Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 32: Hidro sunfua. Lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit - Huỳnh Minh Trung

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 32: Hidro sunfua. Lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit - Huỳnh Minh Trung

I. Mục đích bài học.

1. Kiến thức.

- Biết được tính chất vật lý, tính chất hoá học, trạng thái tự nhiên và điều chế của H2S.

- Hiểu được vì sao H2S có tính khử mạnh; dd H2S có tính axit yếu.

- Viết PTPƯ minh hoạ cho tính chất của H2S.

- Giải thích các hiện tượng liên quan tới H2S.

2. Kỹ năng.

- Dựa vào số OXH của S trong H2S để dự đoán tính chất (tính khử) của H2S.

- Viết PTHH minh hoạ tính chất của H2S, làm các bài tập về H2S khi phản ứng với dung dịch kiềm, nhận biết các chất khí (trong đó có H2S).

- Dự đoán tính chất của một chất căn cứ vào trạng thái số OXH của một nguyên tố trong hợp chất.

3. Thái độ.

- Giúp học sinh nhận thức được hiđro sunfua là khí độc, cần cẩn thận khi tiếp xúc với nguồn hiđro sunfua trong đời sống và khi làm thí nghiệm.

- Giáo dục học sinh về ảnh hưởng của khí hiđro sunfua đến môi trường, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống.

4. Các năng lực cần hướng tới.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực hợp tác nhóm nhỏ.

- Năng lực tính toán.

5. Trọng tâm bài học.

- Nhấn mạnh được: tính chất hoá học cơ bản của H2S đó là tính khử mạnh.

II. Phương pháp.

- Phương pháp trực quan sinh động.

- Phương pháp thuyết trình – vấn đáp.

- Phương pháp đàm thoại gợi mở.

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

III. Chuẩn bị

 

