MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Học sinh biết :
Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế SO2.
Tính oxit axit của SO2.
Lưu hùynh đioxit và hidrosunfua có những tính chất hóa học giống nhau và khác nhau như thế nào?
Học sinh hiểu :
Tính chất hóa học của SO2 (Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử)
Kỹ năng
Viết phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của SO2
Phân biệt SO2 với các chất khí khác.
Giải các bài tập có liên quan như SO2 tác dụng với dd kiềm, tính % V SO2 trong hh khí .
Thái độ và tình cảm:
Sự ảnh hưởng của SO2 tới sức khỏe và môi trường từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC : Tính oxi hóa và tính khử của lưu hùynh đioxit
III. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: đọc bài trước ở nhà, sách giáo khoa.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: đàm thoại, nêu vấn đề, diễn giải, quan sát, suy luận
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số lớp
Kiểm tra bài cũ :
Nêu tính chất hóa học của H2S. Viết phương trình minh họa
Tính chất hóa học H2S
- Tính axit yếu:
H2S + NaOH → NaHS
(Natri hidrosunfit)
H2S + NaOH → Na2S + H2O
(Natri sunfit)
- Tính khử mạnh:
H2S + O2 → S + H2O
H2S + O2 □(→┴t^0 ) SO2 + H2O
Giảng bài mới
BÀI 32 : HIDROSUNFUA. LƯU HÙYNH ĐIOXIT. LƯU HUỲNH TRIOXIT (t2) MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức: Học sinh biết : Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế SO2. Tính oxit axit của SO2. Lưu hùynh đioxit và hidrosunfua có những tính chất hóa học giống nhau và khác nhau như thế nào? Học sinh hiểu : Tính chất hóa học của SO2 (Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử) Kỹ năng Viết phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của SO2 Phân biệt SO2 với các chất khí khác. Giải các bài tập có liên quan như SO2 tác dụng với dd kiềm, tính % V SO2 trong hh khí. Thái độ và tình cảm: Sự ảnh hưởng của SO2 tới sức khỏe và môi trường từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC : Tính oxi hóa và tính khử của lưu hùynh đioxit III. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án. Học sinh: đọc bài trước ở nhà, sách giáo khoa. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: đàm thoại, nêu vấn đề, diễn giải, quan sát, suy luận V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số lớp Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất hóa học của H2S. Viết phương trình minh họa Tính chất hóa học H2S - Tính axit yếu: H2S + NaOH → NaHS (Natri hidrosunfit) H2S + NaOH → Na2S + H2O (Natri sunfit) - Tính khử mạnh: H2S + O2 → S + H2O H2S + O2 t0 SO2 + H2O Giảng bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG GHI BẢNG Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Ô nhiễm không khí là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Hệ quả là gây mưa axit. Một trong những khí gây mưa axit là khí SO2. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về Khí SO2 và một hợp chất có oxi của lưu hùynh SO3 B) LƯU HUỲNH ĐIOXIT (SO2) Hoạt động 1: Tính chất vật lý của Lưu huỳnh đioxit Dựa vào kiến thức sgk trả lời câu hỏi sau : Khí SO2 còn có tên gọi khác là gì? (Khí sunfurơ) Trạng thái, màu sắc, mùi của SO2 (Chất khí, không màu, mùi hắc) Nặng hay nhẹ hơn không khí? Tại sao? (nặng hơn không khí. Vì (d = 64/29=2,2) Độ tan và độc tính của SO2 (tan nhiều trong nước(ở 20oC 1 thể tích nước hòa tan 40 thể tích khí SO2) Giáo viên cung cấp thêm về tính độc của SO2 : SO2 qua đường hô hấp ngấm vào máu. Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản ứng gây rối lọan chuyển hóa đường và protein, chuyển Fe2+ thành Fe3+ kết tủa gây tắc nghẽn mạch máu, khó thở, viêm đường hô hấp. BÀI 32: HIDROSUFUA.LƯU HÙYNH ĐIOXIT.LƯU HÙYNH TRIOXIT(T2) B) LƯU HUỲNH ĐIOXIT (SO2) ( M=64) I) Tính chất vật lý - SO2( khí sunfurơ) là chất khí, không màu, mùi hắc. - nặng hơn không khí ( d= 64/29=2,2) - tan nhiều trong nước - khí độc, hít phải thì gây viêm đường hô hấp. Hoạt động 2: SO2 là oxit axit SO2 thuộc loại hợp chất gì? (Oxit axit) Yêu cầu Hs nêu tính chất hóa học của một oxit axit (+4 Làm quỳ ẩm hóa đỏ, tác dụng với nước, oxit bazơ, bazơ) Yêu cầu Hs viết phương trình SO2 + H2O à Axit tạo thành có tên gọi là gì? (Axit sunfurơ) Gíao viên thông báo : Trong phòng thí nghiệm không thấy lọ đựng axit sunfurơ. Do axit này yếu, không bền ngay trong dung dịch H2SO3 bị phân hủy thành SO2 và H2O Do đó phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch Dựa vào sgk, so sánh tính axit của axit sunfurơ với axit sunfuhiđric và axit cacbonic. (Axit sunfurơ mạnh hơn axit cacbonic và axit sunfuhidric) Do axit sunfurơ là axit yếu nên chỉ xét tính chất tác dụng với bazo Tương tự như CO2, Khí SO2 tác dụng với dung dịch bazo tạo thành mấy muối? đó là những muối nào? (2 loại muối : muối trung hòa SO32- và muối axit HSO3-) Yêu cầu Hs viết phương trình SO2 + NaOHà Yêu cầu Hs đọc tên muối tạo thành II) Tính chất hóa học 1 SO2 là oxit axit SO2 + H2O H2SO3 Axit sunfurơ So sánh tính axit H2SO3> H2CO3>H2S Tác dụng với bazo SO2+NaOH à NaHSO3 Natri hidrodsunfit SO2+2NaOHàNa2SO3+ H2O Natri sunfit Hoạt động 3: SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa Kể tên các số oxi hóa có thể có của S? (2 0 +4 +6) Xác định số oxi hóa của S trong SO2 (+4) Nhận xét số oxi hóa của S trong SO2 với các số oxi hóa khác và rút ra kết luận về tính chất hóa học của SO2 (Số oxi hóa trung gianàcó thể tăng hay giảm số oxi hóaàSO2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử) Gíao viên : để thể hiện tính khử thì SO2 sẽ phản ứng với các chất gì? (Chất oxi hóa) Nêu một số chất oxi hóa mà em biết? ( Br2, Cl2) Gíao viên mô tả thí nghiệm: Sục khí SO2 vào dung dịch brom có màu nâu đỏ. Sau khi sục khí SO2: dd brom bị mất màu +4 Từ hiện tượng trên yêu cầu Hs dự đóan phản ứng có xảy ra hay không? Dựa và SGK viết phương trình và cân bằng Giáo viên chỉnh sửa phương trình (nếu có) Yêu cầu Hs xác định số oxi hóa của S trong SO2 trước và sau phản ứng. Từ đó xác định vai trò của SO2 trong phản ứng trên. (+4 lên +6 => SO2 là chất khử. ) Giáo viên nhấn mạnh đây là phản ứng để nhận biết khí SO2 Chúng ta vừa tìm hiểu tính khử của SO2, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tính oxi hóa. Để thể hiện tính oxi hóa thì SO2 sẽ tác dụng với chất gì? (Chất oxi hóa ) +4 Ở tiết trước chúng ta vừa tìm hiểu một hợp chất của S có tính khử mạnh, đó là chất gì? (H2S) Vậy SO2 có phản ứng với H2S không? Nếu có thì sản phẩm tạo ra là gì? Giáo viên mô tả thí nghiệm: Sục khí SO2 vào dd H2S, thì thấy dung dịch bị vẩn đục màu vàng. +4 Từ hiện tượng yêu cầu Hs dự đóan sản phẩm tạo ra. (Màu vàng là S) Viết phương trình và cân bằng Xác định số oxi hóa của S trước và sau phản ứng. Từ đó xác định vai trò SO2 trong phản ứng. (+4 giảm xuống 0 => SO2 là chất oxi hóa) GV kết luận lại lần nữa. SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. 2.SO2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử SO2 -2 0 +4 +6 Oxi hóa Khử Kết luận: SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. a) SO2 là chất khử -2 +1 +6 -1 +1 -2 +1 0 -2 SO2+ Br2 + 2H2O à 2HBr + H2SO4 à nhận biết khí SO2 b) SO2 là chất oxi hóa 0 -2 +1 -2 +1 -2 SO2 + 2H2S à 2H2O + 3S↓vàng SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa Hoạt động 4: Điều chế, ứng dụng của SO2 Dựa vào sgk, nêu ứng dụng của SO2 trong công nghiệp và đời sống Gần đây mới phát hiện đũa ăn một lần có hóa chất. Đũa được tẩy trắng bằng khí SO2( còn có H2O2 oxi già). Nếu dùng với liều lượng cho phép thì SO2 bám vào đũa ít, là khí nên dễ bay hơi khi gắp thức ăn không có hại cho người dùng Các loại đũa, tăm tre hay các sản phẩm sản xuất từ tre, nứa thường được xông SO2 để diệt nấm mốc. Yêu cầu HS quan sát hình 6.5 sgk. Nêu nguyên liệu để điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm? (Na2SO3 và H2SO4) Giáo viên mô tả thí nghiệm và thông báo dùng phương pháp đẩy không khí để thu khí SO2. Tại sao lại dùng phương pháp đó?(dựa vào tính chất vật lý của SO2) (Vì SO2 nặng hơn không khí) Tại sao dùng bông tẩm dd NaOH để đậy bình đựng khí SO2? (SO2 là khí độc nên dùng bông tẩm dd NaOH, khí SO2 tác dụng với dd NaOH và không bay ra ngoài môi trường) Yêu cầu 1 HS lên bảng viết phương trình Giáo viên thông báo:Trong công nghiệp, SO2 được sản xuất bằng cách đốt S hay pirit sắt FeS2 Yêu cầu Hs viết phương trình đốt cháy lưu hùynh. Yêu cầu HS dựa vào SGK viết phương trình điều chế SO2 bằng FeS2 III) Ứng dụng và điều chế SO2 1. Ứng dụng : Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp Chất tẩy trắng Chất chống nấm mốc 2. Điều chế a) Trong phòng thí nghiệm Na2SO3 + H2SO4à Na2SO4 + H2O + SO2↑ b) Trong công nghiệp S +O2 t0 SO2↑ 4FeS2+11O2t02Fe2O3+ 8SO2↑ VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ Củng cố : - Gọi Hs nhắc lại tính chất hóa học của SO2 - Giải nhanh bt 1,2,3/trang 138 sgk - Bằng cách nào phân biệt khí SO2 trong hh khí: SO2, CO2 2. Dặn dò: - Học bài, làm bt trang 138,139/sgk - Xem trước bài 33: AXIT SUNFURIC-MUỐI SUNFAT VII. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .. ............ .......... Ngày tháng năm Ngày tháng năm DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GV HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Phạm Thị Hải Ngọc Vũ Thị Trinh
Tài liệu đính kèm: