I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm vững các kiến thức sau:
- Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong
phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với
kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử .
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Nhân ái - Khoan dung, Chuyên cần - Tiết kiệm, Trách nhiệm - Kỷ luật, Trung thực - Dũng cảm.
- Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học.
- Tích cực, chủ động.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Qua việc thực hiện các hoạt động học trong bài học, HS được rèn luyện về năng lực tự học, năng
lực hợp tác, làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề.
II. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Phương pháp hợp tác nhóm.
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học:
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật động não
- Kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
III.CHUẨN BỊ
Giáo án Hóa học 10 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy: Tiết 37: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm vững các kiến thức sau: - Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn. - Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm. - Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh. - Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng. - Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I. - Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử. - Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm. - Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng. 3. Thái độ: - Nhân ái - Khoan dung, Chuyên cần - Tiết kiệm, Trách nhiệm - Kỷ luật, Trung thực - Dũng cảm. - Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học. - Tích cực, chủ động. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 4. Năng lực: - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực tính toán. - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Qua việc thực hiện các hoạt động học trong bài học, HS được rèn luyện về năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề. II. Phương pháp – kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp: - Phương pháp hợp tác nhóm. - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học: - Kĩ thuật chia nhóm. - Kĩ thuật động não. - Kĩ thuật hỏi và trả lời. - Kĩ thuật sơ đồ tư duy. III.Chuẩn bị 1. GV: - Giáo án điện tử; máy tính; máy chiếu. - Bảng phụ, bút màu ... 2. HS: - Ôn tập kiến thức nguyên tố phi kim (lớp 8, 9). - Chuẩn bị bài thuyết trình (theo nhóm) phiếu học tập số 1. IV. Tiến trình dạy học GV chia lớp thành 4 nhóm và cử ra ban giám khảo gồm: 3 giám khảo và 1 thư ký. 1 Giáo án Hóa học 10 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung Ban giám khảo có trách nhiệm: + Có trách nhiệm cho điểm, ghi điểm các nhóm. + Trung thực, khách quan, công bằng, chính xác. A- Hoạt động trải nghiệm kết nối ( 8 phút) Hoạt động 1: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Phần 1: Khởi động Thực hiện trò chơi “ Đố bạn biết mình là ai” 1. Mình là chất lỏng màu đỏ nâu. Bạn nên cẩn thận khi tiếp xúc với mình. mình rất độc đấy! 2. Nhờ có mình mà các bạn có chảo không dính để chiên trứng và nếu không có mình chắc các bạn sẽ bị sâu răng đấy! 3. Mình không bị bệnh gan đâu, chẳng hiểu sao da mình cứ có màu vàng lục 4. Nếu tìm được mình, bạn sẽ thấy mình ở dạng rắn ( ở đk thường) có mầu đen tím. Trong hợp chất muối mình chống bệnh biếu cổ cho bạn đấy! * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Đội trưởng 4 đội chơi chọn câu hỏi trả lời trong thời gian 1 phút 30 giây. * Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. Các đội chọn gói câu hỏi thảo luận nhanh và trả lời. * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Ban giám khảo cho điểm các nhóm. GVtheo dõi, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết và giám sát ban giám khảo cho điểm. B. Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút) - GV: Nêu tiêu chí chấm điểm các nhóm báo cáo: + Đúng nội dung: 3 đ + Đủ nội dung: 3 đ + Tác phong thuyết trình, hợp tác nhóm: 3 đ + Đảm bảo thời gian: 1 đ Mỗi tiêu chí có những phần không đúng, không đạt yêu cầu trừ 1,0 đ GVcho đại diện các nhóm lên báo cáo phần chuẩn bị Hoạt động 2: I. VỊ TRÍ CỦA NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN Mục tiêu: Biết vị trí của halogen trong bảng tuần hoàn, những nguyên tố nhóm halogen. * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GVgiao phiếu học tập cho HS hoạt động theo nhóm: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Nhóm halogen gồm các ngtố nào? Chúng nằm ở nhóm nào trong bảng HTTH? Ở mỗi chu kì, chúng nằm ở vị trí nào? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhóm halogen gồm : Flo(F); Clo(Cl); Brom (Br), Iot (I), Atatin (At) - Các ngtố halogen thuộc nhóm VIIA. Chúng đứng gần cuối các chu kì, ngay trước các ngtố khí hiếm. * Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm dùng bảng phụ GVđể báo cáo. - Thời gian báo cáo mỗi nhóm tối đa 1 phút 30 giây. - Các nhóm khác nhận xét, bổ xung kiến thức nếu thiếu hoặc sai . * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm đánh giá kết quả theo các tiêu chí chấm điểm. - BGK chấm điểm các nhóm - GVquan sát, hỗ trợ HS các nhóm khi cần thiết. GV: lưu ý HS : Atatin được điều chế nhân tạo bằng các phản ứng hạt nhân . Do đó, có thể xem At là nguyên tố phóng xạ. Ta không nghiên cứu At. Hoạt động 3: II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ, CẤU TẠO PHÂN TỬ: 2 Giáo án Hóa học 10 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung Mục tiêu: Biết cấu hình e chung của nguyên tử các nguyên tố hal, cấu tạo phân tử, tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố hal * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. GVgiao nhiệm vụ phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: (HS sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn để thảo luận nhóm) - Em hãy viết cấu hình electron của F, Cl và rút ra nhận xét? - Vì sao các ngtử halogen không đứng riêng rẽ mà ở dạng 2 ngtử (Cl2, Br2) → Xu hướng liên kết của nguyên tử hal? - Viết quá trình hình thành phân tử hal dựa vào liên kết hóa học đã học ở chương 3 - Dự đoán tính chất hóa học cơ bản của halogen. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. HS các nhóm thực hiện thảo luận trong thời gian 3 phút. - Ngtử có 7e lớp ngoài cùng ( ns2 np5 ) - Ở trạng thái tự do, 2 ngtử halogen góp chung 1 e với nhau tạo 1 lk CHT không cực: .. .. : .X + .. .. . :X → .. .. .... : : :X X → X- X → X2 CT e CT cấu tạo CTPT - Liên kết trong phân tử X2 không bền lắm, dễ bị tách thành 2 ngtử X. ⇒ Trong phản ứng hoá học, các ngtử X dễ thu thêm 1e ⇒ Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh. * Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - 4 nhóm cùng treo bảng kết quả thảo luận nhóm. Nhóm xong trước sẽ báo cáo, 3 nhóm còn lại nêu nhận xét, bổ sung. - GVnêu đáp án chính xác để HS đối chiếu * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm chấm điểm vòng tròn. Ban giám khảo quyết định điểm các nhóm và thống kê điểm. GVkết luận nội dung HS đã trình bày . GVgiao phiếu học tập số 3 Hoạt động 4: III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT Mục tiêu: Biết sự biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, một số tính chất của halogen * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GVgiao nhiệm vụ phiếu học tập số 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: ( HS sử dụng kỹ thuật động não) - Vì sao trong các hợp chất, F chỉ có số oxi hoá -1, các ngtố halogen còn lại, ngoài số oxi hoá -1 còn có +1, +3, +5, +7. - Vì sao tính oxi hoá giảm dần từ F đến I. Sử dụng bảng trong SGK nêu sự biến đổi: 1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất: 2. Sự biến đổi độ âm điện: 3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. HS thực hiện thảo luận trong thời gian 3 phút phiếu học tập số 3. 