Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 37 đến 50 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Quỳnh Dung

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 37 đến 50 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Quỳnh Dung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Vị trí nhóm Halogen trong bảng tuần hoàn.

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.

- Cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh.

- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.

- Viết được cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tử F, Cl, Br, I.

- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.

- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hóa mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

2. Năng lực:

a. Năng lực tự học: Đọc bài, tham khảo tài liệu biết được một số ứng dụng của Halogen

b. Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Từ vị trí của các nguyên tố so sánh được tính oxi hoá của các nguyên tố Halogen

c. Năng lực hợp tác nhóm của HS: Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung.

d. Một số năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng các thuật ngữ hoá học, viết công thức hoá học của các hợp chất hoá học, viết PTHH, viết cấu hình electron nguyên tử

3. Phẩm chất :

- Tự giác trong học tập, hoạt động nhóm

- Rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học.

- Biết học hỏi, có ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ học tập, với môi trường và cộng đồng.

- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh.

 

doc 33 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 37 đến 50 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Quỳnh Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25.12.2021
Ngày giảng: 27.12.2021
Tiết PPCT: 37
CHƯƠNG 6: HALOGEN
Bài 21: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
Môn: Hoá học lớp 10. Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Vị trí nhóm Halogen trong bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh.
- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.
- Viết được cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tử F, Cl, Br, I.
- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hóa mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
2. Năng lực:
a. Năng lực tự học: Đọc bài, tham khảo tài liệu biết được một số ứng dụng của Halogen
b. Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Từ vị trí của các nguyên tố so sánh được tính oxi hoá của các nguyên tố Halogen 
c. Năng lực hợp tác nhóm của HS: Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung. 
d. Một số năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng các thuật ngữ hoá học, viết công thức hoá học của các hợp chất hoá học, viết PTHH, viết cấu hình electron nguyên tử
3. Phẩm chất : 
- Tự giác trong học tập, hoạt động nhóm
- Rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học.
- Biết học hỏi, có ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ học tập, với môi trường và cộng đồng.
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên (GV)
- SGK, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập.
- Thiết bị thí nghiệm hoặc video về một số nội dung liên quan đến bài học 
2. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Ổn định lớp: Điểm danh học sinh ghi vắng vào sổ đầu bài
Lớp 10A2: ....................................... 
Lớp 10A6: .......................................
* Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1) Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS về Clo mà các em đã được học ở THCS tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Rèn kỹ năng tư duy, 
- Phát triển năng lực hợp tác và sử dụng ngôn ngữ hóa học.
2) Nội Dung: Thực hiện trò chơi “ Đố bạn biết mình là ai”
3) Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi trong trò chơi của GV
4) Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giao câu hỏi cho các nhóm HS
1. Mình là chất lỏng màu đỏ nâu. Bạn nên cẩn thận khi tiếp xúc với mình.mình rất độc đấy!
2. Nhờ có mình mà các bạn có chảo không dính để chiên trứng và nếu không có mình chắc các bạn sẽ bị sâu răng đấy!
3. Mình không bị bệnh gan đâu, chẳng hiểu sao da mình cứ có màu vàng lục 
4. Nếu tìm được mình, bạn sẽ thấy mình ở dạng rắn ( ở đk thường) có mầu đen tím. Trong hợp chất muối mình chống bệnh biếu cổ cho bạn đấy!
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
	Đội trưởng 4 đội chơi chọn câu hỏi trả lời trong thời gian 1 phút 30 giây.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
	Các đội chọn gói câu hỏi thảo luận nhanh và trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
	Ban giám khảo cho điểm các nhóm.
	GVtheo dõi, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết và giám sát ban giám khảo cho điểm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1. VỊ TRÍ CỦA NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
1) Mục tiêu: Biết vị trí của halogen trong bảng tuần hoàn, những nguyên tố nhóm halogen.
- Kỹ năng quan sát 
- Phát triển năng lực hợp tác và sử dụng ngôn ngữ hóa học.
2) Nội dung: HS thảo luận thực hiện phiếu HT1
3) Sản phẩm: 
- Nhóm halogen gồm: Flo(F); Clo(Cl); Brom (Br), Iot (I), Atatin (At) 
- Các ngtố halogen thuộc nhóm VIIA. Chúng đứng gần cuối các chu kì, ngay trước nhóm khí hiếm.
4) Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GVgiao phiếu học tập cho HS hoạt động theo nhóm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Nhóm halogen gồm các ngtố nào? Chúng nằm ở nhóm nào trong bảng HTTH? 
Ở mỗi chu kì, chúng nằm ở vị trí nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS các nhóm thực hiện thảo luận trong thời gian 5 phút.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	- Các nhóm dùng bảng phụ GVđể báo cáo. 
	- Thời gian báo cáo mỗi nhóm tối đa 1 phút 30 giây.
	- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung kiến thức nếu thiếu hoặc sai .
Bước 4: Kết luận, nhận định
	- Các nhóm đánh giá kết quả theo các tiêu chí chấm điểm.
	- BGK chấm điểm các nhóm 
	- GVquan sát, hỗ trợ HS các nhóm khi cần thiết. 
GV: lưu ý HS: Atatin được điều chế nhân tạo bằng các phản ứng hạt nhân. Do đó, có thể xem At là nguyên tố phóng xạ. Ta không nghiên cứu At.
Hoạt động 2. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ, CẤU TẠO PHÂN TỬ:
1) Mục tiêu:
- KT: Biết cấu hình e chung của nguyên tử các nguyên tố hal, cấu tạo phân tử, tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố hal
- Kỹ năng: viết cấu hình electron, công thức electron, CTCT, dự đoán tính chất 
- Phát triển năng lực: hợp tác và sử dụng ngôn ngữ hóa học.
2) Nội dung: Thực hiện phiếu học tập 2
3) Sản phẩm: 
- Ngtử có 7e lớp ngoài cùng (ns2np5)
- Ở trạng thái tự do, 2 ngtử halogen góp chung 1 e với nhau tạo 1 lk CHT không cực:
	 + ®® X- X ® X2
 CT e CT cấu tạo CTPT
- Liên kết trong phân tử X2 không bền lắm, dễ bị tách thành 2 ngtử X. 
Þ Trong phản ứng hoá học, các ngtử X dễ thu thêm 1e Þ Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh.
4) Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GVgiao nhiệm vụ phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
(HS sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn để thảo luận nhóm)
- Em hãy viết cấu hình electron của F, Cl và rút ra nhận xét?
- Vì sao các ngtử halogen không đứng riêng rẽ mà ở dạng 2 ngtử (Cl2, Br2)® Xu hướng liên kết của nguyên tử hal?
- Viết quá trình hình thành phân tử hal dựa vào liên kết hóa học đã học ở chương 3
- Dự đoán tính chất hóa học cơ bản của halogen.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS các nhóm thực hiện thảo luận trong thời gian 3 phút.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- 4 nhóm cùng treo bảng kết quả thảo luận nhóm. Nhóm xong trước sẽ báo cáo, 3 nhóm còn lại nêu nhận xét, bổ sung.
- GVnêu đáp án chính xác để HS đối chiếu 
Bước 4: Kết luận nhận định: 
- Các nhóm chấm điểm vòng tròn. Ban giám khảo quyết định điểm các nhóm và thống kê điểm.
GV kết luận nội dung HS đã trình bày .
GV giao phiếu học tập số 3
Hoạt động 3. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT
Mục tiêu:
- KT: Biết sự biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, một số tính chất của halogen
- Kỹ năng vận dụng, diễn đạt.
- Phát triển năng lực hợp tác và sử dụng ngôn ngữ hóa học.
2) Nội dung: Thực hiện phiếu học tập 3
 3) Sản phẩm: 
1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất:
 Từ F đến I, ta thấy:
 * Trạng thái tập hợp: khí ® lỏng ® rắn.
 * Màu sắc: đậm dần
 * tonc , tosôi : tăng dần.
2. Sự biến đổi độ âm điện:
 * Độ âm điện tương đối lớn.
 * Giảm dần từ F đến I
 * F có độ âm điện lớn nhất nên chỉ có số oxi hoá -1, 0.
Các ngtố halogen khác có số oxi hoá -1, 0, +1, +3, +5, +7
3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất
- Các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành(Do lớp e ngoài cùng có cấu hình tương tự nhau ns2 np5) 
- Halogen là những phi kim điển hình. Tính oxi hoá giảm dần từ Flo đến Iot.
- Các đơn chất halogen oxi hoá được 
 + Hầu hết các kim loại® muối halogenua.
 + H2® hợp chất khí không màu hiđro halogenua.
 (khí này tan trong nước tạo dd axit halogen hiđric)
 4) Tổ chức hoạt động:
Nước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GVgiao nhiệm vụ phiếu học tập số 3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3:
( HS sử dụng kỹ thuật động não)
- Vì sao trong các hợp chất, F chỉ có số oxi hoá -1, các ngtố halogen còn lại, ngoài số oxi hoá -1 còn có +1, +3, +5, +7.
- Vì sao tính oxi hoá giảm dần từ F đến I.
- Sử dụng bảng trong SGK nêu sự biến đổi:
1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất:
2. Sự biến đổi độ âm điện:
3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
HS thực hiện thảo luận trong thời gian 3 phút phiếu học tập số 3.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận.
4 nhóm cùng treo bảng kết quả thảo luận nhóm. GVnêu đáp án chính xác để HS đối chiếu.
Bước 4. Kết luận, nhận định.
- GV nhận xét, kết luận nội dung HS đã trình bày và chốt kiến thức 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
1) Mục tiêu:
- Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập trắc nghiệm 
- Phát triển năng lực hợp tác và sử dụng ngôn ngữ hóa học.
2) Nội dung vận dụng kiến thức đã học trả lời Trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm
3) Sản phẩm
4) Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS
Câu 1: Trong nhóm halogen, tính oxi hoá 
A. giảm dần từ flo đến iot.	B. tăng dần từ flo đến iot.
C. giảm dần từ clo đến iot trừ flo.	D. tăng dần từ clo đến iot trừ flo.
Câu 2: Dãy nào sau đây xếp theo chiều giảm dần tính axit ?
A. HCl, HBr, HI, HF.	B. HBr, HCl, HF, HI.
C. HCl, HI, HBr, HF.	D. HI, HBr, HCl, HF.
Câu 3: Kết tủa AgCl có màu 
A.đỏ 	B.trắng 	C. Vàng D. vàng đậm 
Câu 4: Trong những câu sau đây câu nào không chính xác?
A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hoá mạnh.
B. Trong hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá:-1,+1,+3,+5,+7.
C. Khả năng oxi hoá của halogen giảm từ flo đến iot.
D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hoá học. 
Câu 5: Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:Halogen là phi kim mạnh vì:
A. Phân tử có 1 liên kết cộng hoá trị.
B. Có độ âm điện lớn.
C. Năng lượng liên kết phân tử không lớn.
D. Bán kính nguyên tử nhỏ hơn so với các nguyên tố trong cùng chu kì.
Câu 6: Hoàn thành các ptpư sau:
1/ Al + I2	 2/ Na + Cl2	 3/ H2 + Br2
Xác định vai trò của các halogen trong pư?
Câu 7: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa 0,1mol NaX và 0,1mol NaY (X và Y là các halogen ) thu 33,15gam kết tủa (cho F = 19, Cl = 35,5 ; Br = 80 ; I = 127; Ag = 108). X và Y là 
	A. F, Cl. B. Cl, BrC. Br, I.	 D. Cl, I.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
Các HS thảo luận nhanh và trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV nhận xét và bổ sung, chốt lại kết quả.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1). Mục tiêu hoạt động
Thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
2) Nội dung: 
1. Nêu một số muối thường gặp trong đời sống hằng ngày?
- Tác dụng đến môi trường và sức khỏe của con người.
2. Tìm hiểu về hiện tượng “ nhiễm mặn” ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh hưởng của hiện tượng “ nhiễm mặn” đến đời sống và sản xuất?
3) Sản phẩm
- Sản phẩm: Bài viết của các nhóm.
- Kiểm tra, đánh giá: Thu bài viết của các nhóm; đại diện một nhóm lên trình bày câu 1 vào đầu giờ tiết sau.
GVcần kịp thời động viên, khích lệ HS.
4). Tổ chức hoạ ... 12 lít.
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 24,375.	B. 19,05.	C. 12,70.	D. 16,25.
Câu 22: Bằng phương pháp hóa học nhận biết 3 lọ dung dịch mất nhãn: HCl; NaCl; HNO3 
- Thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
- Báo báo thảo luận: 
+ GV thu một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. 
- Kết luận, nhận định: GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG: 
a) Mục tiêu Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế
b) Nội dung thực hiện nội dung phiếu học tập số 05
c) Sản phẩm
Câu 1: Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natrisunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Cây cối xung quanh nhà máy bị chết rất nhiều vì trong khí thải có khí HCl khí này nặng hơn không khí nên dù xây ông khói cao nhưng nó vẫn bị gió thổi từ từ chìm xuống mặt đất.
Đặc biệt là trong không khí ẩm, HCl biến thành axit HCl ở dạng sol khí như sương mù. Axit làm cháy lá chết cây gây nhiều bệnh nguy hiểm về hô hấp cho dân cư sống xung quanh nhà máy.
Câu 2: Dung dịch muối ăn (NaCl) có nồng độ muối cao hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu qua màng tế bào, nước đi ra, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt. Do tốc độ thẩm thấu chậm nên việc sát trùng chỉ có hiệu quả khi ngâm rau sống trong nước muối từ 10 -15 phút.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: hoạt động nhóm, thảo luận nội dung phiếu học tập 05
Phiếu học tập số 05
Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natrisunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới 300m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khi khí hậu ẩm. Hãy giải thích những hiện tượng trên.
Trước khi ăn rau sống, người ta thường ngâm chúng trong dung dịch muối ăn trong thời gian từ 10 - 15 phút để sát trùng. Vì sao dung dịch muối ăn (NaCl) có tính sát trùng? Vì sao cần thời gian ngâm rau sống dài như vậy?
- Thực hiện nhiệm vụ: học sinh tìm hiểu ở nhà, viết báo cáo.
- Báo báo kết quả: 
+ Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch).
+ Yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo.
- Kết luận, nhận định: Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS.
Ngày soạn: 12.02.2022
Ngày giảng: 15.02.2022
Tiết PPCT: 50
Bài 30: LƯU HUỲNH
Môn: Hoá học lớp 10. Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS nêu được:
- Vị trí, cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh.
-TCHH của Lưu huỳnh: vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh)
2. Năng lực:
a. Năng lực tự học: HS tự đọc và tìm hiểu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của S, hai dạng thù hình của S, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và sản xuất S. 
b. Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Đề xuất phương án nhận biết ion Halogenua, cách giải các BT tính toán có liên quan.
c. Năng lực hợp tác nhóm của HS: Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung. 
d. Một số năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh. Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Năng lực tính toán: Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.
- Năng lực quan sát: Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng hoá học vào thực tiễn: để phát hiện, giải thích một số vấn đề trong học tập và trong thực tiễn đời sống liên quan đến nội dung bài học như: Tại sao lại rắc bột lưu huỳnh lên thuỷ ngân khi nhiệt kết thuỷ ngân bị vỡ. Vận dụng được hiểu biết ứng dụng thực tế các chất vào cuộc sống thường ngày
3. Phẩm chất: 
-Tự giác trong học tập, hoạt động nhóm
- Rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học.
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ học tập, trung thực trong việc báo cáo kết quả học tập, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- SGK, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
2. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Ổn định lớp: Điểm danh học sinh ghi vắng vào sổ đầu bài
Lớp 10A2: ....................................... 
Lớp 10A6: .......................................
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu hoạt động
Tạo hứng thú cho HS khi bước vào tiết học, rèn năng lực hợp tác
b. Nội dung hoạt động: HSHĐ các nhân, cặp đôi
Câu hỏi chiếu lên:
1. Hoàn thành phương trình phản ứngsau và xác định vai trò của các chất trong phản ứng?
S + O2 → 
Fe + O2 →
S + F2 →
S + H2 →
2. Tại sao khi nhiệt kế bằng thủy ngân bị vỡ người ta lại rắc bột lưu huỳnh vào chỗ có thủy ngân?
c. Sản phẩm
Sản phẩm: HS viết đúng các phương trình trong câu hỏi 1
Phản ứng Hg với S xảy ra ngay tại nhiệt độ thường tạo muối không bay hơi.
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ
GV trình chiếu các câu hỏi và tổ chức hoạt động theo kỹ thuật Think-Pair-Share. 
- Thực hiện nhiệm vụ
+ HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi
+ HS thảo luận theo cặp đôi.
Dự kiến 1 số khó khăn vướng mắc của HS:
Câu hỏi số 2 HS sẽ khó khăn vì chưa biết Hg là chất độc dễ bay hơi và dễ phản ứng với S
- Báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên một số học sinh của các nhóm để báo cáo
- Kết luận, nhận định:
+ GV tổng kết kiến thức, đặt vấn đề, ngoài các phản ứng hóa học trên, lưu huỳnh còn có tính chất hóa học nào nữa?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Vị trí, cấu hình electron nguyên tử lưu huỳnh 
a. Mục tiêu hoạt động: Xác định được vị trí, CHe nguyên tử S.
b. Nội dung hoạt động:
HS hoạt động cá nhân: viết cấu hình e nguyên tử S, xác định vị trí nguyên tố lưu huỳnh trong BTH.
c. Sản phẩm
- Cấu hình e nguyên tử: 1s22s22p63s23p4, Lớp ngoài cùng có 6e.
- Ô 16, nhóm VIA. chu kì 3.
d. Tổ chức hoạt động: 
- Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS viết cấu hình e nguyên tử S và xác định vị trí nguyên tố S trong BTH
- Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi
- Báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên một học sinh để báo cáo
- Kết luận, nhận định:
+ HS khác theo dõi nhận xét.
+ GV tổng kết, chốt kiến thức.
Nội dung 2: Tính chất vật lí của lưu huỳnh 
a. Mục tiêu hoạt động
HS biết trạng thái, màu sắc và 2 dạng thù hình của S.
b. Nội dung hoạt động: HS tự đọc và tìm hiểu kiến thức qua SGK, tài liệu.
c. Sản phẩm
Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh tà phương.
Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và 1 số tính chất vật lí nhưng tính chất hóa học giống nhau.
d. Phương thức tổ chức hoạt động: GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động này ở nhà
Nội dung 3: Tính chất hóa học 
a. Mục tiêu hoạt động
Biết được S có cả tính Oxi hóa và tính khử, tiến hành các thí nghiệm, viết các phương trình phản ứng chứng minh.
b. Nội dung hoạt động: HĐ nhóm
HS chia lớp thành 4 nhóm thảo luận câu hỏi trong phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1.Dựa vào đặc điểm lớp e ngoài cùng, so sánh độ âm điện của S với oxi và flovà dự đoán tính chất hóa học của S? Mỗi tính chất hãy lấy 2 PTHH chứng minh. Nêu các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất? 
2. Tiến hành thí nghiệm 3, 4 bài thực hành số 4. Nêu hiện tượng thí nghiệm, viết PTHH xảy ra, xác định vai trò các chất trong phản ứng. Từ đó So sánh tính oxi hóa của lưu huỳnh với tính oxi hóa của Oxi? 
Sau khi hoàn thành, đại diện 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
c. Sản phẩm
CH electron:1s2 2s2 2p63s23p4
Có 6e ngoài cùng nên dễ nhận 2 e, thể hiện tính oxi hóa.
Ngoài ra có tính khử khi tham gia phản ứng với những phi kim mạnh hơn.
Các số oxi hóa trong hợp chất: -2, 0, +2, +4, +6 
1 Tác dụng với kim loại và hidro.(S thể hiện tính oxi hóa)
 + (hỗn hợp đỏ rực)
 + 
 + 
2. Tác dụng với phi kim (S thể hiện tính khử)
 + (bột lưu huỳnh cháy sáng với ngọn lửa màu xanh mờ)
-> Tính oxi hóa của oxi mạnh hơn lưu huỳnh.
 + 3
3. Tác dụng với 1 số hợp chất có tính oxi hóa mạnh
S + HNO3 → H2SO4+6NO2+2H2O
S + H2SO4đ → SO 2 + H2O
S + KClO3 → KCl + SO 2
d. Phương thức tổ chức hoạt động: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia nhóm HS HĐ theo nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
- Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động theo nhóm hoàn thành yêu cầu GV giao
- Báo cáo kết quả: GV gọi đại diện 2 nhóm để báo cáo
- Kết luận, nhận định:
+ HS khác theo dõi nhận xét.
+ GV tổng kết, chốt kiến thức về TCHH của lưu huỳnh
Nội dung 4: Ứng dụng, trạng thái tự nhiên, sản xuất S 
a. Mục tiêu hoạt động
Biết được ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên, cách sản xuất S
b.Nội dung hoạt động:
HS tự nghiên cứu SGK và nêu ứng dụng, trạng thái tự nhiên, cách sản xuất S
c. Sản phẩm
- 90% lượng S khai thác để sản xuất axit sunfuric
- Trong tự nhiên, S có nhiều ở dạng đơn chất (mỏ S) và có cả ở dạng hợp chất
- Nén nước siêu nóng vào mỏ S để khai thác S
d. Phương thức tổ chức hoạt động: GV yêu cầu HS tham khảo SGK nêu ứng dụng, trạng thái tự nhiên, cách khai thác S.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động
Vận dụng kiến thúc vừa học giải quyết bài tập
b. Nội dung:
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm hoàn thành Bài tập trong phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng theo phản ứng sau :
S + KOH K2S + K2SO3 + H2O
Tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa và số nguyên tử lưu huỳnh bị khử là : 
A. 2 : 1. 	B. 1 : 2.	C. 1 : 3. 	D. 2 : 3.
Câu 2: Kết luận gì có thể rút ra được từ 2 phản ứng sau :
H2 + S H2S 	(1) 	
S + O2 SO2 	(2)
A. S chỉ có tính khử.	B. S chỉ có tính oxi hóa.
C. S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.	D. S chỉ tác dụng với các phi kim.
Câu 3: Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách:
A. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.	B. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân
C. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.	D. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập
d. Phương thức tổ chức hoạt động: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập
- Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập
- Báo cáo kết quả: GV gọi 1 HS đại diện nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
- Kết luận, nhận định:
+ HS khác theo dõi nhận xét.
+ GV tổng kết, chốt kiến thức về trọng tâm kiến thức của bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_37_den_50_nam_hoc_2021_2022_le_t.doc