doc 5 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1158Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 32: Hidro sunfua. Lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit - Huỳnh Minh Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Người soạn: Huỳnh Minh Trung
Bài 32: HIĐRO SUNFUA
LƯU HUỲNH ĐIOXIT
 LƯU HUỲNH TRIOXIT
I. Mục đích bài học.
1. Kiến thức. 
- Biết được tính chất vật lý, tính chất hoá học, trạng thái tự nhiên và điều chế của H2S.
- Hiểu được vì sao H2S có tính khử mạnh; dd H2S có tính axit yếu.
- Viết PTPƯ minh hoạ cho tính chất của H2S. 
- Giải thích các hiện tượng liên quan tới H2S.
2. Kỹ năng.
- Dựa vào số OXH của S trong H2S để dự đoán tính chất (tính khử) của H2S.
- Viết PTHH minh hoạ tính chất của H2S, làm các bài tập về H2S khi phản ứng với dung dịch kiềm, nhận biết các chất khí (trong đó có H2S).
- Dự đoán tính chất của một chất căn cứ vào trạng thái số OXH của một nguyên tố trong hợp chất.
3. Thái độ.
- Giúp học sinh nhận thức được hiđro sunfua là khí độc, cần cẩn thận khi tiếp xúc với nguồn hiđro sunfua trong đời sống và khi làm thí nghiệm. 
- Giáo dục học sinh về ảnh hưởng của khí hiđro sunfua đến môi trường, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống.
4. Các năng lực cần hướng tới.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực hợp tác nhóm nhỏ.
- Năng lực tính toán.
5. Trọng tâm bài học.
- Nhấn mạnh được: tính chất hoá học cơ bản của H2S đó là tính khử mạnh.
II. Phương pháp.
- Phương pháp trực quan sinh động.
- Phương pháp thuyết trình – vấn đáp.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị
- GV: máy chiếu, máy tính, giáo án, SGK, bảng tính tan, hình ảnh, thí nghiệm ảo.
- HS: ôn tập bài cũ, đọc trước bài mới, bảng tính tan, SGK.
IV. Tiến hành dạy học.
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: ( 8 phút) Hoàn thành các pthh và ghi rõ điều kiện nếu có.
Fe + S ®
Al + S®
Hg + S®
S + F2®
S + O2®
Mg + S®
3. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Vào bài (4 phút)
- GV: Sự kiện vào tháng 11/1950 tại một thành phố của Mexico một nhà máy đã phát thải ra môi trường một lượng lớn khí độc. Đây là hợp chất khí của S với H và đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, chỉ sau 30 phút thì đã có 22 người tử vong và 320 người bị nhiễm độc nặng. Các em hãy cho thầy biết sự kiện trên đang nhắc tới hợp chất khí nào của S với H và hãy gọi tên hợp chất khí đó.
- Học sinh lắng nghe và trả lời. 
Bài 32: HIĐRO SUNFUA
LƯU HUỲNH ĐIOXIT
 LƯU HUỲNH TRIOXIT
Hoạt động 2: Tính chất vật lý (5 phút)
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và nêu tính chất vật lý của hidro sunfua.
- GV nhận xét và bổ sung các tính chất cần thiết.
- H2S có ở khí gas, khí núi lửa, bốc ra từ xác động thực vật, nước thải nhà máy,
- GV lưu ý Khí H2S rất độc: gây ngộ độc chóng mặt, nhức đầu, thậm chí có thể chết nếu thở lâu trong khí H2S.
- Tỏi tươi giã nát sản sinh ra nhiều hydro sunfua. Mặc dù khí này nếu nhiều quá thì sẽ trở thành chất độc, nhưng với 1 lượng nhỏ thì sẽ hoạt động như một hợp chất trong nội tế bào và có khả năng bảo vệ tim.
- Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời.
- Học sinh ghi chép.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhận.
A. HIĐRO SUNFUA
I. Tính chất vật lý
- Là chất khí, không màu, mùi trứng thối.
- Nặng hơn không khí (dH2S/kk=34/29 » 1,17).
- Tan ít trong nước.
- Rất độc
Hoạt động 3: Tính chất hóa học (17 phút)
- GV: Ở trạng thái khí H2S có tên hidro sunfua, khi tan trong nước thì được gọi là gì?
- GV: Axit này rất yếu, yếu hơn axit cacbonic.
* Lưu ý HS về phản ứng của H2S với dd NaOH:
- GV: H2S là axit có 2 hidro. Vậy, khi cho H2S tác dụng với NaOH sẽ tạo ra những muối nào? Viết phương trình phản ứng. 
- GV: Vậy khi nào tạo muối axit, khi nào tạo muối trung hòa?
VD 1: Cho 0,1 mol NaOH
tác dụng với 0,1 mol H2S. Xác định sản phẩm muối tạo
thành?
- Học sinh trả lời.
- H2S là axit có 2 hidro nên có thể tạo ra 2 loại muối là muối axit và muối trung hòa:
H2S + NaOH → NaHS +H2O
H2S+2NaOH→ Na2S + 2H2O
- Khi tỉ lệ H2S và NaOH tỉ lệ 1:1 tạo muối axit, tỉ lệ 1:2 tạo muối trung hòa.
II. Tính chất hóa học.
1. Tính axit yếu.
- Khí H2S dd H2S
Hidro sunfua sunfuahiđric
- Tính axit: H2S < H2CO3
- H2S tác dụng với bazo:
H2S + NaOH NaHS +H2O 
hoặc: H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O 
=> Dựa vào tỉ lệ số mol
 ≤ 1 : tạo muối NaHS. (tính theo NaOH).
1<<2 : tạo hỗn hợp muối.
 ≥ 2 : tạo muối Na2S. (tính theo H2S).
VD 1: T===1
T1NaHS (natrihiđrosunfua)
- Ngoài tính chất của 1 axit yếu, H2S còn có tính chất nào khác?
- GV: đưa ra các công thức H2S, S, SO2, H2SO4 yêu cầu HS xác định số oxh của lưu huỳnh trong các hợp chất ,từ đó rút ra nhận xét về tính chất của H2S?
- GV cho xem video thí nghiệm: Điều chế và đốt cháy H2S trong điều kiện thiếu và đủ oxi.
=>Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng và viết PTPƯ?
- GV: tại sao lại có lớp bột màu vàng khi đặt tấm kính lên?
- GV: H2S tác dụng với O2 ở nhiệt độ không cao, thì H2S cũng tạo thành S tự do.
- Ngoài ra H2S còn thể hiện tính khử khi cho tác dụng với chất oxi hóa mạnh hơn đó là clo, brom,Khi cho H2S tác dụng với Brom thì dung dịch nước brom mất màu vàng cam.
- Gọi học sinh viết phương trình hóa học.
- Lưu ý phản ứng nhận biết H2S có thể dùng một số chất: Pb(NO3)2, Cu(NO3)2,...
- Học sinh trả lời.
- Học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng.
- Lớp bột màu vàng là do có lưu huỳnh tạo thành, chứng tỏ trong điều kiện thiếu oxi, sản phẩm tạo ra có S.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh viết PTHH.
2. Tính khử mạnh.
=> H2S có tính khử mạnh.
a. Tác dụng với oxi.
- Nhiệt độ thường:
 (vàng)
- Nhiệt độ cao, đủ oxi:
=> ngọn lửa màu xanh nhạt.
- H2S là chất khử
- O2 là chất oxi hoá.
- Lưu ý: H2S tác dụng với O2 ở nhiệt độ không cao, thì H2S cũng tạo thành S tự do.
* Chú ý: Dd H2S bị vẩn đục khi để lâu ngoài không khí.
b. Tác dụng với chất oxi hóa khác. 
 (vàng nâu) (không màu)
=> nhận biết H2S.
* Chú ý: Nhận biết gốc S2- : dùng Pb(NO3)2, Cu(NO3)2,...có kết tủa đen.
Hoạt động 4: Trạng thái tự nhiên. Điều chế (5 phút)
-Trong tự nhiên H2S tồn tại ở đâu?
- GV: Người ta ước tính các chất hữu cơ trên trái đất sản sinh ra khoảng 33 tấn H2S hàng năm. Trong đó 1 lượng lớn là do rác con người thải ra H2S là chất gây ô nhiễm môi trường nặng nề, có thể gây độc trực tiếp, phần lớn chuyển thành SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
- Khí H2S rất độc vậy làm thế nào để giảm lượng H2S thải vào môi trường ?
- H2S là một khí rất độc nên không sản xuất trong công nghiệp.
- GV cho học sinh xem mô hình điều chế H2S và yêu cầu học sinh viết PTHH. 
FeS + HCl→ ?
Tóm lại: để điều chế H2S cho axit mạnh như: HCl, H2SO4 loãng tác dụng một số muối sunfua như ZnS, FeS,
- Học sinh trả lời.
- Rác thải sinh hoạt phải được thu gom và có biện pháp xử lí giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tuyên truyền bảo vệ môi trường, chất thải trong công nghiệp phải được xử lí đúng theo qui định rồi mới thải ra môi trường.
- Học sinh viết PTHH.
IV. Trạng thái tự nhiên và điều chế.
1. Trạng thái tự nhiên:
- H2S có trong hoạt động của núi lửa, suối nước nóng, xác chết động vật, rác thải,
2. Điều chế:
- Trong CN: không được điều chế.
- Trong PTN: 
FeS +2HCl→ FeCl2 + H2S↑
V. Tổng kết đánh giá, hướng dẫn tự học ở nhà. (5 phút): 
1. Tổng kết đánh giá.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại: tính chất vật lý, tính chất hóa học của H2S.
Bài tập:
Câu 1:Tính chất nào sau đây không phải là của H2S:
A. Là chất khí, không màu, rất độc 
B. Trong dung dịch là axit yếu có tính khử mạnh
C. Không tác dụng được với muối cacbonat
D. Trong mọi trường hợp tác dụng với dung dịch kiềm chỉ cho một sản phẩm.
Câu 2: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. dung dịch HCl
B. dung dịch Pb(NO3)2
C. dung dịch K2SO4
D. dung dịch NaCl
Câu 3: Hiđro sunfua có tính chất hóa học đặc trưng là:
A. Tính oxi hóa.
B. Không có tính khử, không có tính oxi hóa.
C. Tính khử.
D. Vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
Câu 4: Cho phản ứng: 
	H2S + 4Cl2 + 4H2O ® H2SO4 + 8HCl 
Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng? 
A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử
B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá
C. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử
D. Cl2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử
Câu 5: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau : Na2S, NaCl, NaBr, NaNO3.
Câu 6: Cho 50ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 100ml dd H2S 1M.Viết phương trình phản ứng, tính khối lượng muối tạo thành.
Câu 7: Cho 8,8 g FeS tác dụng với HCl thu được V (lít) khí đo ở đktc. Viết PTHH, tính khối lượng muối thu được và tính V.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Về nhà làm bài tập 6, 7, 8 SGK/139.
- Chuẩn bị phần tiếp theo: LƯU HUỲNH ĐIOXIT. LƯU HUỲNH TRIOXIT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_32_hidro_sunfua_luu_huynh_dioxit.doc