1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất: Từ F đến I, ta thấy: * Trạng thái tập hợp: khí → lỏng → rắn. * Màu sắc: đậm dần * tonc , tosôi : tăng dần. 2. Sự biến đổi độ âm điện: 3 Giáo án Hóa học 10 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung * Độ âm điện tương đối lớn. * Giảm dần từ F đến I * F có độ âm điện lớn nhất nên chỉ có số oxi hoá -1, 0. Các ngtố halogen khác có số oxi hoá -1, 0, +1, +3, +5, +7 3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất - Các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành(Do lớp e ngoài cùng có cấu hình tương tự nhau ns2 np5) - Halogen là những phi kim điển hình. Tính oxi hoá giảm dần từ Flo đến Iot. - Các đơn chất halogen oxi hoá được + Hầu hết các kim loại→ muối halogenua. + H2 → hợp chất khí không màu hiđro halogenua. (khí này tan trong nước tạo dd axit halogen hiđric) * Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. 4 nhóm cùng treo bảng kết quả thảo luận nhóm. GVnêu đáp án chính xác để HS đối chiếu. * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Các nhóm chấm điểm vòng tròn. GV kết luận nội dung HS đã trình bày. C. Hoạt động luyện tập ( 10 phút) Hoạt động 5: Trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Câu 1 : Trong nhóm halogen, tính oxihoá A. giảm dần từ flo đến iot. B. tăng dần từ flo đến iot. C. giảm dần từ clo đến iot trừ flo. D. tăng dần từ clo đến iot trừ flo. Câu 2: Dãy nào sau đây xếp theo chiều giảm dần tính axit ? A. HCl, HBr, HI, HF. B. HBr, HCl, HF, HI. C. HCl, HI, HBr, HF. D. HI, HBr, HCl, HF. Câu 3: Kết tủa AgCl có màu A.đỏ B.trắng C. Vàng D. vàng đậm * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm. * Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận. Các HS thảo luận nhanh và trả lời. * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Ban giám khảo cho điểm các HS. GVtheo dõi, hỗ trợ các HS khi cần thiết và giám sát ban giám khảo cho điểm. D. Hoạt động vận dụng ( 5 phút) Hoạt động 6: 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập 1: Trong những câu sau đây câu nào không chính xác? a. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hoá mạnh. b. Trong hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá:-1,+1,+3,+5,+7. c. Khả năng oxi hoá của halogen giảm từ flo đến iot. d. Các halogen khá giống nhau về tính chất hoá học. Bài tập 2: Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Halogen là phi kim mạnh vì: a. Phân tử có 1 liên kết cộng hoá trị. b. Có độ âm điện lớn. c. Năng lượng liên kết phân tử không lớn. d. Bán kính nguyên tử nhỏ hơn so với các nguyên tố trong cùng chu kì. Bài tập 3: Hoàn thành các ptpư sau: 4 Giáo án Hóa học 10 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung 1/ Al + I2 2/ Na + Cl2 3/ H2 + Br2 Xác định vai trò của các halogen trong pư? Bài tập 4: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa 0,1mol NaX và 0,1mol NaY (X và Y là các halogen ) thu 33,15gam kết tủa (cho F = 19, Cl = 35,5 ; Br = 80 ; I = 127; Ag = 108). X và Y là A. F, Cl. B. Cl, Br C. Br, I. D. Cl, I. 2. Phương thức tổ chức hoạt động GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập. HS làm việc nhóm hoặc cặp đôi để trao đổi giúp đỡ nhau cùng giải quyết các câu hỏi. Hoạt động chung cả lớp: theo dõi đại diện nhóm báo cáo HS khác góp ý bổ sung. GV giúp đỡ HS nhận ra các chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức- phương pháp giải bài tập. 3 . Sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động: 4. Đánh giá kết quả hoạt động: - Thông qua quan sát : trong quá trình HS hoạt động nhóm, cá nhân GVquan sát các hoạt động của HS các nhóm kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS có biện pháp hỗ trợ hợp lý và kịp thời. - Thông qua báo cáo của HS và sự góp ý bổ xung của các nhóm khác GV chốt các kiến thức để HS hoàn thiện vào vở. E. Hoạt động : Vận dụng, tìm tòi và mở rộng ( 1 phút) a. Mục ... động học A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối( 7 phút) a. Mục tiêu hoạt động Tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức của học sinh. b.Phương thức tổ chức hoạt động: - Hoạt động nhóm : GVyêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1. - Hoạt động chung cả lớp : GVyêu cầu 1 nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung, GVhướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Nêu định nghĩa phản ứng oxi hóa-khử, chất khử, chất oxi hóa. sự khử, sự oxi hóa. 2. So sánh sự biến đổi: + Tính oxihóa của các nguyên tố trong nhóm Halogen, viết phản ứng chứng minh. + Tính axit của các axit tương ứng. * Tính chất hóa học của axit HCl. * Nêu phương pháp điều chế đơn chất halogen, axit halogenhiđric. * Nêu phương pháp điều chế và tính chất của nước given, clorua vôi. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : HS hoàn thành phiếu học tập số 1. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua báo cáo các nhóm, GVkịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. B. Hoạt động hính thành kiến thức Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ a. Mục tiêu hoạt động Củng cố và hệ thống hóa kiến thức về phản ứng oxi hóa- khử, tính chất của đơn chất và hợp chất của các halogen. b.Phương thức tổ chức hoạt động: -GVtrên cơ sở phiếu học tập số 1 , hệ thống lại kiến thức cần nhớ. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : 120 Giáo án Hóa học 10 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung + Định nghĩa phản ứng oxi hóa-khử, chất khử, chất oxi hóa. sự khử, sự oxi hóa + Tính chất các Halogen + Tính axit của các axit tương ứng. + Phương pháp điều chế đơn chất halogen, axit halogenhidric + Phương pháp điều chế và tính chất của nước given, clorua vôi Hoạt động 2 :Luyện tập a. Mục tiêu hoạt động Rèn kỹ năng làm bài tập. b.Phương thức tổ chức hoạt động: - Hoạt động nhóm : GVcho nhóm HS hoàn thành phiếu học tập số 2. - Sau đó GVcho HS hoạt động chung cả lớp bằng cách mời 1 số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Làm bài tập tính toán làm bài học sinh có thể không tìm ra được hướng giải , GVcó thể gợi ý. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài 1. Thiết lập các phương trình phản ứng oxi hóa- khử sau theo phương pháp thăng bằng electron: Zn + HNO3 (loãng) → Zn(NO3)2 + NO↑ + H2O Al + H2SO4 (đặc) → 0 t Al2(SO4)3 + SO2↑ + H2O K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O PbO2 + HCl → 0t PbCl2 + Cl2 + H2O KMnO4 → 0 t K2MnO4 + MnO2 + O2↑ FeCu2S2 + O2 → Fe2O3 + CuO + SO2 ↑ Bài 2. a) Từ MnO2, HCl đặc. Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2, FeCl2 và FeCl3. b) Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2 , HCl và nước Javel . Bài 3. Cho 10,44 (g) MnO2 tác dụng axit HCl đặc. Khí sinh ra (đkc) cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 2 (M). a) Tính thể tích khí sinh ra (đkc). b) Tính thể tích dung dịch NaOH đã phản ứng và nồng độ (mol/l) các chất trong dung dịch thu được. Bài 4. Cho 30,6 g hỗn hợp Na2CO3 và CaCO3 tac dụng vừa đủ với dd HCl 20% tạo thành 6,72 lít khí thoát ra (đktc) và một dung dịch A. a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu ? b. Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng biết đã dùng dư 20% so với lí thuyết ? c. Tính nồng độ C% các chất trong dung dịch A ? Bài 5 Hòa tan 11 g hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe vào V lít dd HCl 0,5M ( d=1,2 g/ml) thì thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) . a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu ? b Tính V và nồng độ % của muối tạo thành sau phản ứng ? Bài 6: Cho dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch FeCl2 10%. Đun nóng trong không khí cho các phản ứng xẩy ra hoàn toàn. Tính nồng độ phần trăm muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng, coi nước bay hơi không đáng kể. Bài 7. Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H2 ở đktc. Mặt khác cho 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl 2 ở đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong 20,4 gam hỗn hợp X. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : học sinh hoàn thành phiếu số 2 - Đánh giá kết quả hoạt động : + Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác. GVđánh giá và cho điểm. 121 Giáo án Hóa học 10 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: Tiết 70: KIỂM TRA HỌC KỲ II A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Cấu tạo nguyên tử, phân tử của halogen, axit clohiđric, oxi, ozon, lưu huỳnh, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit, axit sunfuric. - Tính chất của halogen, axit clohiđric, oxi, ozon, lưu huỳnh, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit, axit sunfuric. - Phương pháp điều chế, ứng dụng của halogen, axit clohiđric, oxi, ozon, lưu huỳnh, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit, axit sunfuric. - Giải thích các hiện tượng cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng. 2. Kĩ năng - Viết PTHH và hiểu vai trò của các chất trong phản ứng. - Giải thích các hiện tượng tự nhiên, hóa học. - Tính tốc độ phản ứng. - Làm bài tập nhận biết, tính toán định lượng, tìm chất và sử dụng các định luật bảo toàn. B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TổngTN TL TN TL TN TL Clo 1 1 1 1 Flo, brom, iot 1 1 1 1 HCl 2 2 2 2 Tốc độ phản ứng 1 1 1 1 Cân bằng hóa học 1 1 1 1 Oxi 1 1 1 1 Ozon 1 1 1 1 Lưu huỳnh 1 1 1 1 2 2 Hiđro sunfua 1 1 1 1 2 2 Lưu huỳnh đioxit, trioxit 1 1 1 1 2 2 Axit sunfuric 2 2 2 2 Tổng hợp 1 1 2 2 3 3 122 Giáo án Hóa học 10 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung Tổng 10 10 1 1 7 7 18 18 C. ĐỀ KIỂM TRA BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - LỚP: 10 - HOÁ HỌC Họ và tên: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Lớp: .. .. Đề: 01 I- Phần trả lời trắc nghiệm: ( 4,0 điểm) Câu 1(a), 2(b), 3(c): Cho 5,6 gam Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư. a) Thể tích khí SO2 (lít) thoát ra ở đktc là: A. 1,12 B. 2,24 C. 3,36 D. 4,48 b) Khối lượng muối thu được là: A. 10 B. 20 C. 30 D. 40 c) Độ giảm của dung dịch sau phản ứng so với dung dịch ban đầu là: A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 4(a), 5(b): Cho 12 gam hỗn hợp Fe, Cu có tỉ lệ số mol là 1:1 vào dung dịch HCl loãng. a) Thể tích khí (lít) thoát ra ở đktc là: A. 1,12 B. 2,24 C. 3,36 D. 4,48 b) Thành phần phần trăm khối lượng của 2 kim loại Fe, Cu trong hỗn hợp lần lượt là: A. 43,75% và 56,25% B. 28,33% và 71,67% C. 45,14% và 54,86% D. 46,67% và 53,33% Câu 6(a), 7(b):Cho các chất sau: H2S, SO2, Na2SO3, SO3, H2SO4, Cl2, BaSO4. a) Số chất vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 b) Số chất tan trong nước cho dung dịch có tính axit là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Cho các dung dịch sau: NaOH, HCl, NaBr có thể dùng hoá chất nào để nhận biết các dung dịch trên? A. Quỳ tím B. phenolphtalein C. AgNO3 D. Tất cả các đáp án Câu 9: Cho hỗn hợp khí O2(1), O3(2), S(3) các chất được sắp xếp theo chiều tăng của tính oxi hoá là: A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2 C. 3, 2, 1 D. 2, 1, 3 Câu 10: Cho 6 gam một kim loại có hoá trị II tác dụng với H2SO4 loãng thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại đó là: A. Mg (24) B. Zn (65) C. Ca (40) D. Ba(137) Câu 11: Cho phản ứng: H2S + SO2 → S + H2O có tổng hệ số của phương trình là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 12: H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh nhờ: A. S-2 B. S0 C. S+4 D. S+6 Câu 13: Cho hỗn hợp Al, Fe, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phần chất rắn không tan là: A. Al, Cu B. Fe, Cu C. Cu D. Fe, Al Câu 14: Để làm tăng tốc độ phản ứng ta có thể A. Đun nóng B. Tăng nồng độ C. Nghiền nhỏ chất phản ứng D. Tất cả các đáp án Câu 15: Cho phản ứng: FeO + H2SO4 đặc, nóng→ Hãy cho biết tổng hệ số của tất cả các chất trong phản ứng? A. 8 B. 9 C. 11 D. 10 II- Phần trả lời tự luận: ( 6,0 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nhận biết các dung dịch sau: NaNO3, Na2SO4, HCl, H2SO4. Câu 2 (1 điểm): Cho 100 g hỗn hợp dung dịch NaOH 4% và KOH 5,6% vào 140ml dung dịch H2SO4 1,25M. Khi cô cạn thu được bao nhiêu gam muối khan? Câu 3 (3,0 điểm): Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl thu được 1,12 lít H2 đktc. Nếu cho 3a gam X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được 8,4 lít SO2 đktc. Tính thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp đầu? 123 Giáo án Hóa học 10 GV: Hoàng Thị Hạnh Dung BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ 2- LỚP: 10 - HOÁ HỌC Họ và tên: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Lớp: .. .. .. Đề: 02 I- Phần trả lời trắc nghiệm: ( 4,0 điểm) Câu 1(a), 2(b), 3(c): Cho 6,4 gam Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư. a) Thể tích khí SO2 (lít) thoát ra ở đktc là: A. 1,12 B. 2,24 C. 3,36 D. 4,48 b) Khối lượng muối thu được là: A. 16 B. 32 C. 48 D. 60 c) Độ giảm (gam) của dung dịch sau phản ứng so với dung dịch ban đầu là: A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 4(a), 5(b): Cho 6 gam hỗn hợp Fe, Cu có tỉ lệ số mol là 1:1 vào dung dịch H2SO4 loãng. a) Thể tích khí (lít) thoát ra ở đktc là: A. 1,12 B. 2,24 C. 3,36 D. 4,48 b) Thành phần phần trăm khối lượng của 2 kim loại Fe, Cu trong hỗn hợp lần lượt là: A. 43,75% và 56,25% B. 28,33% và 71,67% C. 45,14% và 54,86% D. 46,67% và 53,33% Câu 6(a), 7(b):Cho các chất sau: S, SO2, Na2SO3, SO3, H2SO4, BaSO4. a) Số chất vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 b) Số chất tan trong nước cho dung dịch có tính axit là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Cho các dung dịch sau: NaOH, HCl, NaI có thể dùng hoá chất nào để nhận biết các dung dịch trên? A. Quỳ tím B. phenolphtalein C. AgNO3 D. Tất cả các đáp án Câu 9: Cho hỗn hợp khí O2(1), O3(2), S(3) các chất được sắp xếp theo chiều tăng của tính oxi hoá là: A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2 C. 3, 2, 1 D. 2, 1, 3 Câu 10: Cho 10 gam một kim loại có hoá trị II tác dụng với H2SO4 loãng thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại đó là: A. Mg (24) B. Zn (65) C. Ca (40) D. Ba(137) Câu 11: Cho phản ứng: H2S + SO2 → S + H2O có tổng hệ số của các chất phản ứng là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 12: H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh nhờ: A. S-2 B. S0 C. S+4 D. S+6 Câu 13: Cho hỗn hợp Al, Fe, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phần chất rắn không tan là: A. Al, Cu B. Fe, Cu C. Cu D. Fe, Al Câu 14: Để làm tăng tốc độ phản ứng ta có thể A. Đun nóng B. Tăng nồng độ C. Nghiền nhỏ chất phản ứng D. Tất cả các đáp án Câu 15: Cho phản ứng: Fe + H2SO4 đặc, nóng → Hãy cho biết tổng hệ số của tất cả các chất trong phản ứng? A. 17 B. 16 C. 18 D. 14 II- Phần trả lời tự luận: ( 6,0 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nhận biết các dung dịch sau: KNO3, K2SO4, HCl, H2SO4. Câu 2 (1 điểm): Cho 200 g hỗn hợp dung dịch NaOH 2% và KOH 2,8% vào 140ml dung dịch H2SO4 1,25M. Khi cô cạn thu được bao nhiêu gam muối khan? Câu 3 (3 điểm): Cho 2a gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl thu được 2,24 lít H2 đktc. Nếu cho 3a gam X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được 8,4 lít SO2 đktc. Tính thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp đầu? 124
Tài liệu đính kèm: