Giáo án Hóa học Lớp 10 - Học kỳ I

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Học kỳ I

I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

- Cấu tạo nguyên tử như thế nào? Hạt nhân và lớp vỏ của nguyên tử ra sao?

- Cấu hình electron được viết như thế nào

- Nguyên tố hóa học là gì? Đồng vị là gì?

- Các bài tập liên quan đến nguyên tử, đồng vị và cấu hình electron?

II. NỘI DUNG

NỘI DUNG 1: Thành phần nguyên tử. ( tiết 3 )

 - Thành phần cấu tạo nguyên tử

 - Kích thước, khối lượng nguyên tử

NỘI DUNG 2: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị. ( tiết 4,5,6 )

 - Hạt nhân nguyên tử

 - Nguyên tố hóa học

 - Đồng vị

 - Luyện tập

NỘI DUNG 3: Cấu tạo vỏ nguyên tử, cấu hình electron nguyên tử. ( tiết 7,8,9,10,11 )

 - Sự chuyển động của electron trong nguyên tử

 - Lớp và phân lớp electron

 - Cấu hình electron nguyên tử

 - Đặc điểm electron ngoài cùng

 - Kiểm tra tiết 12

III. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Kiến thức

HS biết và hiểu :

- Thành phần, kích th¬ước và cấu tạo của nguyên tử.

- Điện tích hạt nhân, proton, nơtron, hiện t¬ợng phóng xạ, phản ứng hạt nhân.

- Số khối, đồng vị, nguyên tố hoá học.

- Obitan nguyên tử, lớp electron, phân lớp electron, cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học.

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc lớp electron của nguyên tử các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.

2. Kỹ năng

- Viết cấu hình electron nguyên tử. Giải các bài tập về thành phần, cấu tạo nguyên tử, xác định tên nguyên tố hoá học.

- HS có khả năng tóm tắt tài liệu, trình bày có lập luận.

- Có kĩ năng tự học và học cộng tác theo nhóm, tìm kiếm, xử lí và l¬u giữ thông tin cần thiết từ SGK, SBT, các sách tham khảo hay mạng internet.

 Một số điểm cần l¬ưu ý

- Thành phần, cấu tạo nguyên tử HS đã đ¬ược biết sơ l¬ợc ở lớp 8. Trong chư¬ơng 1, giáo viên cần chú trọng đến đặc điểm về điện tích, khối lư¬ợng của electron, hạt nhân nguyên tử và các hạt thành phần của hạt nhân (proton và nơtron). Các đơn vị như ¬ u (trư¬ớc đây gọi là đvC), angstrom (Å), nm, cu-lông (C), đơn vị điện tích nguyên tố cần đ¬ược lư¬u ý.

- Khái niệm nguyên tố hoá học đ¬ược chính xác hoá hơn so với ch¬ơng trình lớp 8. HS phân biệt các khái niệm nguyên tử, nguyên tố hoá học và đồng vị.

- Nội dung sự chuyển động của electron trong nguyên tử là trọng tâm kiến thức của ch¬ương 1. HS nắm vững các khái niệm như¬ : lớp, phân lớp electron, obitan nguyên tử, cấu hình electron của nguyên tử và đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.

3. Thái độ

- Có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc trong học tập.

- Say mê, hứng thú học tập, yêu thích khoa học.

4. Năng lực

Qua chuyên đề giúp hình thành cho học sinh các năng lực:

- Năng lực sáng tạo.

- Năng lực hợp tác nhóm.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: diễn đạt, trình bày ý kiến, .

- Năng lực tính toán hóa học thông qua việc giải các bài tập.

