I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Cũng cố kiến thức và tính chất hóa học của clo và hợp chất của clo
2. Kỹ năng:
Tiếp tục rèn luyện các thao tác làm thí nghiệm và quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm
3.Thái độ:
Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
+ Thầy:
1. Dụng cụ
- Ống nghiệm - Giá thí nghiệm - Đèn cồn
- Ống dẫn thủy tinh - Giá để ống nghiệm - Đũa thủy tinh
- Nút cao su có lỗ - Ống nhỏ giọt
2. Hóa chất
-KMnO4 - Giấy quì tím
-NaCl (rắn ) - Nước cất
-H2SO¬4 đặc - Dung dịch HCl đặc
-Dung dịch loãng:HCl, NaCl, HNO3, AgNO3.
Dụng cụ hóa chất đủ cho HS làm thực hành theo nhóm phù hợp với HS và điều kiện của nhà trường + Trò:
-HS ôn tập những kiến thức liên quan đến các thí nghiệm trong các tiết thực hành.
-Nghiên cứu trước để biết được dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành từng thí nghiệm
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp: .
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
Ngày soạn: Người soạn: Huỳnh Minh Trung Bài 27: BÀI THỰC HÀNH SỐ 2: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KHÍ CLO I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Cũng cố kiến thức và tính chất hóa học của clo và hợp chất của clo 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện các thao tác làm thí nghiệm và quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm 3.Thái độ: Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: + Thầy: 1. Dụng cụ - Ống nghiệm - Giá thí nghiệm - Đèn cồn - Ống dẫn thủy tinh - Giá để ống nghiệm - Đũa thủy tinh - Nút cao su có lỗ - Ống nhỏ giọt 2. Hóa chất -KMnO4 - Giấy quì tím -NaCl (rắn ) - Nước cất -H2SO4 đặc - Dung dịch HCl đặc -Dung dịch loãng:HCl, NaCl, HNO3, AgNO3. Dụng cụ hóa chất đủ cho HS làm thực hành theo nhóm phù hợp với HS và điều kiện của nhà trường + Trò: -HS ôn tập những kiến thức liên quan đến các thí nghiệm trong các tiết thực hành. -Nghiên cứu trước để biết được dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành từng thí nghiệm III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: . 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: TL TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 10’ HĐ1: Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành -GV nêu 3 thí nghiệm trong tiết thực hành - GV nói rõ việc cần thay đổi cách thực hiện thí nghiệm điều chế và thử tính tẩy màu khí clo ẩm (hình 5.10 SGK ) bằng cách dưới đây (hình 5.1), GV biểu diễn cách làm. GV nhắc nhở những yêu cầu cần thực hiện trong buổi thực hành ; yêu cầu HS cẩn thận khi dùng H2SO4 đặc. Hs ghi nhớ và tiến hành thí nghiệm Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm Cho một vài tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp một vài giọt dung dịch HCl đậm đặc. Đậy nút cao su, quan sát giải thích? Điều chế axit clohyđric Cho một ít NaCl vào ống nghiệm rồi rót dung dịch H2SO4 đậm đặc vào. Rót thêm khoảng 8ml nước và lắp dụng cụ thu HCl dẫn qua ống nghiệm có chứa nước. Khi phản ứng kết thúc, nhúng mẩu giấy quỳ vào và quan sát và giải thích. Bài tập thực nghiệm phân biệt dung dịch Mỗi học sinh nhận 3 bình nhỏ chứa HCl, NaCl, HNO3 riêng biệt và không nhãn. Lựa chọn các hóa chất, dụng cụ, trình tự tiến hành thí nghiệm phân biệt mỗi dung dịch. 10’ HĐ2: điều chế khí clo. Tính tẩy màu của clo ẩm. Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm Hs quan sát và làm thí nghiệm Thí nghiệm 1: điều chế khí clo. Tính tẩy màu của clo ẩm. Cách tiến hành: - Cho vào ống nghiệm một lượng nhỏ bằng hai hạt ngô KMnO4. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt chứa chứa dung dịch HCl đặc. Kẹp một mảnh giấy màu ẩm ở miệng ống nghiệm, đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm (hình 5.1) - Bóp nhẹ quả bóng cao su cho 3 – 4 giọt HCl đặc vào KMnO4. Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra. Vận dụng kiến thức về điều chế Cl2 từ HCl đặc vào KMnO4 để vết PTHH: 16HCl + 2KMnO4 ®5Cl2 +2MnCl2 + 2 KCl + 8H2O Cl2 tiếp xúc với giấy màu ẩm, có phản ứng: Cl2 +H2O ® HCl +HClO Tính oxi hóa mạnh của HClO đã làm mất màu của quì tím. Lưu ý: có thể dùng KClO3 và HCl đặc để điều chế Cl2, lượng KMnO3 cần ít hơn. 10’ HĐ3: điều chế axit clohdric Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm Hs quan sát và làm thí nghiệm Thí nghiệm 2: điều chế axit clohdric cách tiến hành: - Kep ống nghiệm (1) trên giá thí nghiệm. - Cho vào ống nghiệm (1) khoảng 2g NaCl và 3 ml dung dịch H2SO4 đặc. -Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thủy tinh hình chữ L dẫn sang ống (2) chứa 3ml H2O ( hình 5.2) -Đun nhẹ ống nghiệm (1) bằng đèn cồn hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra: khi nun nóng, trong ống nghiệm (1) có khói trắng bay lên, được dẫn lên ống nghiệm (2). Thử tính axit của dung dịch trong ống nghiệm (2). Lưu ý: khi dừng thí nghiệm phải bỏ ống nghiệm (2) trước, sau đó mới tắt đèn cồn, để nước không dâng từ ống nghiệm (2) sang ống nghiệm (1) gây vỡ ống nghiệm. 10’ HĐ4: bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch. Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm Hs quan sát và làm thí nghiệm Thí nghiệm 3: bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch. Có 3 lọ không ghi nhãn đựng 3 dung dịch HCl, NaCl, HNO3. GV: - Hướng dẫn HS đánh số 1,2,3 vào ống nghiệm. - Thảo luận về cách lựa chọn các hóa chất, về cách thực hiện Sau khi thảo luận, GV có thể tóm tắt các cách thực hiện: HS lựa chọn hóa chất thực hiện các phản ứng theo sơ đồ. Lưu ý: có thể có những cách làm khác, thí dụ thử bằng dung dịch AgNO3 trước, sẽ loại được HNO3, còn lại HCl và NaCl, thử tiếp bằng giấy quì tím. HĐ5: Củng cố vận dụng: 5’ - Hs vệ sinh phòng thực hành. - Viết bài thu hoạch. 1- Họ và tên học sinh Lớp 2- Tên bài thực hành Tên TN Cách tiến hành TN Hiện tượng quan sát được và giải thích Phương trình phản ứng 4. Căn dặn: IV. RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: