Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 15 - Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học

Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 15 - Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 – HS biết và hiểu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học vào BTH. Hiểu được cấu tạo của BTH : ô, chu kì, nhóm A, nhóm B.

 – HS hiểu được mối liên quan giữa vị trí và cấu hình electron của nguyên tử.

- Học sinh nắm vững:-Cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hoá học có sự biến đổi tuần hoàn .

 - Số e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của các nguyên tố thuộc nhóm A .

- Học sinh vận dụng : -Nhìn vào vị trí của các nguyên tố thuộc nhóm A -> Số e hoá

trị của nó.Từ đó, dự đoán được tính chất của nguyên tố.

 ->Giải thích sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố.

2. Kỹ năng:

 - Đọc được các thông tin về nguyên tố hoá học ghi trong một ô của bảng. Vận dụng sắp xếp một nguyên tố hoá học vào BTH khi biết cấu hình e của nguyên tử nguyên tố đó và ngược lại.

3. Tư tưởng: Tin tưởng vào khoa học, có ý thức tự giác trong học tập

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 9741Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 15 - Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 05/10/2010
Giảng 07/10/2010
lớp 10A7,9
Giảng 09/10/2010
lớp 10A6,8,10
Tiết 15
 BÀI 8 - SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
	– HS biết và hiểu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học vào BTH. 	Hiểu được cấu tạo của BTH : ô, chu kì, nhóm A, nhóm B.
	– HS hiểu được mối liên quan giữa vị trí và cấu hình electron của nguyên tử.
- Học sinh nắm vững:-Cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hoá học có sự biến đổi tuần hoàn .
 - Số e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của các nguyên tố thuộc nhóm A .
- Học sinh vận dụng : -Nhìn vào vị trí của các nguyên tố thuộc nhóm A -> Số e hoá 
trị của nó.Từ đó, dự đoán được tính chất của nguyên tố.
 ->Giải thích sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố.
2. Kỹ năng:
	- Đọc được các thông tin về nguyên tố hoá học ghi trong một ô của bảng. Vận dụng sắp xếp một nguyên tố hoá học vào BTH khi biết cấu hình e của nguyên tử nguyên tố đó và ngược lại.
3. Tư tưởng: Tin tưởng vào khoa học, có ý thức tự giác trong học tập
II- CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Soạn bài từ sgk. Sbt, stkChuẩn bị Bảng cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A (Bảng 5, sgk Trang 38)
*Học sinh: Soạn bài mới trước khi đến lớp.
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
2. Giảng bài mới:
3.Bài mới:
BÀI 8 - SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
Hoạt động 1:
- Gv:chỉ vào bảng 5-Trang 38 và phát vấn:
- Xét cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố lần lượt qua các chu kì 2,3,4,5,6,7 ,em có nhận xét gì về sự biến thiên của số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm A?
- Xét cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố lần lượt qua các chu kì 2,3,4,5,6,7 .
- Nhận xét : Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tốđược lặp đi lặp lại.Ta nói: chúng biến đổi 1 cách tuần hoàn
I.SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ .
- Xét cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A qua các chu kì.Ta thấy, số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tốđược lặp đi lặp lại.Ta nói: chúng biến đổi 1 cách tuần hoàn.
-Như thế,sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi ĐTHN tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi 1 cách tuần hoàn.
Hoạt động 2:
- GV và HS dựa vào bảng 5-Trang 38 và thảo luận các câu hỏi sau:
- Nhận xét gì về số e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 nhóm A?
- Từ số e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 nhóm A cho biết dữ liệu gì?
- Từ số e hoá trị có xác định được loại nguyên tố không?
- Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e ngoài cùng ,tức là có cùng số e hoá trị.Chính sự giống nhau về cấu hình e ngoài cùng của nguyên tử là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.
- Từ số e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 nhóm A cho biết :
->sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.
->Số e hoá trị.
-Từ số e hoá trị có xác định được loại nguyên tố :
->Nguyên tố s thuộc nhóm IA,IIA.
->Nguyên tố p thuộc nhóm IIIAàVIIIA
II.CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A.
1.Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
- Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e ngoài cùng ,tức là có cùng số e hoá trị.
- Chính sự giống nhau về cấu hình e ngoài cùng của nguyên tử là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.
Số TT của nhóm = Số e ngoài cùng = Số e hoá trị
-Nguyên tố s thuộc nhóm IA,IIA.
-Nguyên tố p thuộc nhóm IIIAàVIIIA.
Hoạt động 3:
-Tên nhóm VIIIA ? Gồm bao nhiêu nguyên tố? Tính chất hoá học đặc trưng?Cấu hình e chung?
- Tên nhóm VIIIA :Nhóm khí hiếm
- Gồm các nguyên tố:He,Ne,Ar,Kr,Xe,Ra
- Tính chất hoá học đặc trưng:không tham gia phản ứng hoá học.
-Cấu hình e chung:ns2np6 (Trừ He)
2. Một số nhóm A tiêu biểu.
a. Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)
*Gồm các nguyên tố: He,Ne,Ar,Kr,Xe,Ra
-Cấu hình e chung:ns2np6 (Trừ He)
-Hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học.
Hoạt động 4:
-Tên nhóm IA ? Gồm bao nhiêu nguyên tố? Tính chất hoá học đặc trưng?Cấu hình e chung?
-Gv gọi Hs lên bảng viết ptpư khi cho Na,K tác dụng với O2,Cl2,H2O.
-Tên nhóm IA :Kim Loại kiềm.
-Gồm các nguyên tố:Li,Na,K,Rb,Cs,Fr*
- Tính chất hoá học đặc trưng:tính khử mạnh.
-Cấu hình e chung:ns1
*PTPƯ:
2Na + O2 à 2Na2O
2K + O2 à 2K2O
2Na + Cl2 à 2NaCl
2K + Cl2 à 2KCl
2Na + 2H2O à 2NaOH + H2
2K + 2H2O à 2KOH + H2
b. Nhóm IA (Nhóm Kim Loại kiềm)
*Gồm các nguyên tố: Li,Na,K,Rb,Cs,Fr*
-Cấu hình e chung: ns1 (Dễ nhường 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)
-Tính chất hoá học: tính khử mạnh.
->T/d với oxi tạo oxít bazơ
->T/d với PK tạo muối
->T/d với nuớc tạo hiđroxít +H2
Hoạt động 5:
-Tên nhóm VIIA ? Gồm bao nhiêu nguyên tố? Tính chất hoá học đặc trưng?Cấu hình e chung?
-Gv gọi Hs lên bảng viết ptpư khi cho Cl2 tác dụng với O2 , Mg , H2.
-Tên nhóm VIIA :Nhóm Halogen
-Gồm các nguyên tố:F,Cl,Br,I,At*
- Tính chất hoá học đặc trưng:tính oxi hoá mạnh.
-Cấu hình e chung:ns2 np5 
*PTPư:
2Cl2 + O2à 2Cl2O
Mg + Cl2à MgCl2
Cl2 + H2 à 2HCl
c. Nhóm VIIA (Nhóm Halogen)
*Gồm các nguyên tố: F,Cl,Br,I,At*
-Cấu hình e chung: ns2 np5 (Dễ nhận 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)
-Tính chất hoá học: tính oxi hoá mạnh.
->T/d với oxi tạo oxít axít
->T/d với KL tạo muối
->T/d với H2 tạo hợp chất khí.
3. Củng cố: - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử các nguyên tố:
à Cấu hình e cũng được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì,do Z tăng-> Có sự biến đổi tuần 
hoàn tính chất.
 - Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A (Số TT của 
nhóm = Số e ngoài cùng = Số e hoá trị)
 -1 số nhóm A tiêu biểu.(IA,IIA,VIIIA)
4. Dặn dò: 
-Về nhà làm BT 1-7 trang 41
 	- Chuẩn bị BÀI 9: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN 
TỐ HOÁ HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN.
(1)Thế nào là tính KL,tính PK của các nguyên tố? Sự biến đổi tuần hoàn tính kL, tính 
PK?
(2) Khái niệm ĐAĐ ? Sự biến đổi tuần hoàn về ĐAĐ?
(3) Sự biến đổi tuần hoàn hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđrô ?
(4) Sự biến thiên tính chất oxít và tính hiđroxit của các nguyên tố nhóm A?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 15.doc