- Năng lực tư duy logic

- Năng lực tự học

5. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

5.1. Chuẩn bị của giáo viên

 

doc 68 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 933Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1	+ 2	 ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS hệ thống lại kiến thức hóa học cơ bản đã được học ở cấp THCS có liên quan trực tiếp đến chương trình lớp 10.
- Phân biệt các khái niệm cơ bản và triều tượng: Nguyên tử, nguyên tố, phân tử, đơn chất, hợp chất, nguyên chất và hỗn hợp.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng lập công thức, tính theo công thức và phương trình phản, tỉ khối của chất khí,.
- Rèn luyện kỹ năng chuyển đổi giữa khối lượng mol (M), khối lượng chất (m), số mol (n), thể tích khí ở đktc (V) và số mol phân tử chất (A).
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
- Hệ thống câu hỏi và bài tập gợi ý. 
2. Chuẩn bị của HS: 
- Ôn tập các kiến thức thông qua các họat động.
III. Phương pháp giảng day:
	Diễn giảng – thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 GV:Đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Hãy nhắc lại các kiến thức hóa học đã học?
 HS: cần trả lời được đó là : Cấu tạo nguyên tử, các loại phản ứng hóa học, bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tử, nguyên tố, chất.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV:
Họat động của HS
Nội dung
GV:Yêu cầu các nhóm HS nhắc lại các khái niệm: Nguyên tử, nguyên tố, phân tử, đơn chất, hợp chất, nguyên chất và hỗn hợp? Cho ví dụ?
GV:bổ sung và hoàn chỉnh, sau đó yêu câu HS nhắc lại.
GV:tóm tắt lại nội dung trên bảng.
HS: Thảo luận phát biểu, đưa ra ví dụ.
HS: Nhắc lại các khái niệm.
I. Các khái niệm cơ bản:
-Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện.
-Nguyên tố H là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
-Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
-Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
GV:yêu cầu HS nhắc lại khái niệm mol là gì? Khối lượng mol là gì?
GV:lấy ví dụ với Fe và H2 để HS hiểu cụ thể.
GV:chia nhóm HS và yêu cầu mỗi nhóm HS thảo luận cho biết có các công thức tính số mol nào?
GV:bổ sung và tóm tắt thành sơ đồ.
GV:cung cấp ví dụ cho HS các nhóm tính.
HS: trả lời.
HS: thảo luận nhóm và trình bày câu trả lời.
HS: thảo luận tính toán kết quả và trả lời.
II. Mol:
Mol là lượng chất có chứa N(6.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Khối lượng mol (M)là khối lượng tính bằng gam của 1mol chất đó. 
Ví dụ: 1mol Fe có chứa 6.1023 nguyên tử Fe. 1 mol H2 có chứa 6.1023 phân tử H2.
Các công thức tính số mol:
m=n.M
n=V/22.4
m
V
n=m/M
V=n.22.4
n
n=A/N
A=n.N
A
A: số phân tử; n:số mol;V:thể tích ở đktc; m: khối lượng. 
Ví dụ: Tính số mol của: 5,6 gam Fe, 3,36 lít CO2 ở đkc.
nFe=5,6/56=0,1 mol.
n(CO2)=3,36/22,4=0,15 mol.
GV:Yêu cầu các nhóm HS nêu Hóa trị của một nguyên tố? Định luật bảo toàn khối lượng ? 
GV:bổ sung và hoàn chỉnh.
GV: yêu cầu HS nhắc lại nội dung định luật bảo toàn khối lượng.
GV:biểu diễn pư tổng quát và yêu cầu HS cho biết biểu thức.
HS: trả lời.
HS nêu nội dung định luật.
HS: ghi biểu thức tính vào bảng.
III. Hóa trị, định luật bảo tuần khối lượng:
Cách viết CTPT dựa vào hóa trị: AB ax = by
Định luật bảo toàn khối lượng: trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất tham gia pư bằng khối lượng các chất tạo thành.
 A+B-->C+D thì
 mA+mB = mC+mD
GV:cung cấp nội dung bài tập: hãy điền vào ô trống của bảng sau các số liệu thích hợp.
Số p
Số n
Số e
Ngtử 1
19
20
?
Ngtử 2
?
18
17
Ngtư 3
19
21
?
Ngtử 4
17
20
?
 Trong 4 nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
Sau đó mời 2 HS lên bảng trình bày.
HS suy nghĩ và trả lời.
IV) BÀI TẬP:
Số p
Số n
Số e
Ngtử 1
19
20
19
Ngtử 2
17
18
17
Ngtử 3
19
21
19
Ngtử 4
17
20
17
b) Nguyên tử 1 và 3 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì có cùng số p là 19 (nguyên tố ka li)
Nguyên tử 2 và thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì có cùng số p là 17 (nguyên tố Clo)
GV: cung cấp bài tập, yêu cầu HS nhắc lại CT cần vận dụng để áp dụng tính.
HS nhắc lại các CT liên hệ và tính.
Một hỗn hợp khí A gồm 0,8 mol O2; 0,2 mol CO2 và 2 mol CH4 .
Giải:
mA= m(O2)+m(CO2)+m(CH4)
=0,8.32+0,2.44+2.16=66,4 (gam).
Tiết 2
GV:Từ mối quan hệ giữa số mol n và thể tích V trong sơ đồ đưa ra mối quan hệ giữa các giá trị V và n trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
GV: yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về tỉ khối của chất khí.
GV: yêu cầu HS trả lời khối lượng mol của không khí là bao nhiêu? Tỉ khối hơi của khí A so với không khí được tính như thế nào?
HS: phát biểu và viết biểu thức.
HS: trả lời.
I. Tỉ khối của chất khí:
VA=VBnA=nB trong cùng điều kiện T,P.
d = = 
Mkk=29
dA/kk = MA/29
GV:yêu cầu HS nhắc khái niệm về dung dịch và độ tan, viết biểu thức tính.
GV:cho HS nhận xét ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan.
GV:yêu cầu HS nhắc lại thế nào là nồng độ mol, nồng độ %? Viết các công thức tính.
GV:cung cấp thêm các công thức tính khối lượng riêng từ đó yêu cầu các nhóm HS thay thế để tìm ra biểu thức liên hệ giữa nồng đọ mol và nồng độ %.
HS: phát biểu và viết các biểu thức.
HS: trả lời.
HS: trả lời và viết các công thức tính.
HS: thảo luận và trình bày cách thay thế để có biểu thức liên hệ.
II. Dung dịch:
1) Độ tan:
.mdd = mct + mdm
.Độ tan S = .100 (g)
 Đa số chất rắn: S tăng khi to tăng.
Với chất khí: S tăng khi t0 giảm, p tăng.
Nếu mt = S dd bão hòa.
Nếu mt < S dd chưa bão hòa.
Nếu mt > S dd quábão hòa.
2) Nồng độ % và nồng độ mol:
C% = .100 (%) 
 CM = .
d = m/V
=> CM = 
GV:Các hợp chất vô cơ được chia thành bao nhiêu loại? Đó là những loại nào?
GV: Cho mỗi nhóm HS ứng với mỗi loại lấy ví dụ 10 chất và ghi vào bảng.
HS: trả lời.
HS trao đổi và ghi các chất vào bảng trả lời của nhóm mình.
III. Phân loại hợp chất vô cơ:
 chia 4 loại:
a) Oxit:
-Oxit bazơ: CaO, FeO, CuO
-Oxit axit: CO2, SO2,
b) Axit: HCl, H2SO4,
c) Bazơ: NaOH, KOH,
d) Muối: KCl, Na2SO4,
GV: cung cấp nội dung bài tập cho HS vận dụng các công thức về dung dịch để tính toán.
GV:Có phản ứng nào xảy ra? Chất nào còn dư?
GV:yêu cầu HS tính số mol của AgNO3 và HCl.
GV:hướng dẫn tính toán kết quả.
HS đọc đề bài, phân tích và thảo luận với nhóm để tìm cách giải.
HS: trả lời.
HS: tính số mol.
IV) BÀI TẬP:
Cho 500 ml dd AgNO3 1M (d = 1,2 g/ml) vào 300ml dd HCl 2M (d = 1,5g/ml). Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l các chất tạo thành. Giả sử chất rắn chiếm thể tích không đáng kể.
Giải:
nHCl = 0,6 mol; nAgNO3 = 0,5 mol.
Phương trình pứ: AgNO3+HClAgCl+ HNO3
 0,5 0,5 0,5 0,5
HNO3 0,5 mol; HCl còn dư 0,1 mol.
V dd spứ = 0,5 + 0,3 = 0,8 lit
Suy ra: 
CM (HCl) = 0,1/0,8 = 0,125M
CM (HNO3) = 0,5/0,8 = 0,625M
m dd AgNO3 = 500. 1,2 = 600g
m dd HCl = 300. 1,5 = 450g.
m AgCl = 0,5.143,5 = 71,75g
mddspứ = 600 + 450 – 71,75 = 978,25 g
C%(HNO3)=.100 =3,22%
C%(HCl)=.100 = 0,37%
GV: cung cấp bài tập trắc nghiệm, yêu cầu HS nhắc lại CT cần vận dụng để áp dụng tính.
HS nhắc lại các CT liên hệ và tính.
Có 4 chất rắn: CaO, HCl, NaNO3, KCl. Số chất phản ứng với H2O tạo ra bazơ là:
A.1 B.2 C.3 D.4
4. Dặn dò :
- Về nhà xem trước bài mới.
- Làm bài tập sau : Hòa tan 15,5 g Na2O vào nước thu được 0,5 lit dd A.
a)Viết phương trình phản ứng và tính CM của dd A.
b)Tính thể tích dd H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml) cần dùng để trung hòa hết dung dịch A.
c)Tính CM các chất trong dd sau phản ứng.
V. Rút kinh nghiệm:
Chuyên đề:	CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Số tiết: 10
Tiết chương trình: Từ tiết 3 đến tiết 12
@ Lý do chọn chuyên đề:
 Giúp HS biết được: Cấu tạo nguyên tử, cấu tạo hạt nhân, vỏ nguyên tử, nguyên tố hóa học và đồng vị của nguyên tử 
I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
- Cấu tạo nguyên tử như thế nào? Hạt nhân và lớp vỏ của nguyên tử ra sao?
- Cấu hình electron được viết như thế nào
- Nguyên tố hóa học là gì? Đồng vị là gì?
- Các bài tập liên quan đến nguyên tử, đồng vị và cấu hình electron? 
II. NỘI DUNG 
NỘI DUNG 1: Thành phần nguyên tử. ( tiết 3 )
 - Thành phần cấu tạo nguyên tử
 - Kích thước, khối lượng nguyên tử
NỘI DUNG 2: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị. ( tiết 4,5,6 )
 - Hạt nhân nguyên tử
 - Nguyên tố hóa học
 - Đồng vị
 - Luyện tập
NỘI DUNG 3: Cấu tạo vỏ nguyên tử, cấu hình electron nguyên tử. ( tiết 7,8,9,10,11 )
 - Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
 - Lớp và phân lớp electron
 - Cấu hình electron nguyên tử
 - Đặc điểm electron ngoài cùng
 - Kiểm tra tiết 12
III. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
HS biết và hiểu :
- Thành phần, kích thước và cấu tạo của nguyên tử. 
- Điện tích hạt nhân, proton, nơtron, hiện tợng phóng xạ, phản ứng hạt nhân.
- Số khối, đồng vị, nguyên tố hoá học.
- Obitan nguyên tử, lớp electron, phân lớp electron, cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc lớp electron của nguyên tử các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.
2. Kỹ năng
- Viết cấu hình electron nguyên tử. Giải các bài tập về thành phần, cấu tạo nguyên tử, xác định tên nguyên tố hoá học.
- HS có khả năng tóm tắt tài liệu, trình bày có lập luận.
- Có kĩ năng tự học và học cộng tác theo nhóm, tìm kiếm, xử lí và lu giữ thông tin cần thiết từ SGK, SBT, các sách tham khảo hay mạng internet.
Một số điểm cần lưu ý
- Thành phần, cấu tạo nguyên tử HS đã được biết sơ lợc ở lớp 8. Trong chương 1, giáo viên cần chú trọng đến đặc điểm về điện tích, khối lượng của electron, hạt nhân nguyên tử và các hạt thành phần của hạt nhân (proton và nơtron). Các đơn vị như  u (trước đây gọi là đvC), angstrom (Å), nm, cu-lông (C), đơn vị điện tích nguyên tố cần được lưu ý.
- Khái niệm nguyên tố hoá học được chính xác hoá hơn so với chơng trình lớp 8. HS phân biệt các khái niệm nguyên tử, nguyên tố hoá học và đồng vị.
- Nội dung sự chuyển động của electron trong nguyên tử là trọng tâm kiến thức của chương 1. HS nắm vững các khái niệm như : lớp, phân lớp electron, obitan nguyên tử, cấu hình electron của nguyên tử và đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.
3. Thái độ
- Có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc trong học tập.
- Say mê, hứng thú học tập, yêu thích khoa học.
4. Năng lực 
Qua chuyên đề giúp hình thành cho học sinh các năng lực:
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực hợp tác nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: diễn đạt, trình bày ý kiến, ...
- Năng lực tính toán hóa học thông qua việc giải các bài tập.
- Năng lực tư duy logic
- Năng lực tự học
5. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
5.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: 
+ Phóng to hình 1.1 ; 1.2, 1.3, 1.6, 1.11, (SGK).
+ Thiết kế mô phỏng các thí nghiệm SGK trên máy vi tính (có thể dùng phần mềm Powerpoint hoặc Macromedia Flash) để dạy học.
+ Tranh vẽ các đồng vị của hiđro
+ Mô hình thí nghiệm mô phỏng của Tom-xơn phát hiện ra tia âm cực và của Rơ-đơ-pho khám phá ra hạt nhân nguyên tử
 + Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và phân lớp ( hoặc bảng qui tắc Kleckowski); cấu hình e của 20 nguyên tố đầu.
- Học liệu: SGK và các phiếu học tập.
5.2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách, vở, dụng cụ học tập, bảng con
- Đọc trước bài trong sách giáo khoa. 
- Tìm hiểu thêm về cấu trúc của nguy ...  của chất gây nghiện , HIV/AIDS, thư giản, giải tỏa stress
-          Kỹ năng sống về môi trường: phòng tránh thiên tai, chăm sóc và bảo vệ môi trường sống, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
-          Kỹ năng sống về bản thân: kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, xây dựng nhân cách , xác định giá trị cuộc sống
-          Kỹ năng sống về nghề nghiệp: giao tiếp so sánh, phân tích, tổng hợp, sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, quản lí thời gian, làm việc nhóm, diễn đạt, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, soạn thảo văn bản, quản trị công việc
III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
THỰC TRẠNG:
Trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận học sinh thiếu tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật đạo đức, nạo phá thai, xâm phạm tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet Gây bức xúc cho nhà trường, gia đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kĩ năng sống. Do vậy, các trường phổ thông cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử với mọi người xung quanh. Khả năng ứng phó thích hợp trước những tình huông phức tạp muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống.
2.   NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
GIẢI PHÁP 1: Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
           Ngày xưa tôi đi học thầy cô rất quan tâm đến việc giáo dục nề nếp đạo đức , tình cảm  thầy cô bạn bè, cách ứng xử văn hóa Hiện nay, áp lực công việc của giáo viên quá nhiều, nào là hồ sơ giáo án, nào là dự giờ kiểm tra ,nào là các phong trào thi đua chiếm nhiều thời gian, công việc quá lớn. Nhưng  chúng ta đã không vì áp lực công việc mà quan tâm giáo dục chuẩn mực, vì điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các em Nhận thức được điều đó bản thân tôi không chỉ lo dạy kiến thức mà còn quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho các em
           Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: Tự nhận thức,xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ , tự trọng, tự tin Đây là nhóm kĩ năng mà giáo viên cần chú tâm rèn luyện cho học sinh thông qua tính cách của mỗi cá nhân, giúp các em cảm nhận , biết được mình là ai, cả về cá nhân trong mối quan hệ với những người khác và trong tập thể lớp. Nhóm kĩ năng sống này giúp các em luôn cảm thấy tự tin với chính mình trong mọi tình huống ở mọi nơi.
GIẢI PHÁP 2: Giáo dục học sinh quý trọng thời gian và sự chuyên nghiệp trong công việc.
Giáo dục các em biết quý trọng thời gian, thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường và thực sự chuyên nghiệp trong các công việc được giao. Giúp các em hiểu rõ trong thế giới phẳng ngày nay khi Đất Nước hội nhập thế giới một cách sâu rộng, khi con người trở thành công dân toàn cầu thì sự chuyên nghiệp là một yếu tố hết sức quan trọng và có tính quyết định đến tương lai của các em.
Tôi lấy ví dụ: Giờ chào cờ đầu tuần nhà trường đã quy định giờ phải ổn định hàng ngũ để tiến hành chào cờ, tuy nhiên vì những lý do không chính đáng hoặc vì sự thiếu ý thức kỉ luật mà các em sắp hàng chậm trễ. Một điều đáng buồn là một số học sinh thay vì phải chấn chỉnh lại hành vi và hành động của mình chúng ta lại đối phó bằng cách cắt xen thời gian tiết học để xuống sắp hàng trước, đó là một hành động hết sức nguy hiểm, sai lầm và hết sức nghiệp dư.
GIẢI PHÁP 3: Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, dã ngoại.
Trong số các hoạt động thực tiễn, không thể không đề cập đến tham quan dã ngoại. Trong hoạt động tập thể này, học sinh được thực hiên nhiệm vụ, trò chơi theo nhóm,  theo đội, học cách phục tùng các yêu cầu của người điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu chung, diễn đạt ý tưởng của mình nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Có thể nói, tham quan dã ngoại mang nhiều lợi ích trong việc phát triển kĩ năng sống của học sinh:  Đó là sự tự tin, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lý tình huống, sự tò mò và khả năng sáng tạo, kĩ năng giữ an toàn cho cá nhân, kĩ năng tồn tại.
Cụ thể trong những năm gần đây qua các khóa chủ nhiệm tôi luôn tổ chức cho các em đi dã ngoại tập thể , qua đó giúp các em tạo các mối quan hệ thân tình và đoàn kết trong lớp cũng như giúp các em phát triển các kỹ năng như trên.
GIẢI PHÁP 4: Trang trí “Lớp học thân thiện”
Trong những năm qua Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện  - học sinh tích cực” rộng khắp trên cả nước. Ở trong môi trường đó các em được học tập và sinh hoạt trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi như gia đình, điều đó góp phần giúp các em hứng thú trong học tập và đem lại hiệu qua cao trong giáo dục. Nơi đó trường học, lớp học được các em coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em thấy được mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó. Lớp học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường giáo dục các kĩ năng sống cho các em. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập, biết rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá,tư duy sáng tạo Chính vì vậy để giáo dục,rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thành công tôi luôn quan tâm đến việc trang trí “Lớp học thân thiện”. Đưa cây xanh vào lớp học. Theo tôi, lớp học thân thiện phải có cây xanh, bởi lẻ một lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, sẽ giúp các em có một tâm trạng vui tươi nhẹ nhàng với mỗi ngày đến lớp. Nhìn ở phương diện khoa học : cây cỏ lá hoa được ví như lá phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở gọc độ đời sống tinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giản, sảng khoái. Qua đó giáo dục các em tinh thần bảo vệ môi trường sống quanh mình.
GIẢI PHÁP 5: Xây dựng môi trường học tập tích cực.
Ngoài vai trò là một giáo viên chủ nhiệm và cũng là một giáo viên bộ môn, để học sinh tích cực trong học tập, tôi luôn tìm tòi đổi mới cách thức dạy học, luôn tìm tòi các biện pháp cụ thể để xây dựng môi trường thân thiện ngay trong lớp học, làm sao để tạo cho học sinh sự hứng thú, có nhu cầu nhận thức và tích cực chủ động trong việc học tập của mình. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của học sinh,  khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi học sinh. Vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục học sinh như thế nào để em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.
GIẢI PHÁP 6: Tổ chức tiết sinh hoạt lớp hiệu quả.
Thực trạng hiện nay các tiết sinh hoạt lớp của giáo viên trường rất nhàm chán, chúng ta thường biến tiết sinh hoạt lớp thành một màn tra tấn, mà ở đó giáo viên chúng ta vì áp lực thi đua mà biến tiết sinh hoạt lớp thành một buổi luận tội học sinh, từ đó đưa ra các hình phạt để học sinh không tái phạm, theo tôi đó là một sai lầm.
Hãy biến tiết sinh hoạt lớp thành một diễn đàn mà ở đó là nơi chia sẻ những yêu thương, những buồn vui, và hỗ trợ nhau giải quyết những khó khăn của học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm phải biết lắng nghe những phản biện của học sinh, phải để cho các em quyền dân chủ, được nói lên tiếng nói của mình, không áp đặt các khuôn mẫu của mình rồi bắt học sinh làm theo vì như vậy sẽ làm cho các em mất dần khả năng sáng tạo, thiếu tự tin trong công việc sau này.
Công bằng với mọi học sinh trong lớp, thực tế tâm lý một số giáo viên thường cảm tính vì những lý do nào đó mà ta ưu ái một số học sinh nào đó mà vô tình làm tổn thương các em học sinh khác trong lớp, điều đó vô tình đã hằn sâu vào trong kí ức các em sự thiếu công bằng trong xã hội, sự thiếu tự tin, mặc cảm dẫn đến các em thường tự ti và sống khép kín, điều đó có tác hại lớn về hình thành nhân cách của các em sau này.
IV. KẾT LUẬN:
Tóm lại: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp , người giáo viên giữ một vai trò trò rất quan trọng. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn ,trồng cây ,tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc, tạo điều kiện cho hạt giống nảy mầm. Cho nên, bản thân là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo  dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh tốt đẹp mà xã hộ ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói : “nghề dạy học là nghề cao quý nhất tronh tất cả các nghề vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” .
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng những giải pháp của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung thêm.
V. KIẾN NGHỊ:
1.      Đối với lãnh đạo trường:
Cần quan tâm sâu sát hơn vấn đề giáo dục kỹ năng sống của học sinh trong nhà trường.
Tạo ra các sân chơi bổ ích cho các em được vui chơi, được thể hiện mình.
Tạo điều kiện tốt về chính sách, cũng như cơ sở vật chất thuận lợi giúp giáo viên có điều kiện tốt hơn trong công tác chủ nhiệm, cũng như công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2.      Đối với giáo viên.
Để phù hợp với giai đoạn hiện nay tôi nghĩ mỗi giáo viên chủ nhiệm cần đổi mới nội dung, phương pháp và kĩ năng thực hiện chủ nhiệm như sau:
-          Nắm được mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch nhiệm vụ giáo dục dạy học của năm học.
-          Cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm.
-          Hiểu được đặc điểm tâm lí, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh trung học.
-          Biết tổ chức quản lí việc học tập của học sinh nhằm hình thành tích cực, tự lập,tự giác hoàn thành nhiệm vụ.
-          Có kế hoạch nghiên cứu  đặc điểm của từng gia đình và đặc điểm của từng học sinh của lớp chủ nhiệm.
-          Cần năng động,sáng tạo,luôn cập nhật thông tin thường xuyên để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng giai đoạn hiện nay.
-          Yêu nghề, tận tụy với công việc. Thương yêu học sinh như chính con em mình.
-          Tạo tiếng cười trong mỗi tiết học :’’Tiếng cười là liều thuốc bổ’’. Tiếng cười trong dạy học – giáo dục sẽ làm tan đi không  khí căng thẳng của tiết học. không những thế, tiếng cười còn tạo ra sự hưng phấn để kích thích suy nghĩ. Những người thông minh thường có tính hài hước, chính sự hài hước lại tác động vào não để kích thích tư duy. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần vận dụng tính hài hước để thu hút sự chú ý của học sinh, làm tăng tính hấp dẫn của vấn đề cần truyền đạt, giúp quá trình hình thành kiến thức diễn ra tự nhiên và nhẹ nhàng, đem lại kết quả cao. Bên cạnh đó, không  khí lớp học trở nên thân thiện hơn, có hứng thú để bắt đầu những tiết học khác, và để mỗi ngày đến trường là một niềm vui.
 VI. RÚT KINH NGHIỆM
 .  .............................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_hoc_ky_i.doc