo viên
 + Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
 2.Học sinh
 + Sách giáo khoa
 + Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
 + Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp ( Bài 21.Khái quát về nhóm halogen).
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp(1 phút)
 + Kiểm tra sỉ số lớp, đồng phục,..
 2.Kiểm tra bài cũ (nếu có)
 3.Giới thiệu bài mới (2 phút)
 + Ở chương học trước, chúng ta đã tìm hiểu về phản ứng oxi hóa – khử, một chương học khá quan trọng. Hôm nay, chúng ta tiếp tục chương học mới cũng góp phần quan trọng trong chương trình môn học đó là chương 5 Nhóm Halogen và bài đầu tiên được và quan trọng nhất là bài 21: Khái quát về nhóm halogen.
 4.Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Vị trí của halogen trong bảng tuần hoàn
GV: Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, em nào hãy cho biết nhóm halogen gồm những nguyên tố nào và ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
HS: Nhóm halogen gồm các nguyên tố: F, Cl, Br, I và At. Nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA và các nguyên tố đứng ở cuối chu kì.
GV: Nhận xét
I. Vị trí của halogen trong bảng tuần hoàn
- Nhóm halogen gồm các nguyên tố: F, Cl, Br, I và At. At là nguyên tố phóng xạ nên ít được gặp trong tự nhiên.
- Các nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA và đứng ở cuối chu kì ngay trước các nguyên tố phi kim.
Hoạt động 2: Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử
GV: Gọi HS lên bảng, dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các em hãy viết cấu hình electron của các nguyên tố F, Cl và Br thuộc nhóm halogen trong bảng tuần hoàn?
HS: Lên bảng trình bày cấu hình electron:
F(Z=9): 1s22s2sp5
Cl(Z=17): 1s22s22p63s23p5
Br(Z=35): 1s22s22p63s23p64s24p5
GV: Nhận xét
GV: Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron, do đó chúng chỉ còn thiếu 1 electron để đạt cấu hình bền như khí hiếm nên ở trạng thái tự nhiên 2 nguyên tử halogen sẽ góp chung 1 đôi electron để tạo ra liên kết cộng hóa trị không cực.
GV: Hướng dẫn học sinh viết công thức electron và công thức cấu tạo của Cl2
GV: Yêu cầu học sinh viết công thức electron và công thức cấu tạo của X2 và cho biết liên kết hóa học trong X2?
HS: Trả lời liên kết cộng hóa trị
GV: Dựa vào cấu hình electron các em hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố nhóm halogen?
HS: Có tính oxi hóa mạnh.
II. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử
- Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron, do đó chúng chỉ còn thiếu 1 electron để đạt cấu hình bền như khí hiếm nên ở trạng thái tự nhiên 2 nguyên tử halogen sẽ góp chung 1 đôi electron để tạo ra liên kết cộng hóa trị không cực.
- Cấu hình electron ngoài cùng là ns2np5
- Công thức electron: 
- Công thức cấu tạo: X – X 
- Liên kết của phân tử X2 kém bền, chúng dể bị tách thành 2 nguyên tử X.
- Do có 7 electron lớp ngoài cùng và còn thiếu 1 electron nên chúng sẽ nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền nên tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa mạnh.
Hoạt động 3: Sự biến đổi tính chất
GV: Hướng dẫn học sinh xem bảng 1.1 SGK, từ bảng 1.1 rút ra nhận xét về một số tính chất của nguyên tố nhóm halogen?
GV: Gọi học sinh nhận xét về một số tính chất của nhóm halogen?
HS:
- Bán kính nguyên tử tăng dần từ F đến I
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần từ F đến I
- Độ âm điện giảm dần từ F đến I.
- Mỗi nguyên tố đều có màu sắc khác nhau.
GV: Nhận xét
III. Sự biến đổi tính chất
1. Sự biến đổi tính chất của đơn chất
- Đi từ F đến I:
+ Trạng thái: Rắn, lỏng, khí.
+ Màu sắc: Đậm dần
+ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần.
2. Sự biến đổi độ âm điện
- Độ âm điện tương đối lớn
- Từ F đến I độ âm điện giảm dần
- F có độ âm điện lớn nhất (3,98) nên trong các hợp chất F chỉ có số oxi hóa là -1.
- Các halogen khác còn có số oxi hóa là +1, +3, +5, +7.
3. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất
- Các halogen là các phi kim điển hình.
- Các halogen có cấu hình electron tương tự nên các halogen có điểm giống nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất.
- Dễ nhận electron:
- Từ F đến I, bán kính tăng và độ âm điện giảm.
- Các đơn chất halogen oxi hóa được hầu hết các kim loại tạp ra muối halogenua, oxi hóa hidro tạo ra hợp chất khí không màu hidro halogenua.
 5.Tổng kết đánh giá ( 3 phút )
 + Cho hs làm bài tập trang 96
 + Tính chất hóa học đặc trưng của nhóm halogen là tính oxi hóa mạnh
6. Hướng dẫn tự học ở nhà ( 1 phút )
 + Xem lại các bài tập trang 96
 + Học lại bài cũ ( bài 21. Khái quát về nhóm halogen )
 + Xem trước bài mới ( bài 22. Clo).
V. RÚT KINH NGHIỆM
	................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_21_khai_quat_ve_nhom_halogen.doc